Lựa chọn địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Báo cáo: Nghiên cứu lựa chọn công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt làng nghề và biện pháp thu hồi, sử dụng cặn lắng docx (Trang 41 - 43)

M 2: N−ớc thải tổng hợp tr−ớc khi thải ra môi tr−ờng xung quanh.

lựa chọn địa điểm nghiên cứu

2.1. Tình hình phát triển làng nghề ở tỉnh Hà Tây:

(Thông tin lấy từ Sở công nghiệp Hà Tây, 2001[8]).

Hà Tây x−a kia còn gọi là Xứ Đoài - Sơn Nam Th−ợng đã từng đ−ợc ca ngợi là nơi “tụ khí anh hoa” với bao danh lam thắng cảnh và cũng nổi tiếng là “đất trăm nghề” mà mỗi sản phẩm độc đáo đều hàm chứa giá trị văn hoá, bản sắc dân tộc. Trải qua các giai đoạn thăng trầm của lịch sử, với bàn tay cần cù của ng−ời nông dân, nghề thủ công phát triển đã hình thành những làng nghề và số làng nghề ngày càng đông thêm. Làng nghề phát triển đã thu hút đ−ợc lực l−ợng lao động ở nông thôn, góp phần giải quyết việc làm nhằm thực hiện ch−ơng trình xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo chiều h−ớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đ−a giá trị CN - TTCN năm 2000 đạt 30,5% trong GDP của tỉnh. Đời sống nhân dân làng nghề đ−ợc cải thiện, cơ sở hạ tầng nông thôn đ−ợc nâng cấp từng b−ớc, đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống, trật tự an ninh ổn định...

Hiện nay toàn tỉnh Hà Tây có 916 làng nghề trong đó 120 làng đã đ−ợc UBND tỉnh cấp bằng công nhận đạt tiêu chí làng nghề thuộc 6 ngành sản xuất công nghiệp - tiểu, thủ công nghiệp sau:

- Ngành chế biến l−ơng thực - thực phẩm - Ngành thủ công mỹ nghệ - chế biến lâm sản.

- Ngành công nghiệp khai khoáng - vật liệu xây dựng. - Ngành công nghiệp cơ khí - điện

- Ngành công nghiệp d−ợc phẩm - hoá chất - Ngành công nghiệp dệt may - hàng tiêu dùng

Những huyện đã phát triển đ−ợc nhiều làng nghề là Phú Xuyên có 23 làng, Th−ờng tín có 24 làng, Thanh Oai 20 làng, Hoài Đức 10 làng nghề...Toàn Đảng, toàn dân tỉnh Hà Tây đang phấn đấu đến năm 2005 có 80% số làng trong tỉnh có nghề trong đó có 150 làng đạt tiêu chuẩn làng nghề CN- TTCN và đến năm 2010 toàn tỉnh có 200 làng đạt tiêu chuẩn làng nghề.

2.2. Sự ô nhiễm làng nghề chế biến nông sản ở Hà Tây.

Phần lớn các làng nghề hiện nay đang hoạt động với quy mô sản xuất nhỏ, phân tán ở các hộ gia đình. Hầu hết công nghệ sản xuất ch−a có thiết bị xử lý chất thải cộng với nhận thức về bảo vệ môi tr−ờng của ng−ời dân ch−a cao đã làm cho làng nghề bị ô nhiễm nặng, đặc biệt là các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm mà điển hình là Cát Quế, Minh Khai, D−ơng Liễu, Cao Xá Hạ thuộc huyện Hoài Đức.

Tốc độ tăng tr−ởng của sản xuất tỷ lệ thuận với tốc độ gia tăng về ô nhiễm; bảng 4 trình bày những số liệu mô tả hoạt động của 4 làng nghề chế biến nông sản điển hình vào thời điểm cuối năm 2000:

Bảng 4. Đặc điểm làng nghề chế biến nông sản ở huyện Hoài Đức. TT Điểm đặc thù D−ơng liễu Cát Quế Minh Khai Cao Xá Hạ 1 Tổng số hộ 2469 2556 1070 340 Số hộ SX CN - TTCN 2339 (95%) 1528 (60%) 907 (85%) 163 (82%) 2 Tổng số lao động (ng−ời) 7226 6350 2077 1207 Số lao động SX CN -TTCN 6920 (96%) 3277 (52%) 1761 (85%) 845 (69%) 3 Tổng giá trị sản xuất (tỷ đồng) 43,2 53,5 115 11 GT SX CN - TTCN (tỷ đồng) 29 (67%) 33 (62%) 105 9,8 (89%) 4 Thu nhập bình quân (triệu đồng/ng−ời/năm) 3,81 3,81 9,19 3,81 5 Thu nhập bình quân từ SX CN - TTCN (triệu đồng/ng−ời/năm) 5,85 5,85 10,3 3,85

Nguồn: Sở công nghiệp Hà Tây, 2001[8]).

Theo số liệu điều tra của Viện KH & CN Môi tr−ờng - ĐHBK Hà Nội, 12/2000 [5], phế liệu của sản xuất tinh bột từ sắn hoặc dong gồm: tạp chất thô và vỏ gỗ chiếm 150 - 200 kg/tấn sản phẩm đ−ợc ng−ời dân tận dụng phơi khô để làm chất đốt. Công đoạn lọc tách tinh bột ra khỏi bã có thể thu đ−ợc từ 217- 412kg bã rắn/tấn sản phẩm dùng làm thức ăn gia súc..., ngoài ra n−ớc thải từ làm nghề cũng mang màu sắc của những chất hữu cơ hoà tan.

Làng nghề D−ơng Liễu là một ví dụ điển hình về ô nhiễm: phế thải không tận dụng hết phần lớn đ−ợc chất đống dọc đ−ờng đi, một phần đ−ợc tống theo n−ớc thải cùng chất thải chăn nuôi gây nên từng mảng phân hôi thối, trôi nổi quanh nhà ở và khu vực làm nghề.

Một thực tế đáng buồn là nông dân hiện nay không còn thói quen dùng phân hữu cơ để bón cho cây khiến cho các làng nghề ô nhiễm tới mức trầm trọng.

2.3. Lựa chọn địa điểm nghiên cứu môi trờng:

Sau khi điều tra, khảo sát thực trạng một số làng nghề, đề tài quyết định chọn làng nghề Cao Xá Hạ thuộc xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây làm đối t−ợng nghiên cứu vì những lý do sau đây:

• Hà Tây là tỉnh có nhiều làng nghề nhất thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. • Trong các loại hình khác nhau, làng nghề chế biến nông sản thực phẩm

Phần Iii

Một phần của tài liệu Báo cáo: Nghiên cứu lựa chọn công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt làng nghề và biện pháp thu hồi, sử dụng cặn lắng docx (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)