Các văn bản quy định hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 50 - 51)

Đối với riêng hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng, Quy chế sáp nhập,

hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam đi kèm với Quyết định số 241/

1998/QĐ-NHNN ngày 15/07/1998 của Ngân hàng Nhà nước ban hành nhằm tạo cơ

sở pháp lý để các ngân hàng TMCP, các công ty tài chính cổ phần trong nước thực

hiện trong quá trình củng cố, sắp xếp lại. Trong đó, đối tượng và phạm vi điều chỉnh như sau:

Các tổ chức tín dụng cổ phần đang hoạt động bình thường, nhưng tự nguyện xin sáp nhập, hợp nhất hoặc mua lại tổ chức tín dụng cổ phần khác để thành một tổ

chức tín dụng cổ phần có quy mô lớn hơn, hoạt động an toàn hơn và có mức vốn

điều lệ lớn hơn.

Các tổ chức tín dụng cổ phần được đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc không đủ mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của Nhà nước hoặc hoạt

động yếu kém có thể tự nguyện xin sáp nhập, hợp nhất hoặc mua lại theo các quy

định của Quy chế này.

Các tổ chức tín dụng cổ phần bị xử lý trong trường hợp đặc biệt theo quy chế

này.

Quy chế cũng quy định cụ thể các điều kiện cho M&A đối với các tổ chức tín dụng là:

Có phương án sáp nhập/ hợp nhất/ mua lại khả thi.

Được đại hội cổđông của các tổ chức tín dụng cổ phần nhất trí chấp thuận và cam kết cùng chịu trách nhiệm giải quyết các tồn tại cũ.

Được Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố chấp thuận.

Quy chế này còn quy định cụ thể quy trình, thủ tục, hồ sơ và tổ chức thực hiện hoạt

động M&A.

Ngoài ra, Nghị định 69/ 2007/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ

phần của Ngân hàng thương mại Việt Nam quy định như sau:

Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm cả cổ

đông nước ngoài hiện hữu) và người có liên quan của các nhà đầu tư nước ngoài đó

không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.

Mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư nước ngoài không phải là tổ chức tín dụng nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư nước ngoài đó không vượt quá 5% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.

Mức sở hữu cổ phần của một tổ chức tín dụng nước ngoài và người có liên quan của tổ chức tín dụng nước ngoài đó không vượt quá 10% vốn điều lệ của một

ngân hàng Việt Nam.

Mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đó không vượt quá 15% vốn điều lệ của

một ngân hàng Việt Nam.

Trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ căn cứ đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, quyết định mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đó vượt quá

15%, nhưng không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.

Ngoài ra, khi tiến hành hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng còn phải

tuân thủ theo các quy định trong Luật các tổ chức tín dụng, Luật đầu tư, Luật doanh

nghiệp, Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)