THẺ THEO DÕI HỢP ĐỒNG

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI TÀI CHÍNH HẢI ÂU (Trang 66 - 74)

PHẦN III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BẤN HÀNG XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TMTC HẢI ÂU

THẺ THEO DÕI HỢP ĐỒNG

Bán hàng theo hợp đồng là phương thức bán hàng chủ yếu của Công ty. Số lượng hợp đồng của Công ty khá nhiều, các hợp đồng có giá trị lớn, thời gian thực hiện hợp đồng thường kéo dài từ 1-3 tháng. Bởi vậy, để theo dõi và đánh giá kết quả tiêu thụ được cụ thể, chính xác, em xin kiến nghị Công ty lập Thẻ hợp đồng để theo dõi từng hợp đồng mà Công ty đang thực hiện. Nội dung của Thẻ theo dõi hợp đồng như sau:

THẺ THEO DÕI HỢP ĐỒNG

Địa chỉ: Điện thoại:

Thời gian thực hiện:

STT Chỉ tiêu Số tiền 1 Doanh thu Trong đó: 2 Giá vốn Trong đó: 3 Chi phí bán hàng phân bổ cho từng hợp đồng 4 Chi phí QLDN phân bổ theo hợp đồng 5 Lợi nhuận Tình hình thanh toán: Số tiền % giá trị hợp đồng Thanh toán lần 1 Thanh toán lần 2 Thanh toán lần…

Biểu 26: Thẻ theo dõi theo hợp đồng

Phân bổ chi phí mua hàng

Chi phí mua hàng phát sinh trong kỳ được tập hợp vào Tk1562. Nhưng đến cuối kỳ thì kế toán kết chuyển toàn bộ cho phí mua hàng phát sinh trong kỳ vào giá vốn hàng bán trong kỳ mà không phân bổ cho hàng tồn cuối kỳ. Như vậy đã làm sai lệch giá vốn hàng bán ra trong kỳ và ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán. Như vậy nên phân bổ chi phí mua hàng cho hàng bán ra trong kỳ và cho hàng tồn kho cuối kỳ. Như vậy, để phân bổ chi phí mua hàng cho từng mặt hàng thì chi phí mua hàng TK1562 cần được chi tiết cho từng mặt hàng .

Phân bổ chi phí mua hàng như sau:

CPMH của mặt hàng A = CPMH của A tồn đkì + CPMH của A p/s trong kỳ phân bổ cho kỳ kế toán Giá trị hàng A tồn đkì + Giá trị hàng A mua trong kỳ *Giá vốn hàng A bán ra trong kỳ

Kế toán hàng mua đi đường

Để theo dõi hàng mua đang đi đường chưa về nhập kho, kế toán ghi thẳng vào tài khoản 156 là không đúng bản chất. Theo em nên cho tài khoản 151- Hàng mua đang đi đường là hợp lý. Phương pháp hạch toán như sau:

Trường hợp mua hàng chưa về mà chứng từ mua hàng về trước, kế toán lưu các chứng từ này vào. Cuối kỳ nếu hàng mua vẫn chưa về thì kế toán ghi bút toán:

Nợ TK151: hàng mua đang đi đường Nợ TK133: VAT được khấu trừ Có TK111, 112…

Sau khi nhập hàng về kho, tuỳ từng trường hợp cụ thể lúc đó mà kế toán ghi: Nợ TK 156: Hàng về nhập kho

Nơ TK 632: Hàng mua giao bán trực tiếp Có TK 151: Hàng mua đang đi đường

Về dự phòng nợ phải thu khó đòi

giảm giá hàng tồn kho là không cần thiết. Tuy nhiên, với số dư công nợ thường xuyên ở mức rất cao so với khả năng tín dụng của doanh nghiệp gây nên những rủi ro cao. Do vậy, cuối mỗi kỳ kế toán, doanh nghiệp cần rà soát lại những khoản nợ quá hạn của khách hàng để lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.

+Mục đích dự phòng:

-Đề phòng nợ phải thu thất thu khi khách hàng không có khả năng trả nợ. -Xác định giá trị thực của một khoản tiền nợ phải thu trên các báo cáo tài chính.

+Căn cứ lập dự phòng:

-Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, khế ước vay hoặc các cam kết nợ.

-Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết. +Phương pháp xác định:

Khi có bằng chứng chắc chắn về khoản nợ phải thu có thể thất thu phù hợp với quy định trong chế độ tài chính hiện hành, doanh nghiệp tính toán số dự phòng cần phải lập theo một số cách sau:

Cách 1: Có thể ước tính một tỷ lệ nhất định (theo kinh nghiệm) trên tổng doanh số bán chịu:

Cách 2: Dựa trên tài liệu kế toán chi tiết các khoản nợ phải thu của từng khách hàng, phân loại theo thời hạn thu nợ, các khách hàng quá hạn được xếp loại khách hàng khó đòi, nghi ngờ. Doanh nghiệp cần thông báo cho khách hàng và trên cơ sở thông tin phản hồi từ khách hàng, kể cả bằng phương pháp xác minh, để xác định số dự phòng cần lập theo số % có khả năng thất thu:

Số dự phòng cần lập = Nợ phải thu khó đòi * Số % có khả năng mất

Tài khoản sử dụng: Tài khoản 139- Dự phòng phải thu khó đòi: Bên Nợ:

-Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi -Xử lý nợ phải thu khó đòi

Bên Có: Lập dự phòng phải thu khó đòi

Dư Có: Dự phòng phải thu khó đòi đã lập hiện còn Phương pháp kế toán:

-Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào mức lập dự phòng nợ phải thu khó đòi được tính, ghi:

Nợ TK642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK139: Dự phòng phải thu khó đòi

-Cuối niên độ kế toán sau (N+1) tính mức dự phòng phải thu khó đòi cần lập, nếu:

phòng ghi: Nợ Tk642:

Có Tk139:

+Mức dự phòng phải thu khó đòi cuối niên độ sau thấp hơn mức dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập năm trước thì số chênh lệch được hoàn nhập dự phòng ghi:

Nợ TK139: Có TK642:

-Xoá nợ phải thu khó đòi không thu hồi được: +Khi xoá nợ phải thu khó đòi:

Nợ TK139: Nợ TK642: Có TK139:

Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004-Nợ khó đòi đã xử lý (và theo dõi ít nhất 5 năm tiếp theo và tiếp tục có biện pháp thu hồi nợ).

+Nếu khoản nợ phải thu khó đòi đã xoá sổ, sau đó lại thu hồi được: Nợ TK111, 112:

Có TK711:

Đồng thời ghi bên Có TK004-Nợ khó đòi đã xử lý

Nhìn chung Công ty đã lập tương đối đầy đủ các loại báo cáo kế toán theo quy định như: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính. Bên cạnh các báo cáo kế toán được lập theo quy định thì công ty còn lập các báo cáo kế toán quản trị như: Báo cáo tình hình thu chi tiền mặt, Báo cáo tình hình thu hồi công nợ… Mặc dù Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là không bắt buộc các doanh nghiệp phải lập nhưng theo em Công ty nên lập thêm Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để thấy được các luồng tiền vào ra của doanh nghiệp và từ đó góp phần làm tăng thong tin giúp nhà quản lý quản lý chặt chẽ luồng tiền vào ra của doanh nghiệp, tránh sự mất mát xảy ra.

Lập dự phòng bảo trì, bảo dưỡng sản phẩm:

Khâu bảo hành sản phẩm luôn được khách hàng quan tâm vì đây là khâu tạo niềm tin cho khách hàng. Thời gian bảo hành càng lâu càng tạo sự an toàn cho sản phẩm và vì thế càng tạo niềm tin cho khách hàng. Khi sản phẩm, hàng hoá phát sinh sự cố thuộc trách nhiệm bảo hành của công ty, công ty phải chi một khoản chi phí nhất định và đây là khoản chi phí phát sinh sau bán hàng. Hiện nay chưa có một tài khoản riêng để hạch toán theo dõi khoản chi phí này. Vì vậy, cần lập dự phòng bảo trì, bảo dưỡng sản phẩm tạo nguồn bù đắp cho các khoản chi phí phát sinh trong thời gian bảo hành. Kế toán nên sử dụng tài khoản 352- Dự phòng phải trả để theo dõi khoản này. Theo thông tư hướng dẫn số 21 ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006 quy định khoản dự phòng phải trả được ghi nhận vào chi phí bán hàng và được lập mỗi năm 1 lần vào cuối niên độ kế toán.

Cần thực hiện chính sách chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán

sự hiệu quả và phù hợp.Để nâng cao hiêu quả công tác bán hàng thì theo em doanh nghiệp nên đưa ra chính sách chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán đối với những khách hàng mua với số lượng lớn và khách hàng quen thuộc của công ty, có như vậy mới thực sự lôi kéo được khách hàng đến với doanh nghiệp và tạo đà cho doanh nghiệp ngày càng phát triển và đứng vững trên thị trường.

KẾT LUẬN

Kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ là một trong những phần hành kế toán quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại. Sau thời gian thực tập tại Công ty Thương Mại Tài Chính Hải Âu, em thấy rằng nhìn chung công tác kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ hàng hoá nói riêng tại Công ty đã được tổ chức tương đối hợp lý đảm bảo cung cấp kịp thời, chính xác thông tin tới nhà quản lý để đưa ra các quyết

định kinh doanh đúng đắn và mang lại kết quả kinh doanh khả quan cho doanh nghiệp. Bên cạnh sự đổi mới trong công tác quản lý, Công ty cũng trú trọng tới việc hoàn thiện công tác kế toán nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình. Với mục đích đó, em đã đi sâu nghiên cứu và đưa ra một số kiến nghị nhằm góp một phần nhỏ hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Thương Mại Tài Chính Hải Âu. Tuy nhiên, do kinh nghiệm thực tế có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi những sai sót cần được hoàn thiện thêm. Em rất mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các nhân viên trong Công ty.

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Quốc Trung và toàn thể anh chị trong Công ty Thương Mại Tài Chính Hải Âu đã giúp đỡ em hoàn thiện bài viết này !

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI TÀI CHÍNH HẢI ÂU (Trang 66 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w