Kim ngạch buôn bán:

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN (Trang 60 - 62)

Từ những năm đầu của thập niên 90, sau khi khối SEV giải tán và Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới với chính sách mở cửa và đa phơng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ thơng mại Việt Nam với các nớc thành viên ASEAN ngày càng đợc cải thiện và phát triển. Các nớc thành viên ASEAN trở thành những bạn hàng quan trọng trong buôn bán ngoại thơng của Việt Nam.

Thơng mại giữa Việt Nam và các nớc ASEAN trong mấy năm vừa qua đã phát triển với một tốc độ tăng trởng cao mặc dù mức tăng trởng trong thời kỳ này còn rất đột biến và thất thờng. Mức tăng trởng bình quân thời kỳ 1991-1995 là 26%, chiếm hơn 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Thời kỳ 1992-1994 trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang

Singapo tăng 50% (200 triệu USD), sang các nớc ASEAN tăng 67% (630 triệu USD), kim ngạch xuất khẩu sang HongKong giảm 35% (100 triệu USD). Bắt đầu từ năm 1993 Hongkong đã giảm mạnh vị trí đầu cầu trung chuyển hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam, phần nào vị trí này đã chuyển sang Singapo.

Các mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN là dầu thô, gạo, lạc, dầu, cao su, hải sản, đã xây dựng, sắt vụn, ngô, đay, sợi, hạt điều, hồ tiêu, than đá, song mây, da trâu bò, muối, hàng thủ công mỹ nghệ, chè, rau quả, trứng chim... Hàng hoá của Việt Nam mới chỉ chiếm 3 phần nghìn tổng giá trị hàng nhập khẩu của các nớc ASEAN, Việt Nam nhập khẩu từ ASEAN những mặt hàng nh xăng dầu, phân bón, chất dẻo, thuốc trừ sâu, giấy làm bao bì xi măng, hàng điện tử, xe máy, thuốc chữa bệnh, nhôm, máy lạnh, đồ uống , thuốc nhuộm, sơn, thép ong, lới đánh cá, vải sợi... chiếm khoảng 30% tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu hàng năm của Việt Nam.

Cũng trong thời kỳ 1992-1997 đã bắt đầu xuất hiện xu hớng đa dạng hoá thị trờng, các doanh nghiệp Việt Nam mọi mặt tìm cách bán thẳng hàng sang các thị trờng đích và chuyển kênh nhập khẩu trực tiếp từ thị trờng nguồn. Đây cũng là một lý do làm tăng mạnh kim ngạch xuất nhập khẩu với các nớc ASEAN.

Trong kim ngạch nhập khẩu từ các nớc ASEAN có khoảng 30-40% hàng nhập khẩu là không có xuất xứ ASEAN, mà chỉ đợc chuyển khẩu qua ASEAN. Các mặt hàng này chủ yếu là xăng dầu và sản phẩm xăng dầu, phân bón DAP, ô tô, xe máy,... Trong các năm 1992-1994 chỉ tính riêng xăng dầu và sản phẩm liên quan đã chiếm ít nhất khioảng 50% trong kim ngạch nhập khaảu của Việt Nam từ Singapo, cụ thể năm 1992 là 335 triệu USD trong tổng số 821 triệu (41%), năm 1993 là 650 triệu trong tổng số 1058 triệu (61%), năm 1994 là 640 triệu trong tổng số 1146 triệu (56%). Một tỷ lệ tơng ứng hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng đợc xuất khẩu thông qua ký hợp đồng với các nớc ASEAN mà không tiêu thụ ở khu vực này nh cà phê, gạo, cao su, hàng dệt may...

Trong những năm qua hàng nhập khẩu từ các nớc ASEAN vào thị trờng Việt Nam tuy vẫn còn mang tính chất thâm nhập thị trờng nhng có nhiều mặt hàng đã bán rẻ, tạo lập đợc tập quán tiêu dùng, trớc hết phải kể tới xe máy nhập từ Thái Lan, hàng điện, điện tử và điện lạnh nhập từ Singapo, Malaysia, phân bón từ Indonesia...

Trong thơng mại với các nớc ASEAN, việc xuất khẩu và nhập khẩu th- ờng hay tập trung vào một nhóm các mặt hàng nhất định, chiếm một tỷ trọng rất lớn trong kim ngạch. Chẳng hạn trong năm 1994 chỉ hai mặt hàng là sợi (20 triệu USD) và uree (10 triệu USD) đã chiếm gần 50% kim ngạch nhập khẩu từ Malaysia: cũng trong năm 1994 xe máy nhập thẳng từ Thái Lan là 92 triệu USD trong tổng kim ngạch là 226 triệu USD, chiếm 41%, nếu tính cả 91 triệu USD đợc nhập qua đờng Lào thì sẽ chiếm khoảng 58% tổng giá trị nhập khẩu từ Thái Lan. Năm 1994 gạo chiếm 34 triệu USD (55%) trong tổng kim ngạch 64 triệu USD xuất khẩu của Việt Nam sang Malaysia.

Mặc dù thơng mại Việt Nam và các nớc ASEAN đã tăng trởng với một tốc độ lớn trong thời gian vừa qua, tuy nhiên các mối quan hệ thơng mại và giao lu hàng hoá mới chỉ đang trong quá trình hình thành và đối với nhiều mặt hàng, những mối quan hệ này còn rất mỏng manh và dễ bị phá vỡ.

Tham gia thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN, các điều kiện ban đầu để đánh giá sự thuận lợi hay khó khăn khi thực hiện và đánh giá các ảnh hởng không chỉ là tình hình buôn bán ngoại thơng của Việt Nam đối với những nớc trong khu vực, mà bên cạnh đó quan trọng hơn rất nhiều sẽ là các yếu tố cơ bản của nền kinh tế, nh cơ sở hạ tầng, các điều kiện về nguồn lực, các yếu tố về chính sách...

Nhìn chung, có thể nói rằng chúng ta có một xuất phát điểm không thật tự thuận lợi khi tham gia thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN. Điều này sẽ đợc thể hiện rõ khi phân tích những lợi thế so sánh của Việt Nam so với các nớc thành viên ASEAN khác.

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w