các ngân hàng thương mại Việt Nam
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ với khu vực và toàn cầu.
Một trong những mốc quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các ngân
hàng thương mại là việc ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa kỳ, hiệp định
chung về thương mại dịch vụ (GATs) của WTO theo hướng thực hiện các hiệp định
song phương đã ký kết với các nước thành viên WTO cam kết mở cửa thị trường tài
chính ngân hàng, đồng thời bắt đầu thực hiện các yêu cầu các cam kết trong Hiệp
định khung về thương mại dịch vụ (AFAS) của ASEAN.
Ngành ngân hàng sẽ đối mặt với khả năng thâm nhập thị trường của các
đối thủ mới.
+ Đối với các tổ chức trong nước: Trong năm 2007 có hơn 30 hồ sơ và đề
nghị xin thành lập ngân hàng mới từ các doanh nghiệp lớn như: Tập đoàn Bảo Hiểm
Bảo Việt, Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông, Tập đoàn Dệt May, Tổng công ty Sông
Đà….
+ Đối với các tổ chức nước ngoài: Tính đến cuối năm 2007, Ngân hàng nhà
nước đã tiếp nhận 5 hồ sơ xin thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài và
19 hồ sơ xin cấp phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Trong đó, có 3 hồ sơ xin thành lập chi nhánh đã được chấp thuận nguyên tắc
là Commonwealth Bank (Australia), IBK (Hàn Quốc) và Fubon (Đài Loan).
Ngành ngân hàng sẽ đối mặt với sự cạnh tranh tiềm tàng từ các tổ chức tài chính khác
Hoạt động của các ngân hàng hiện chịu sự cạnh tranh nhẹ từ các tổ chức tài
chính không phải là ngân hàng như các Công ty tài chính, đặc biệt là các công ty tài
chính thuộc các Tập đoàn, Tổng công ty (đối với hoạt động thu xếp vốn vay, tín dụng, huy động vốn), các công ty chứng khoán có quy mô lớn (đối với các hoạt
trong tương lai nếu các mô hình này thành công, đây sẽ là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng trên từng mảng hoạt động, đặc biệt là sự cạnh tranh từ
các công ty chứng khoán độc lập có quy mô lớn trên hoạt động đầu tư.
Do tầm quan trọng và đặc điểm của ngành ngân hàng trong tiến trình phát triển kinh tế quốc dân, để có thể tận dụng tối đa các cơ hội, hạn chế thách thức, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại hiện nay là vấn đề
nóng hổi.
Xét trong ngắn hạn và dài hạn, hoạt động M&A thực sự là giải pháp cần thiết
giúp các ngân hàng thương mại nâng cao năng lực cạnh tranh ngay trên sân nhà và
trên “đấu trường” quốc tế bởi hoạt động này có những điểm ưu điểm sau:
Giảm chi phí nhờ tăng lợi ích từ quy mô: đó là khả năng giảm số lượng nhân viên với quy mô lớn và các khoản tiết kiệm chi phí từ việc loại bỏ những yếu tố
trùng lắp của hai tổ chức như hệ thống phân phối, tiếp thị, các trụ sở chính, hệ thống máy vi tính……
Cải thiện điểm yếu tài chính: sau hoạt động M&A, số vốn điều lệ của các ngân hàng tăng lên tạo điều kiện cho ngân hàng có thể mở rộng hoạt động kinh
doanh, tín dụng, đầu tư……mà vẫn đảm bảo các hệ sốđảm bảo an toàn theo thông
lệ quốc tế (các hệ số Balse). Tình hình tài chính của các ngân hàng mạnh hơn tạo ra “sức đề kháng” đối với những biến động trong nền kinh tế.
Nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá chuỗi sản phầm: các ngân hàng
của các ngân hàng lớn được chuẩn hóa phù hợp với thông lệ quốc tế có quy mô lớn
sẽ tạo điều kiện để họ tiếp cận, triển khai và đầu tư vào các dịch vụ mới, hiện đại
đòi hỏi hệ thống công nghệ thông tin hiện đại.
Nâng cao chất lượng hoạt động truyền thống (tín dụng): hoạt động M&A
diễn ra sẽ giảm bớt số lượng các ngân hàng nhỏ, hình thành nên những ngân hàng
có quy mô lớn với các quy trình cho vay chặt chẽ hơn. Do ít chịu sự tác động của
cạnh tranh và giành giật khách hàng nên việc thẩm định cho vay sẽ thận trọng hơn,
các ngân hàng sẽ hạn chế việc chạy đua lãi suất cho vay và tiền gửi mà những điều
suất cho vay giảm làm lợi nhuận của các ngân hàng giảm, chi phí vốn của các doanh nghiệp cũng tăng theo chưa kể việc cạnh tranh này đôi khi tác động tiêu cực gây xáo trộn nền tài chính trong nước.
Nâng cao vị thế cạnh tranh trong điều kiện hội nhập: Từ kết quả của hoạt
động M&A, các ngân hàng mới được thành lập sẽ có quy mô lớn, trình độ quản lý
chuyên nghiệp, chất lượng được nâng cao sẽ giúp cho các ngân hàng trong nước
nâng cao uy tín và lấy được lòng tin đối với khách hàng, xây dựng thương hiệu lớn
mạnh để hoạt động ngân hàng không những bó hẹp hoạt động trong thị trường nội
địa mà còn vươn xa ra thị trường thế giới.
Theo lộ trình cam kết WTO và Hiệp định thương mại Việt Mỹ, Việt Nam
phải dần dần xóa bỏ các rào cản luân chuyển vốn, các ngân hàng nước ngoài sẽ tìm
cách sáp nhập và mua lại, các ngân hàng trong nước thay vì thành lập các ngân hàng
100% vốn nước ngoài hay thành lập chi nhánh. Với cách làm này, các ngân hàng
nước ngoài có thể khắc phục được những điểm yếu của họ như thiếu kinh nghiệm thị trường, sự khác biệt văn hóa, sự bảo hộ vô hình (do tính dân tộc chủ nghĩa tạo nên…). Đối với các ngân hàng trong nước, việc san sẻ quyền kiểm soát cho các ngân hàng nước ngoài sẽ giúp cải thiện được những điểm yếu kém về quản trị, điều
hành, công nghệ, và kinh nghiệm kinh doanh của họ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Trong chương 1, luận văn đã trình bày tổng quan lý luận các vấn đề cơ bản về
hoạt động sáp nhập và mua lại để thấy được mức độ đa dạng của hoạt động M&A
đang diễn ra trên thực tế. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam chắc chắn sẽđối mặt với nhiều thách thức mới, muốn tồn tại
và phát triển, các ngân hàng thương mại phải nâng cao năng lực cạnh tranh mà giải
CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA
LẠI NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM