Một số kiến nghị cơ bản nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH Đầu Tư và Quảng Cáo Việt Thái (Trang 80 - 87)

Ký hiệu: KH/

3.3Một số kiến nghị cơ bản nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty

định kết quả bán hàng tại công ty

Kiến nghị một: Về việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi:

Trong hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Đầu Tư và Quảng Cáo Việt Thái có những khoản phải thu mà người nợ khó hoặc không có khả năng trả nợ nhưng Công ty chưa có kế hoạch lập dự phòng phải thu khó đòi. Thực chất của việc lập dự phòng phải thu khó đòi là cho phép doanh nghiệp được tính dự phòng bằng cách trích một phần lợi nhuận kinh doanh trong năm để chuyển sang năm sau nhằm để trang trài nợ phải thu khó đòi có thể phát sinh trong, không làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh năm sau.

Theo quy định về lập dự phòng phải thu khó đòi thì điều kiện lập dự phòng phải thu khó đòi:

+ Khoản công nợ phải thu có thời hạn từ 3 năm trở lên.

+ Đơn vị nợ đã giải thể, phá sản, đã ngừng hoạt động hoặc trong thời hạn nợ chưa quá 3 năm nhưng chưa có đầy đủ bằng chứng về việc đơn vị giải thể, phá sản.

- Phương pháp lập dự phòng phải thu khó đòi: Dự phòng phải thu khó đòi phải lập chi tiết cho từng khoản nợ phải thu khó đòi. Cuối kỳ khi lập báo cáo tài chính căn cứ vào số dư chi tiết của khoản phải thu khó đòi để lập dự phòng hạch toán vào chi phí quản lý kinh doanh. Mức dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi tối đa không vượt quá 20% tổng số dư nợ phải thu của doanh thu của doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm và đảm bảo cho doanh nghiệp không bị lỗ.

- Trình tự kế toán lập dự phòng phải thu khó đòi:

+ Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập nâm nay lớn hơn số dư các khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí kế toán ghi:

Nợ TK 642-Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 139-Dự phòng phải thu khó đòi

+ Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay nhỏ hơn số dư các khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước, thì số chênh lệch được hoà nhập ghi giảm chi phí, kế toán ghi:

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

+ Các khoản nợ phải thu khó đòi được xác định là không đòi được thì được phép xoá nợ, kế toán ghi:

Nợ TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 131- Phải thu của khách hàng Có TK131- Phải thu khác

Đồng thời ghi: Nợ TK 004- Nợ khó đòi đã xử lý

+ Với những khoản phải thu khó đòi đã xử lý xoá nợ nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được ghi:

NợTK 111, 112

Có TK 711- Thu nhập khác Đồng thời ghi: Có TK 004- Nợ khó đòi đã xử lý

Kiến nghị hai: Về xác định kết quả bán hàng

Trong hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Đầu Tư và Quảng Cáo Việt Thái, công ty đã xác định kết quả bán hàng gộp chung cho tất cả các sản phẩm như vậy công ty không theo dõi được tình hình tiêu thụ hàng hoá của tong mặt hàng cụ thể. Công ty cần mở sổ theo dõi chi tiết về tình hình nhập, xuất, tồn của từng mặt hàng khác nhau nhằm

biết được sự biến động về về giá cả của thị trường cũng như nhu cầu tiêu dùng trong dân cư, để từ đó giúp nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra quyết định về tiêu thụ trong kỳ kế toán tiếp theo hàng hoá nào nên bán, hàng hoá nào không nên bán và bán ra với số lượng bao nhiêu để đạt được lợi nhuận cao nhất và chắc chắn cung cấp cho thị trường những hàng hoá hữu ích, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân và xã hội. Để làm được điều này Công ty phải tổ chức phòng kế toán theo dõi chặt chẽ hàng hoá, và ghi chép phản ánh số liệu kế toán trung thực, chính xác, hợp lý. Bên cạnh đó Công ty cần có biện pháp tìm hiểu nhu cầu của thị trường như tiến hành thăm dò, phỏng vấn trong dân cư để biết yêu cầu, thẩm mỹ, chất lượng của những hàng hoá mà Công ty đang và sẽ cung cấp.

Kiến nghị bốn: Về Báo cáo Tài chính

Hiện nay trong Công ty sử dụng Báo cáo Tài Chính gồm Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh, như vậy sẽ không cung cấp thông tin đầy đủ cho nhà quản lý cũng như những người cần biết thông tin chính xác về đơn vị. Theo em Công ty nên lập thêm Thuyết minh báo cáo tài chính sẽ giúp giải thích và bổ sung thông tin về tình hình tài chính và tình hoạt động kinh doanh của Công ty trong kỳ báo cáo mà các báo cáo khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được.

- Cơ sở lập Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính được lập căn cứ vào số liệu trong: + Các sổ kế toán kỳ báo cáo

+ Bảng Cân đối kế toán kỳ báo cáo (Mẫu số B02- DN)

+ Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh kỳ báo cáo (Mẫu số B09 – DN) - Phương pháp chung lập Thuyết minh báo cáo tài chính

+ Phần trình bày bằng lời văn ngắn gọn, dễ hiểu. Phần trình bày bằng số liệu phải thống nhất số liệu trên các báo cáo khác.

+ Đối với báo cáo quý, các chỉ tiêu thuộc phần chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp phải thống nhất trong cả niên độ kế toán. Nếu có sự thay đổi phải trình bày rõ ràng lý do thay đổi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trong các biểu số liệu, cột số kế hoạch thể hiện số liệu kế hoạch của kỳ báo cáo, cột số thực hiện thể hiện số liệu của kỳ ngay trước kỳ báo cáo.

+ Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp chỉ sử dụng trong Thuyết minh báo cáo tài chính năm.

Kiến nghị năm: Về hình thức kế toán:

Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ. Hình thức này tuy có một số ưu điểm nhưng khó vi tính hoá công tác kế toán. Vì vậy, để hoàn thiện hệ thống sổ kế toán không chỉ đối với nghiệp vụ bán hàng mà còn đối với tất cả các nghiệp vụ phát sinh trong công ty và để phù hợp với công tác kế toán của công ty. Theo em, công ty nên chuyển đổi hình thức Nhật ký – Chứng từ sang hình thức Nhật ký chung. Theo hình thức này, các sổ Nhật ký chung được ghi theo trật tự thời gian, toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh tại đơn vị. Nếu đơn vị có khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh càng nhiều, các nghiệp vụ cùng loại nhiều thì có thể mở thêm các Nhật ký đặc biệt để ghi các nghiệp vụ cùng loại phát sinh theo trật tự thời gian để định kỳ tổng hợp số liệu ghi sổ cái theo quy định của chế độ kế toán hiện hành. Hình thức này có ưu điểm là đơn giản, dễ hiểu, thuận tiện cho phân công lao động trong phòng kế toán, thuận tiện cho công tác sử dụng máy vi tính trong phòng kế toán.

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký- Chứng từ

Ghi chú: Ghi ngày (định kỳ)

Ghi cuối tháng: (hoặc định kỳ) Đối chiếu, kiểm tra:

Hình thức nhật ký chung gồm có các loại sổ sách kế toán chủ yếu sau: Nhật ký chung, Sổ cái, Sổ nhật ký đặc biệt và các sổ kế toán chi tiết, sổ phụ.

* Trình tự ghi chép kế toán trong hình thức NKC: Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ gốc nghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ NCK theo trình tự thời gian đề ghi vào sổ cái, trường hợp ghi Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc ghi nghiệp vụ phát sinh và vào nhật ký đặc biệt có liên quan, định kỳ, cuối tháng tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh trên nhật ký đặc biệt và lấy số liệu 1 lần ghi vào sổ cái. Cuối tháng tổng hợp số liệu của sổ Cái và lấy số liệu của sổ Cái ghi vào bảng cân đối phát sinh các khoản tổng hợp. Đối với các tài khoản mở thẻ kế toán chi tiết, sau khi ghi sổ nhật ký phải căn cứ vào chừng từ gốc vào các sổ và thẻ chi tiết liên quan, lập bảng tổng hợp đối chiếu với bảng cân đối phát sinh. Sau đó đối chiếu và làm căn cứ ghi vào sổ khác

Chứng từ gốc Nhật ký chung Sổ chi tiết Sổ quỹ Nhật ký đặc biệt Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết

Báo cáo kế toán Bảng cân đối tài khoản

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như ngày nay, thì sự thành bại của một doanh nghiệp là điều tất yếu. Doanh nghiệp muốn duy trì tốt hoạt động của mình thì phải thay đổi chiến lược kinh doanh của mình cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm đẩy mạnh mở rộng quan hệ buôn bán, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, thiết lập mối quan hệ mật thiết với khách hàng. Muốn vậy, công ty phải hoàn thiện và đổi mới các công cụ quản lý trong đó có công tác kế toán. Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa có vai trò rất quan trọng nó là phần quan trong để quyết định sự thành bại của Công và giúp cho các nhà quản lý có thể phân tích được hoạt động kinh tế, đưa ra các quyết định nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ nội dung của chuyên đề mà em đã lựa chọn nghiên cứu sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH Đầu Tư và Quảng Cáo Viêt Thái “Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Đầu Tư và Quảng Cáo Viêt Thái”. Bán hàng là 1 quá trình kinh doanh phức tạp đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng là bộ phận không thể thiếu được trong toàn bộ công tác kế toán, nó cung cấp số liệu kịp thời cho việc công tác kế toán, nó cung cấp số liệu kịp thời cho việc phân tích tình hình hoạt động bán hàng, phản ánh một cách chính xác đầy đủ kết quả cuối cùng của quá trình bán hàng, cung cấp các thông tin cần thiết cho ban giám đốc. Để hoạch định những chiến lược kinh doanh mới.

Trong lĩnh vực bán hàng, con người bao giờ cũng là yếu tố quan trọng nhất. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết qảu bán hàng không chỉ là vấn đề hoàn thiện các yếu tố bên trong của hạch toán kế toán mà còn phải hoàn thiện công tác kế toán, nghiên cứu tổ chức kế toán và kiểm tra kế toán.

Do hiểu biết còn hạn chế, và thời gian thực tập chưa nhiều nên bài viết của em có nhiều thiếu sót và vướng mắc. Em rất mong có sự tham gia góp ý kiến của các thầy cô để chuyên đề này hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo - Thạc sỹ Đinh Thế Hùng và sự quan tâm giúp đỡ của anh chị phòng Kế toán Công ty TNHH Đầu Tư và Quảng Cáo Viêt Thái để em hoàn thành chuyên đề này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, tháng 11 năm 2008. Sinh viên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH Đầu Tư và Quảng Cáo Việt Thái (Trang 80 - 87)