M 2: N−ớc thải tổng hợp tr−ớc khi thải ra môi tr−ờng xung quanh.
Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
4.2. Kết quả điều tra tình hình tự nhiên, kinh tế, xã hội của làng nghề Cao Xá Hạ.
Cao Xá Hạ.
4.2.1. Tình hình tự nhiên và kinh tế.
• Đặc điểm của xã Đức Giang vào thời điểm năm 2001: - Dân số: 10560 ng−ời.
- Diện tích tự nhiên: 329,9 hecta. - Đất canh tác nông nghiệp:256 hecta. - Nghề chính: chăn nuôi và trồng trọt.
- Nghề phụ: xay xát l−ơng thực (Thôn L−u Xá), sản xuất bún bánh và chế biến thịt chó (thôn Cao Xá Hạ), kinh doanh buôn bán... - Tổng thu nhập bình quân: 3.500.000đ/ng−ời/năm
- Thu nhập từ làm nghề và buôn bán chiếm 70% tổng thu nhập. • Đặc điểm thôn Cao Xá Hạ:
- Thôn Cao Xá Hạ, cổ x−a thuộc trang Quách Xá, sau đổi là Cao Xá (gồm ba thôn: Th−ợng - Trung - Hạ). Hiện nay Cao Xá Hạ là một thôn của xã Đức Giang.
- Dân số vào thời điểm đầu năm 2001: 1697 ng−ời gồm 360 hộ.
- Diện tích đất canh tác nông nghiệp: 440.536m2 chủ yếu trồng 2 vụ lúa/ năm.
- Số hộ có nghề làm bún: 200 hộ, tiêu thụ khoảng 14 tấn gạo/ngày. - Số hộ có nghề chế biến thịt chó: 24 hộ, chế biến khoảng 720kg
chó hơi/ngày.
- Số hộ chăn nuôi lợn: 300 hộ th−ờng xuyên nuôi từ 5-10 đầu lợn/ lứa. Hàng năm cả thôn xuất chuồng từ 220 - 240 tấn lợn hơi, trị giá trên 2 tỷ 400 triệu đồng.
- Cao Xá Hạ đ−ợc kế thừa kiến trúc cổ nên có hệ thống ao m−ơng khá hài hoà: có kênh thoát n−ớc chạy dọc thôn đ−a n−ớc về t−ới cho cánh đồng lúa phía nam; cả làng có 3 giếng tr−ớc đây dùng để tích trữ n−ớc phục vụ cho sinh hoạt và làm bún.
- Hiện nay 99% số hộ trong thôn dùng n−ớc giếng khoan, tr−ớc khi sử dụng n−ớc đ−ợc lọc qua bể cát.
- Chăn nuôi và làm nghề phát triển song ng−ời dân đánh mất thói quen bón phân hữu cơ cho cây nên kênh thoát n−ớc đang phải tải l−ợng thải chăn nuôi lớn đã và đang gây nhiều bức xúc cho môi tr−ờng .
4.2.3. Tình hình xã hội:
Cao Xá Hạ là vùng quê có lịch sử văn hoá lâu đời, hiện còn bảo l−u đ−ợc nhiều di sản cổ kính đ−ợc nhà n−ớc xếp hạng “di tích lịch sử văn hoá” nh−: Linh Tiên Quán có từ thời Tể t−ớng Lữ Gia nhà Triệu, đình Cao Xá là giảng đ−ờng x−a của thầy Nguyễn An - một danh t−ớng của Hai Bà Tr−ng. Đầu làng có Kim Hoa tự (sau đổi là Kỳ Viên tự) từ thời Tây Sơn Cảnh Thịnh. Từ x−a
đến nay, bảy dòng họ: Đặng, Nguyễn, Trịnh, Ngô, Đậu, Đỗ, Phan sinh sống yên vui, chứa chan tình làng nghĩa xóm.
Cách đây 200 năm, có vị tổ s− Nguyễn Xuân Đức truyền nghề làm bún cho dân. Nghề bún - nghề cổ tryền đã trở thành tên làng “Làng Trôi Bún”. Bún là đặc sản nổi tiếng khắp vùng hiện vẫn đ−ợc duy trì và phát triển mạnh trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n−ớc...
Quê h−ơng giờ đây đã và đang có nhiều đổi mới về cảnh quan xã hội: Điện - đ−ờng - tr−ờng - trạm làm thay đổi bộ mặt của làng quê. Đời sống dân sinh, văn hoá, xã hội không ngừng đ−ợc cải thiện: 100% số hộ có nhà ngói từ năm 1986, hiện nay 20% số hộ có nhà mái bằng kiên cố, 80% gia đình có 1-2 xe gắn máy, 15% số gia đình có máy điện thoại cùng những tiện nghi đắt tiền khác nh− tủ chè, sập gụ, tủ t−ờng...
Một điều đáng tiếc là trải qua những b−ớc thăng trầm của lịch sử cũng nh− tác động mạnh mẽ của cơ chế thị tr−ờng, ý thức trách nhiệm của ng−ời dân trong việc giữ gìn cảnh quan thiên nhiên có phần bị sao nhãng dẫn đến môi tr−ờng bị ô nhiễm làm mất đi vẻ đẹp thuần phong mỹ tục vốn có ở nơi đây.