Thực trạng xuất khẩu dệt may VN sang EU trong thời gian qua:

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế" (Trang 26 - 33)

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu và năng lực cạnh tranh của dệt may VN trên thị trường EU từ 2000-

2.1.1. Thực trạng xuất khẩu dệt may VN sang EU trong thời gian qua:

2.1.1.1. Kim ngạch XK:

Hiện tại, Việt Nam đang đứng trong top 10 trong số 56 nước sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới.

a. Kim ngạch xuất khẩu dệt may VN trong thời gian qua:

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong thời gian qua liên tục tăng, với giá trị kim ngạch lớn, hàng năm dệt may đã mang về cho nước ta không ít ngoại tệ. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam chỉ đạt khoảng 1,9 tỉ USD, đến năm 2002 đã đạt 2,7 tỉ USD, tăng 38,3%. Năm 2003 đạt 3,6 tỉ USD, tăng 32,1%. Năm 2004 và 2005 đều đạt kim ngcạh trên 4 tỉ USD, năm 2006 đạt 5,8 tỉ và đén năm 2007 đã đạt vượt mức trên 7 tỉ USD, gấp 4 lần so với năm 2001.

Năm 2007 là năm thành công của ngành dệt may Việt Nam trên thương trường quốc tế với việc đem về 7,8 tỷ ngoại tệ và lọt vào Top 10 “đại gia” xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới. Đây là cơ sở để Bộ Công thương đặt ra chỉ tiêu 9,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cho năm 2008. Mặc dù tự nhận mục tiêu này khả thi nhưng năm 2008 vẫn được dự báo là năm “căng thẳng” với ngành dệt may Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam từ 2001 đến 2008

b. Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường EU:

Vụ Xuất nhập khẩu Bộ Công thương cho biết: Với vị trí thứ hai sau Hoa Kỳ, EU luôn được coi là thị trường tiềm năng và truyền thống của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam. Trong những năm gần đây xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này đều duy trì được mức tăng trưởng khá.

Trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang EU, hàng dệt may có kim ngạch đứng thứ hai sau giày dép. Số liệu thống kê cho thấy, nếu năm 2003 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU chỉ đạt 537,1 triệu USD, đến năm 2004 đã tăng lên mức 760 triệu USD, năm 2005 tiếp tục tăng lên mức 882,8 triệu USD, năm 2006 vượt qua ngưỡng 1 tỷ USD (đạt 1,245 tỷ USD), năm 2007 ước đạt 1,432 tỷ USD, tăng 15% so năm 2006, tăng 62,2% so năm 2005, gấp gần 3 lần so năm 2003. Trước năm 2005, dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU còn phải chịu hạn ngạch, do đó, mặc dù kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này trong thời gian này vẫn liên tục tăng nhưng giá trị kim ngạch và tốc độ tăng vẫn còn hạn chế. Kể từ 2005, EU đã bãi bỏ hạn ngạch với dệt may Việt Nam. Đây là dấu mốc quan trọng cho tiến trình phát triển ngành dệt may nói chung và dệt may xuất khẩu sang thị trường EU nói riêng. Nhờ đó, năm 2006 đã được coi là năm thành công vượt bậc cho dệt may Việt Nam trên thị trường EU với giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,2 tỉ USD.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU:

Năm

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

sang EU (Triệu USD) Tỉ lệ tăng trưởng so với cùng kì năm ngoái (%) 2003 537,1 _ 2004 760 41,5 2005 882,8 16,2 2006 1245 41,1 2007 1432 15

Theo các chuyên gia Vụ Xuất nhập khẩu, đặc điểm của khu vực thị trường EU là nhiều thị trường “ngách” có mức sống và nhu cầu hàng dệt may rất đa dạng từ hàng có phẩm cấp thấp đến hàng có chất lượng cao phù hợp năng lực sản xuất nhiều thành phần của Việt Nam.

Tuy nhiên, việc mất giá của đồng đôla Mỹ so với đồng Euro là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu sang thị trường này. Năm 2008, EU cũng sẽ bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc và sẽ áp dụng một hệ thống giám sát “kiểm tra kép” để theo dõi việc cấp phép xuất khẩu hàng dệt may tại Trung Quốc và việc nhập khẩu mặt hàng này vào EU. So với trước đây, rõ ràng từ năm 2008 xuất khẩu của Trung Quốc sang EU sẽ thuận lợi hơn. Và như thế, các nước xuất khẩu hàng dệt may sẽ không dễ dàng nếu muốn tăng thị phần tại EU, bởi hàng dệt may của các nước trong đó có Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn với hàng dệt may Trung Quốc vốn có năng lực cạnh tranh lớn do chủ động được nguyên phụ liệu và có khả năng đáp ứng nhiều loại phẩm cấp hàng hoá.

Theo kế hoạch của Bộ Công Thương, xuất khẩu hàng dệt may trong năm 2008 là 9,5 tỷ USD, tăng 21,8% so ước thực hiện năm 2007.Trong đó dự kiến thị trường Hoa Kỳ ước đạt từ 5,3 đến 5,5 tỷ USD, thị trường EU đạt khoảng 1,6 đến 1,8 tỷ USD, thị trường Nhật đạt khoảng 800 triệu USD.

Các chuyên gia Vụ Xuất nhập khẩu cho rằng: Hoa Kỳ và EU đang có đề xuất trong khuôn khổ WTO dự thảo thoả thuận quy định về nhãn mác đối với hàng dệt may, giày dép và hàng du lịch. Theo đó, hàng dệt may xuất khẩu cần phải có nhãn mác nêu rõ xuất xứ hàng hóa, thành phần vải và hướng dẫn sử dụng. Với đề xuất này, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần nghiên cứu kỹ và chuẩn bị cho việc nhận đơn hàng và lên kế hoạch sản xuất của mình cho phù hợp.

2.1.1.2. Cơ c ấu thị trư ờng :

EU là thị trường lớn thứ hai của VN, với kim ngạch năm 2007 đạt trên 1,4 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2006. Mục tiêu trong năm 2008 là 1,8 tỷ USD. Đây là đích không dễ dàng, nhất là trong tình hình cạnh tranh ngày càng quyết liệt.

Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang 25/27 nước thành viên EU vẫn tăng khá. Các mặt hàng áo như áo jacket, áo thun, áo sơ mi… của Việt Nam xuất khẩu sang EU đang rất thuận lợi: tăng cả về lượng và giá. Đơn giá

xuất khẩu quần dài và quần short đều giảm. Trái với những dự đoán khá thận trọng về tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU từ cuối năm 2007 – khi EU cho phép hàng dệt may Trung Quốc xuất khẩu không cần hạn ngạch vào thị trường này, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU vẫn duy trì được tiến độ tốt và tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm ngoái. Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU trong tháng 7/2008 đạt 198.3 triệu USD, tăng 12.26% so với tháng 6 và tăng tới 22.9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính chung, 7 tháng đầu năm tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU là 21.63% so với cùng kì năm ngoái, đạt 945.4 triệu USD. Đây là kết quả xuất khẩu tốt ngoài dự kiến. Do lo ngại hàng dệt may của Việt Nam sẽ không đủ sức cạnh tranh với hàng dệt may Trung Quốc tại thị trường EU. Nhưng kết quả xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm đã khẳng địng hàng dệt may Việt Nam đã và đang tăng trưởng xuất khẩu tốt tại thị trường EU.

Đạt được mức tăng trưởng cao trong 7 tháng đầu năm nay chủ yếu là do kim ngạch xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chủ lực như Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Thụy điển,.. vẫn tăng trưởng khá, thậm chí xuất khẩu sang một vài nước tăng rất mạnh. Kim ngạch xuất khẩu sang 25/27 nước thành viên tăng khá mạnh, cụ thể như sau:

Mặc dù xuất khẩu sang thị trường Đức – thành viên EU ăn hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam tăng trưởng không cao, nhưng kim ngạch xuất khẩu 7tháng đầu năm sang thị trường này vẫn duy trì ở mức cao và vẫn có tăng trưởng với mức tăng trưởng 9.77% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 227 triệu USD.

Thành viên nhập khẩu nhiều hàng dệt may thứ hai của Việt Nam là Anh. Kim ngạch xuất khẩu tăng 20.51% so với năm ngoái, đạt 163.1 triệu USD. Đáng chú ý, xuất khẩu sang Hà Lan và Tây Ban Nha tăng khá mạnh, lần lượt 30.20% và 65.93% đạt 88.3 triệu USD và 126.2 triệu USD trong 7 tháng đầu năm 2008.

Xuất khẩu sang Pháp cũng duy trì ở mức tăng trưởng gần 9% so với cùng kỳ năm 2007, đạt 90.4 triệu USD.

Xuất khẩu sang Thụy Điển, Đan Mạch duy trì ở mức tăng trưởng rất cao, tăng 73% và 65% so với năm 2007. Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng kim ngạch

xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các nước như Bỉ, Italia, Cộng hoà Séc… cũng ở mức khá 15 – 30%.

Với Rumani, mặc dù là thành viên mới của EU nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang nước này đạt khá cao so với một số nước thành viên cũ. Trong 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Rumani đạt 8.6 triệu USD – cao hơn nhiều so với các thị trường Hy Lạp, Phần Lan… xuất khẩu sang Bulgaria cũng đạt trên 1.5 triệu USD. Trái lại, kim ngạch sang Slovenia, BồĐào Nha và Slovakia giảm mạnh.

Với đà tăng trưởng mạnh trong 7 tháng đầu năm nay, dự đoán kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU sẽ đạt cao và tăng mạnh. Nhiều khả năng sẽ vượt kế hoạch xuất khẩu năm là 1.6- 1.8 tỉ USD trên thị trường EU.

Thị trường và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các nước thành viên EU Thị trường T7/2008 (USD) so với T6/08 (%) so với T7/07 (%) 7T/2008 (USD) so với 7T/07 (%) CHLB Đức 47.820.790 30,01 24,17 227.091.891 9,77 Anh 34.704.261 28,85 20,58 163.105.259 20,51 Tây BanNha 26.570.087 -11,89 72,46 126.254.837 65,93 Pháp 17.476.296 -1,01 6,58 90.411.591 8,95 Hà Lan 17.896.653 17,36 14,01 88.361.525 30,20 Bỉ 12.370.667 3,83 6,88 67.858.700 6,39 Italia 13.548.224 -21,72 20,58 64.519.313 25,21 CH Séc 4.665.911 13,08 4,07 31.151.576 14,68 Đan mạch 4.634.875 4,99 73,48 24.451.084 42,85 Thụy Điển 3.236.073 -12,41 -9,37 23.820.073 44,42 Hungari 1.995.814 59,49 43,1 14.682.336 26,38 Ba Lan 3.085.228 102,26 -10,56 13.339.041 9,14 Ấo 2.314.898 18,21 26,38 11.495.787 26,57 Rumani 1.858.913 31,97 88,24 8.673.885 59,32 Ai len 1.642.514 65,23 15,3 6.418.027 16,07 HyLap 1.087.354 67,42 -12,05 4.681.770 11,79 Phần Lan 1.512.215 47,74 199,95 4.473.649 59,10 Slovakia 870.451 692,18 -24,65 2.372.562 -28,18 Bungari 174.272 57,56 -27,54 1.597.324 58,74 Bồ Đào Nha 74.630 255,69 39,88 407.258 -13,9 Slovenhia 29.101 -80,36 320.484 -38,04 Tổng EU 198.385.693 12,26 22,9 975.487.972 21,63

2.1.1.3. Cơ c ấu mặt hàng :

Về mặt hàng, 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng chủ lực của nước ta sang EU đều tăng mạnh như:

Chủng loại mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất là mặt hàng áo Jacket. Trong 7 tháng, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu đuợc 188,7 triệu USD, tăng 19.91% so với cùng kì năm ngoái.

Mặt hàng thứ hai có giá trị trong kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này là mặt hàng quần, với kim ngạch 168.4 triệu USD, tăng 23.5% so với cùng kì nam ngoái.

Các loại áo thun, áo khoác, áo sơ mi cũng đạt kim ngạch và tốc độ tăng khá cao, với giá trị kim ngạch lần lượt là: 104.1 triệu USD, 68.8 triệu USD và 83.04 triệu USD. Tốc độ tăng tương ứng là 29.58%, 16.83% và 16.53%.

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng áo, đồ lót, quần áo thể thao, quần áo trẻ em,… cũng tăng trưởng rất cao. Tuy nhiên, ở nhóm hàng áo len, may mặc, khăn bông, khăn bàn,…lại có sự suy giảm. Ví dụ như: Kim ngạch xuất khẩu khăn bông giảm 71%; kim ngạch xuất khẩu khăn bàn giảm 68%; Áo len giảm 11.4%.

Chủng loại hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang các nước EU trong 7 tháng đầu năm 2008

Chủng loại 7 tháng 2008(USD) so với 7T/2007(%) Chủng loại 7 tháng 2008(USD) so với 7T/2007(%)

Áo Jacket 188.782.292 19,91 Quần áo bơi 4.224.268 36,71

Quần 168.442.124 23,50 Áo gió 1.512.986 45,93

Áo khoác 68.819.960 16,83 Bít tất 1.411.981 126,64

Áo thun 104.179.594 29,58 Khăn 1.881.002 19,09

Áo sơ mi 83.044.250 16,53 Màn 2.164.172 334,42

Q/áo thể thao 41.906.726 34,25 Khăn bàn 605.129 -68,25

Đồ lót 38.671.034 9,56 PL may 922.599 284,69

Áo 31.417.446 21,31 Quần Jean 1.426.210 20,71

Ao len 17.073.885 -11,43 Khăn bông 402.923 -71,28

Q/áo các loại 27.975.127 38,73 Sợi 134.611 -51,30

Váy 19.523.736 16,56 SP Lưới 48.546 445,15

Găng tay 9.173.017 10,59 Tủ vải 1.177.211 24,74

Q/áo BHLD 16.835.294 46,92 Q/áo mưa 51.947 91,65

Q/áo Acrylic 4.984.159 -15,73 Áo lễ hội 45.923 101,70

May mặc 13.700.540 -31,60 33.619 -

Q/áo Vest 6.375.088 85,62 Tạp dề 167.739 32,55

Quần áo ngủ 7.992.917 -20,12 17.622 153,94

Quần Short 47.412.983 0,66 Khăn lông 483.573 -12,36

Vải 8.396.500 -24,03 Khẩu trang 63.844 -

Áo Ghilê 6.249.896 45,21 Áo Kimono 450 -96,66

Caravat 3.494.810 -11,98

(Nguồn: Thông tin thương mại)

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế" (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w