Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Tân Phương.

Một phần của tài liệu Thực tế kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Tân Phương. (Trang 73 - 82)

2.Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty TNHH Tân Phương.

2.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Tân Phương.

quả kinh doanh tại Công ty TNHH Tân Phương.

2.3.1. Lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.

Công ty TNHH Tân Phương hiện đang sử dụng hình thức “Chứng từ ghi sổ”, nhưng hiện nay Công ty không có sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, đây là thiếu sót cần bổ sung vì Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là sổ kế toán tổng hợp được ghi theo thời gian, phản ánh toàn bộ chứng từ đã lập trong tháng. Nó có tác dụng quản lý chứng từ chặt chẽ, là cơ sở để kiểm tra đối chiếu số liệu với bảng cân đối tài khoản và sổ cái. Tổng số tiền trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ bằng tổng phát sinh bên nợ hoặc bên có của các tài khoản trong sổ cái (hoặc bảng cân đối tài khoản). Điều này giúp cho kiểm tra, đối chiếu số liệu được nhanh chóng và chính xác.

Từ những tác dụng nêu trên, Công ty nên đăng ký chứng từ ghi sổ để sử dụng cho phù hợp với hình thức kế toán đang sử dụng.

Ví dụ, trong tháng 05/2008, từ các chứng từ ghi sổ đã lập, kế toán đồng thời ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, mẫu sổ như sau:

Mẫu biểu 40 SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 05 năm 2008 STT Chứng từ ghi sổ Số tiền Nợ 1 156 3311 724.190.632 2 632 156 833.731.361 … …….. ………. ……… 18 641 1111 4.438.311 19 642 1111 6.575.523 44 911 632 833.731.361 45 511 911 913.196.772 … …….. ………. ……… Cộng 3.597.236.124 Ngày 31 tháng 05 năm 2008 Kế toán Kế toán trưởng

2.3.2. Lập dự phòng phải thu khó đòi.

Dự phòng nợ phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn thanh toán nhưng có thể không đòi được do khách hàng không có khả năng thanh toán. Do đó, Công ty nên tính toán các khoản nợ có khả năng khó đòi, tính toán lập dự phòng để đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ.

Để tính toán mức độ dự phòng khó đòi, Công ty đánh giá khả năng thanh toán của mỗi khách hàng là bao nhiêu phần trăm trên số nợ thực và tỷ lệ có khả năng khó đòi tính ra dự phòng thất thu.

Khi lập dự phòng phải thu khó đòi phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, nội dung từng khoản nợ, số tiền phải thu của đơn vị nợ hoặc người nợ trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi.

Phải có chứng từ gốc, giấy xác nhận nợ của đơn vị nợ, người nợ về số tiền nợ chưa thanh toán để có căn cứ lập bảng kê phải thu khó đòi.

Phương pháp tính dự phòng nợ phải thu khó đòi trên doanh thu bán chịu được mô tả như sau:

Số dự phòng phải lập = Doanh số bán

chịu

* Tỷ lệ phải thu

khó đòi ước tính

Số dự phòng phải thu khó đòi được theo dõi trên TK 139 -Dự phòng phải thu khó đòi.

Cách hạch toán dự phòng phải thu khó đòi:

Căn cứ vào bảng kê chi tiết nợ phải thu khó đòi, kế toán lập dự phòng: Nợ TK 642

Có TK 139 : Mức dự phòng phải thu khó đòi.

Ví dụ, trong tháng 05/2008, công nợ phải thu của khách hàng là 305.087.466đ

Ta ước tính tỷ lệ phải thu khó đòi là 3% của số công nợ trên, kế toán tiến hành lập dự phòng như sau:

Nợ TK 642: 9.152.624 Có TK 139 : 9.152.624

2.3.3. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Do hình thức kinh doanh thực tế tại Công ty nhiều khi phải mua hàng về kho để chuẩn bị cho hoạt động phân phối lưu thông tiếp theo nên không tránh

khỏi sự giảm giá thường xuyên, liên tục của hàng hoá trong kho. Vì vậy, Công ty nên dự tính khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc ước tính vào giá vốn hàng bán phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn so với giá ghi sổ của kế toán. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho giúp Công ty bù đắp các thiệt hại thực tế xảy ra do hàng hoá tồn kho giảm giá, đồng thời để phản ánh giá trị thực tế thuần tuý của hàng tồn kho . Cuối kỳ, nếu kế toán nhận thấy có bằng chứng chắc chắn vế sự giảm giá thường xuyên cụ thể xảy ra trong kỳ, kế toán tiến hành trích lập dự phòng.

Công thức tính trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

Mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho = Số lượng hàng tồn kho có thể

giảm giá * {Giá gốc

hàng tồn kho theo sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho

}

Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được phản ánh trên TK 159 -Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Cách hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

- Căn cứ vào bảng tổng hợp về mức lập dự phòng của các mặt hàng đã được duyệt, thẩm định của người có thẩm quyền trong doanh nghiệp, kế toán ghi:

Nợ TK 632 Có TK 159

- Theo quy định của Bộ Tài chính, nếu số trích lập cho năm kế hoạch bằng số dư của dự phòng năm trước thì không phải lập nữa.

- Nếu Số lập dự phòng cho năm kế hoạch lớn hơn số dư trên TK 159 thì tiếp tục trích lập:

Nợ TK 632 Có TK 159

Nếu số trích lập cho năm kế hoạch nhỏ hơn số dư trên TK 159 thì số chênh lệch giảm phải được hoàn nhập:

Nợ TK 159 Có TK 632

Ví dụ: Trong tháng 05/08, Công ty tiến hành lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau:

Nợ TK 632 : 10.000.000

Có TK 159: 10.000.000

2.3.4. Phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho

từng mặt hàng:

Công ty phân phối nhiều loại hàng hoá, mỗi mặt hàng tạo ra mức lợi nhuận khác nhau. Vì vậy, để xác định chính xác kết quả tiêu thụ của từng mặt hàng, từ đó có kế hoạch phát triển mặt hàng mang lại lợi nhuận cao cần phải sử dụng tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng mặt hàng tiêu thụ sau mỗi kỳ báo cáo.

Mỗi hàng hoá có tính thương phẩm khác nhau,dung lượng chi phí cũng khác nhau nên không thể sử dụng chung một tiêu thức phân bổ mà phải tuỳ thuộc vào tính chất của từng khoản mục chi phí để lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp.Ta có thể lựa chọn doanh số bán hàng làm tiêu thức phân bổ cho chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp như sau:

Chi phí QLDN phân bổ cho mặt hàng thứ i = Chi phí QLDN cần phân bổ Tổng doanh số bán hàng * Doanh số bán mặt hàng thứ i

Khi phẩn bổ được chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng nhóm hàng, mặt hàng, ta sẽ xác định được kết quả kinh doanh của từng mặt hàng đó.

Ví dụ, phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho nhóm hàng Sữa, biết: + Tổng doanh số bán hàng : 933.065.722

+ Doanh thu thuần mặt hàng Sữa: 35.729.794 + Giá vốn mặt hàng Sữa: 32.481.631

+ Chi phí QLDN: 36.138.398 + Chi phí bán hàng: 28.280.357

Ta tiến hành phân bổ chi phí QLDN theo doanh số bán:

Chi phí QLDN phân bổ cho mặt hàng bánh = 36.138.398 933.065.722 * 35.729.794 = 1.383.844

Chi phí bán hàng phân bổ cho mặt hàng bánh = 28.280.357 933.065.722 * 35.729.794 = 1.082.937

2.3.5. Tin học hoá công tác kế toán:

Công ty TNHH Tân Phương là đơn vị kinh doanh thương mại, trong tháng phát sinh nhiều nghiệp vụ cần phải ghi chép mà công việc kế toán chủ yếu được tiến hành bằng phần mềm Execl. Do vậy, các công thức tính toán khi sao chép từ sheet này sang sheet khác có thê bị sai lệch dòng dẫn đến các báo cáo không được chính xác. Vì vây, cần thiết phải ứng dụng phần mềm kế toán để giảm bớt khối lượng tính toán và ghi chép. Tạo điều kiện cho việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kế toán nhanh chóng, kịp thời về tình hình tài chính của Công ty, tạo niềm tin vào các báo cáo tài chính mà Công ty cung cấp cho các đối tượng bên ngoài.

Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Tân Phương, em đã bước đầu làm quen với công việc của một người làm kế toán, được tìm hiểu bộ máy kế toán cũng như phương pháp hạch toán tại Công ty TNHH Tân Phương. Có thể nói những thành tựu Công ty đạt được trong những năm vừa qua là kết quả không nhỏ của công tác quản lý doanh nghiệp, công tác tài chính kế toán.

Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, việc tổ chức hợp lý kế toán nghiệp vụ bán hàng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý hoạt động kinh doanh . Tiêu thụ hàng hoá là giai đoạn cuối cùng nhưng lại có ý nghĩa quyết định đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc hạch toán kế toán tiêu thụ hàng hoá đầy đủ, kịp thời và đúng đắn sẽ là một trong những biện pháp tích cực có hiệu quả góp phần giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn hoạt động bán hàng của mình, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, từ đó không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Tại Công ty TNHH Tân Phương, kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là vấn đề rất được quan tâm. Nhằm mục đích thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong điều kiện cơ chế thị trường, Công ty đang từng bước đổi mới hoàn thiện công cụ quản lý, tổ chức hợp lý công tác kế toán bán hàng. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào thời gian, vào trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ kế toán trong Công ty.

Do những hạn chế về trình độ kiến thức và thời gian nghiên cứu nên các vấn đề đưa ra trong chuyên đề chưa có tính khái quát cao, việc giải quyết chưa hẳn đã hoàn toàn thấu đáo và không tránh khỏi những thiếu sót.Em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo, các cán bộ trong Công ty để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn

Đặng Thị Loan cùng các nhân viên kế toán trong Công ty TNHH Tân Phương đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.

Một phần của tài liệu Thực tế kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Tân Phương. (Trang 73 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w