3 Tình hình phân bố lao động của Công ty qua 3 năm (2000-2001 2002):

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự (Trang 34 - 37)

2- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY

2.1. 3 Tình hình phân bố lao động của Công ty qua 3 năm (2000-2001 2002):

Khi phân tích về tình hình tổ chức lao động của Công ty thì một vấn đề quan trọng là việc phân bổ lực lượng của Công ty. Để hiểu cụ thể ta cần nghiên cứu các số liệu ở bảng sau:

BẢNG 3: TÌNH HÌNH PHÂN BỐ LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2000 - 2001 -2002)

Các chỉ tiêu

Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 So sánh Số Người % Số Người % Số Người % 2001/2000 2002/2001 Tổng số lao động 577 100 606 100 593 100 1,050 0,978 1.Ban giám đốc 3 0,5 3 0,4 3 0,5 1 1 2.Phòng kế hoạch đầu t- ư 14 2,4 15 2,4 15 2,5 1,071 1 3.Phòng kế hoạch công nghệ 29 5,02 30 4,9 31 52 1,034 1,033 4.Phòng tài chính kế toán 19 3,2 18 2,9 16 2,6 0,947 0,888 5.Phòng tổ chức lao động tiền lương 10 1,73 12 1,9 10 1,6 1,2 0,833 6.Văn phòng tổ hợp 36 6,2 39 5,7 32 5,3 1,083 0,820 7.Ban ban bảo vệ QSTV 11 1,9 15 2,4 12 2 1,363 0,8

8.Phân xưởng cơ khí 1 29 5,02 30 4,9 31 5,2 1,034 1,033 9.Phân xưởng cơ khí 2 44 7,62 46 7,5 45 7,5 1,045 0,978 10.Phân xưởng cơ khí 3 50 8,7 50 8,2 52 8,7 1 1,04

11.Phân xưởng cơ

điện dụng cụ 39 6,75 40 6,6 41 6,9 1,025 1,025 12.P.X bảo dưỡng ô tô

xe máy 50 8,7 53 8,7 51 8,6 1,06 0,962 13.Ban dịch vụ 42 7,3 45 7,4 40 6,7 1,071 0,888

14.Dây chuyền lắp ráp

xe gắn máy 201 34,8 210 36,1 214 36,7 1,044 1,019 Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - Lao động tiền lương.

Hiện nay, Công ty tổ chức kinh doanh theo dạng trực tuyến chức năng kết hợp với sự phân cấp cụ thể đảm bảo cung cấp mọi thông tin thích ứng với cơ chế thị trường và đặc điểm kinh doanh.

Ở đây chúng tôi chỉ xét đến các phòng ban chức năng có sự trao đổi về cơ cấu nhân sự:

− Phòng Kế hoạch đầu tư:

Năm 2001 có tăng thêm 1 người, tương ứng với tỷ lệ tăng là 7% so với năm 2000 và giữ nguyên cho đến năm 2002.

− Phòng Kế hoạch công nghệ:

Mỗi năm tỷ lệ này lại tăng thêm 1 người và tỷ lệ tăng hàng năm là 3% chứng tỏ Công ty đã tập trung đến vấn đề chất lượng bằng cách tăng số lượng lao động của phòng KHCN.

− Phòng Tài chính kế toán :

Có sự thay đổi theo chiều hướng giảm hàng năm.

+ Năm 2001 giảm 1, người tỷ lệ giảm là 5,3% so với năm 2000. + Năm 2002 giảm 2, người tỷ lệ giảm là 11% so với năm 2001.

− Phòng Tổ chức - lao động tiền lương: Năm 2001 là năm có số lượng lao động cao nhất trong 3 năm (so với năm 2000 và năm 2002 tăng 2 người) do năm 2001 tổng số lao động của Công ty tăng.

− Phòng tổng hợp:

+ Năm 2001 số lượng lao động tăng 3 người, tương ứng với tỷ lệ tăng là 8,3% so với năm 2000.

+ Năm 2002 số lượng lao động giảm 7 người, tương ứng với tỷ lệ giảm là 17,9% so với năm 2001.

Sự tăng giảm này không ảnh hưởng nhiều đến sản xuất kinh doanh của Công ty.

− Ban bảo vệ QSTV :

+ Năm 2001 số lượng lao động tăng lên 4 người, tương ứng với tỷ lệ tăng là 36% so với năm 2000.

+ Năm 2002 số lượng giảm 3 người, tương ứng với tỷ lệ giảm là 20% so với năm 2001.

Tuy nhiên tỷ lệ % trong mỗi năm so với tổng số lao động của Công ty trong năm đó không thay đổi ( giữ nguyên 2%).

− Phân xưởng cơ khí 1:

Số lượng lao động tăng hằng năm, và mỗi năm tăng tương ứng là 1 người, tỷ lệ tăng bình quân là 3%. Sự tăng lên này là do nhu cầu của công việc sản xuất kinh doanh của Công ty.

− Phân xưởng cơ khí 2:

Có sự tăng lên và giảm xuống giữa các năm, nhưng sự xê dịch này không đáng kể. Năm 2001 số lượng lao động tăng 1 người so với năm 2000, và năm 2002 số lượng lao động giảm 1 người so với năm 2001.

− Phân xưởng cơ khí 3:

Số lượng lao động năm ( 2000 và năm 2001 ) là ổn định ở mức 50 lao động, nhưng năm 2002 số lượng này đã tăng lên 2 người, với tỷ lệ tăng 4%. Tuy nhiên tỷ lệ hằng năm so với tổng số lao động của Công ty thuộc năm đó vẫn giữ ở mức ổn định là 8%.

− Phân xưởng cơ điện dụng cụ :

+ Năm 2001 số lượng lao động tăng 1 người, tương ứng với tỷ lệ tăng là 2,56% so với năm 2000.

+ Năm 2002 số lượng lao động tăng là 1 người, tương ứng với tỷ lệ tăng là 2,5% so với năm 2001 .

Việc tăng đều hàng năm ở phân xưởng cơ điện dụng cụ là do yếu tố công việc để nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất.

− Phân xưởng bảo dưỡng ô tô - xe máy :

+ Năm 2001 số lượng lao động tăng 3 người, tương ứng với tỷ lệ tăng là 6% so với năm 2000.

+ Năm 2002 số lượng lao động giảm 2 người, tương ứng với tỷ lệ giảm là 3,78% so với năm 2001.

− Ban dịch vụ :

Năm 2001 là năm có số lượng lao động cao nhất trong 3 năm (là do tổng số lao động của năm 2001 là 606 người). Việc giữ một tỷ lệ lao động ổn định qua các năm đã tạo điều kiện cho sự phân bố hợp lý lao động của Công ty.

− Dây chuyền lắp ráp xe gắn máy:

Đây là một bộ phận chiếm số lượng lao động lớn nhất trong quá trình sản xuất của Công ty, và số lượng lao động hằng năm tăng lên đáng kể.

Năm 2001 số lượng lao động tăng 9 người tương ứng với tỷ lệ tăng là 4,4% so với năm 2000 .

Năm 2002 số lượng lao động tăng 4 người tương ứng với tỷ lệ tăng là 2% so với năm 2001.

Nhìn chung, Công ty đã từng bước từng bước hoàn thiện bộ máy quản lý bằng cách tăng lao động ở các khâu trực tiếp, giảm biên chế ở các khâu gián tiếp để nâng cao năng suất lao động; thực hiện chế độ khoán tiền lương ở các bộ phận gián tiếp, đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật nhằm tiêu chuẩn hoá cán bộ; Công ty coi trọng xây dựng đoàn kết tạo ra mô hình có sức mạnh tổng hợp, có quy hoạch, có sự kế thừa và liên tục đổi mới .

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w