BAN LÃNH ĐẠO Các
3.1.3 Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn.
- Qua nhận xét và phân tích về hoạt động huy động vốn của NHN0 & PTNT năm 2005 đến 2007 ta thấy nguồn vốn năm sau đều tăng so với năm trước, nhưng tính ổn định của tốc độ tăng trưởng vốn của các thành phần kinh tế còn chưa cao, dẫn tới những rủi ro và ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh cho ngân hàng. Vì vậy ngân hàng cần tìm biện pháp làm tăng cường tính ổn định của nguồn vốn huy động đó.
- Như ta biết, vốn huy động từ dân cư có ý nghĩa rất quan trọng trong thu nhập của cộng đồng, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, tạo sự ổn định bền vững cho xã hội, mặc dù những khoản tiền này có tính cá biệt do thời hạn gửi khác nhau nên ngân hàng có thể đầu tư với thời hạn tương ứng. Mặt khác nếu lượng tiền gửi vào là để giao dịch thì vẫn có thể sử dụng chúng với thời hạn dài hơn mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán do tính chuyển hóa thời hạn nguồn vốn dựa vào số lượng
khách hàng lớn, nên ngân hàng xác định biên độ dao động của tiền gửi từ dân cử để sử dụng kinh doanh. Số lượng khách hàng càng lớn thì nguồn vốn càng lớn và ổn định, giúp thu lợi nhuận cao mà chi phí thấp.
- Để tăng cường huy động vốn và huy động từ dân cư trong năm 2008, ngân hàng thực hiện việc đa dạng hóa các hình thức huy động, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, đào tạo cán bộ nhằm đạt một số chỉ tiêu sau:
+ Về số dư tiền gửi dân cư khoảng 2900 đến 3000 tỷ VND, chiếm khoảng 30% đến 32% tổng nguồn vốn huy động, còn bằng tiền ngoại tệ đạt 670 tỷ đến 700 tỷ đồng.
+ Về số dư tiền gửi các TCKT khoảng 6000 tỷ đến 6200 tỷ chiếm khoảng 60% đến 62% nguồn vốn kinh doanh.
+ Về tiền gửi của các tổ chức khác khoảng 300 đến 500 tỷ, còn về việc huy động tiền gửi của TCTD sẽ đáp ứng theo yêu cầu cho công cuộc CNH - HĐH đất nước làm nền tảng vững chắc cho các năm tiếp theo.