2. SỬ DỤNG VỐN
3.2.2. Hệ số thu nhập trên vốn chủ sở hữu ROE
Hệ số thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông (hay trên giá trị tài sản ròng hữu hình).
ROE= Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu
Trị giá ROE được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế theo niên độ kế toán sau khi đã trả cổ tức cho cổ phần ưu đãi nhưng trước khi trả cổ tức cho
cổ phần thường, chia cho toàn bộ vốn chủ sở hữu (hay vốn cổ phần) vào lúc đầu niên độ kế toán. Chỉ số này là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy được tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường
được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
Chỉ tiêu ROE của Công ty mấy năm qua được thể hiện tại bảng 2.18
Chỉ tiêu ROE của Công ty mấy năm qua khá thấp, chỉ đạt 4,89% năm 2006 và 3,13% năm 2007. Chỉ tiêu trên thấp hơn rất nhiều so với lãi suất ngân hàng, tức là nếu các cổ đông đem lượng vốn đã góp vào công ty gửi ngân hàng thì thu nhập mang lại cho họ còn lớn hơn. Để tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến ROE, ta sẽ tiến hành phân tích các yếu tố sau:
ROE = TNST/ VCSH = (TNST/TTS)*(TTS/VCSH) = ROA*EM Trong đó:
TNST : Thu nhập sau thuế VCSH : Vốn chủ sở hữu TTS : Tổng tài sản EM : Số nhân vốn
Như đã phân tích ở trên, chỉ tiêu ROA đang có xu hướng tăng, do đó nó cũng tác động làm cho ROE tăng, ngoài ra ROE còn chịu tác động bởi một nhân tố nữa, đó là chỉ tiêu số nhân vốn - EM, ta tính được EM các năm qua, tại bảng 2.19.
Chỉ tiêu EM cho thấy, tốc độ tăng tài sản không theo kịp tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu, làm cho số nhân vốn của Công ty đã thấp, lại càng có xu hướng thấp hơn, việc EM giảm đã làm cho ROE giảm, để đạt chỉ tiêu ROE cao, quan trọng nhất là cải thiện chỉ tiêu ROA, bên cạnh đó cần phải tăng hợp lý chỉ tiêu EM.
Nếu kết quả trong dài hạn của ROE vẫn như trên thì có lẽ Công ty nên xem xét lại sự tồn tại của mình, tuy nhiên, xét trong bối cảnh doanh nghiệp đang trong quá trình đầu tư, thì chỉ tiêu trên có thể tạm chấp nhận được, để hy vọng vào kết quả tốt đẹp của quá trình đầu tư thu được trong những năm tới đây.
PHẦN 3