Chức năng, nhiệmvụ của các bộ phận

Một phần của tài liệu “ Một số giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổchức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Thủy sản khu vực I” (Trang 31 - 40)

I. Phân theo chức năng

2.3Chức năng, nhiệmvụ của các bộ phận

2. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty

2.3Chức năng, nhiệmvụ của các bộ phận

2.3.1 Phòng Tổ chức Hành chính

Phòng tổ chức hành chính thực hiện chức năng tham mưu cho giám đốc trong công tác tổ chức cơ cấu bộ máy, tổ chức công tác quản lý, sản xuất, công tác quản lý cán bộ lao động, công tác nhân sự, tiền lương và giải quyết các chế độ chính sách quyền lợi cho người lao động theo quy định của Nhà nước ngoài ra thực hiện mọi vấn đề về quản lý hành chính pháp chế, công tác quản trị, công tác đời sống đối ngoại, bảo vệ nội bộ và tài sản của Công ty.

Công tác tổ chức bao gồm : Quản lý toàn bộ người lao động trong Công ty, thực hiện và giải quyết các vấn đề tiền lương, các chế độ chính sách liên quan đến người lao động, tham mưu giải quyết công tác cán bộ trong Công ty, giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp đồng, thực hiện khen thưởng kỷ luật, chịu trách nhiệm và thực hiện công tác quản lý hồ sơ, lý lịch của người lao

động trong toàn Công ty, bổ sung nhận xét lý lịch hàng năm cho người lao động .

Công tác hành chính bao gồm : Quản lý và sử dụng con dấu, quản lý hồ sơ, văn bản, tài liệu, quản lý cơ sở hạ tầng, phục vụ các hội nghị, chăm lo thăm hỏi đời sống của người lao động, thực hiện công tác bảo vệ, công tác thanh tra, quản lý đội xe.

Phòng tổ chức hành chính được quyền yêu cầu các phòng ban cung cấp tài liệu, số liệu để phục vụ cho công tác tiền lương. Có quyền phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên trong phòng, theo dõi và đánh giá kết quả làm việc của họ.

Thừa lệnh Giám đốc ký các văn bản hành chính thuộc phạm vi nghiệp vụ tổ chức, lao động tiền lương. Hướng dẫn và đôn đốc các phòng ban, đơn vị trực thuộc thực hiện công tác về tổ chức nhân sự. Triệu tập các cuộc họp thuộc lĩnh vực phạm vi công tác tổ chức. Có quyền kiến nghị với Giám đốc cử CBCNV tham gia học các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ.

Cơ cấu phòng gồm 4 người: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, ! chuyên viên, 1 nhân viên tạp vụ.

2.3.2 Phòng kinh doanh

Phòng Kinh doanh là phòng nghiệp vụ làm tham mưu làm tham mưu

tổng hợp cho Giám đốc về công tác kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho công ty, giúp Giám đốc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Nắm vững diễn biến của thị trường để kịp thời điều chỉnh kế hoạch.

Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch được giao, thực hiện tốt công tác tiếp thị, tính toán đơn giá các mặt hàng kinh doanh. Lập kế hoạch tháng, quý, năm trình Giám đốc duyệt.

Điều hành việc thực hiện kế hoạch, đảm bảo về thời gian, hiệu quả của sản xuất kinh doanh.Định kì báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch để khi cần thiết có thể điều chỉnh kế hoạch kịp thời.

Cân đối lỗ, lãi từng lô hàng, loại hàng để kịp thời phục vụ tốt cho các lô hàng mới.

Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các biện pháp Marketting. Tích cực tìm hiểu và mở rộng thị trường.

Có kế hoạch chủ động tìm nguồn hàng, duy trì và củng cố mạng lưới bán hàng đảm bảo phục vụ đều đặn cho sản xuất kinh doanh.

Thực hiện tốt hợp đồng mua bán sản phẩm hàng hóa.Quản lý chặt chẽ hệ thống kho tàng nhằm đảm bảo tốt về số lượng và chất lượng, không gây thất thoát hay làm cho sản phẩm mất phẩm chất.

Yêu cầu các phòng ban, đơn vị có liên quan cung cấp các số liệu cần thiết phục vụ cho công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Đề xuất với Giám đốc về việc thay đổi hoặc bổ sung kế hoạch, đề xuất biện pháp xử lý vi phạm và thanh lý các hợp đồng đã kí.

Được quyền kí các văn bản điều hành những công việc khi Giám đốc ủy nhiệm.

Cơ cấu phòng gồm có: trưởng phòng, 1 phó phòng, 2 chuyên viên.

2.3.3 Phòng Kinh Tế- Tài chính

Đây là phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng quản lý tài sản, quản lý sản xuất kinh doanh bằng tiền vốn, quản lý công tác thu chi, tổng hợp và hệ thống hóa các số liệu hạch toán.

Phòng Kinh tế - Tài chính còn có chức năng tham mưu giúp Giám đốc thực hiện các nghiệp vụ về kế toán – thống kê – tài chính giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đúng nguyên tắc, đúng chế quản lý kinh tế tài chính do Nhà nước quy định . Phát

hiện, ngăn ngừa các biểu hiện, hoạt động vi phạm các chế độ, chính sách quản lý tài chính của Nhà nước.

Với hai chức năng trên, phòng Kinh tế tài chính có các nhiệm vụ sau: - Lập kế hoạch tài chính hằng năm, hàng quý, tổ chức thực hiện, điều chỉnh kịp thời đáp ứng các yêu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh.

- Thực hiện đúng biểu mẫu kế toán – thống kê – tài chính do nhà nước quy định. Hệ thống sổ sách, tài liệu báo cáo phải đảm bảo đầy đủ chính xác, rõ ràng, hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành, phí lưu thông và các khoản thanh toán ngân sách theo đúng chế độ của Nhà nước.

- Tổng hợp số liệu về sản xuất kinh doanh nhằm phục vụ công tác hạch toán kinh tế. Lập báo cáo định theo quy định của cơ quan cấp trên và nhà nước,

- Theo dõi và nắm chắc nguồn vốn, đề xuất các biện pháp phát huy và tăng vòng quay vốn nhằm đạt hiệu quả cao.Nắm vững giá trị các loại tài sản, theo dõi và tính toán khấu hao tài sản cố định.

- Kiểm tra kiểm soát các chứng từ thanh toán với khách hàng và các đơn vị trực thuộc Công ty. Thanh toán kịp thời, đúng chế độ các khoản chi tiêu, theo dõi và thu hồi công nợ không để khách hàng chiếm dụng vốn, đề xuất các biện pháp thu hồi công nợ đối với khách hàng ( nếu có).

- Thống nhất quản lý các loại phí sản xuất kinh doanh và hành chính.Đề xuất việc trích lập và sử dụng các quỹ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đổi mới tác phong làm việc, nêu cao tinh thần phục vụ khách hàng, thái độ lịch thiệp, giải quyết mọi thủ tục hóa đơn về mua bán, thu, chi kịp thời, nhanh gọn và rõ ràng.

- Thay mặt Giám đốc đôn đốc và giúp đỡ các phòng ban, đơn vị thực hiện kịp thời và chính xác các chế độ, quy định về tài chính, kí các văn bản và báo cáo về công tác kế toán – thống kê – tài chính.

- Quan hệ giao dịch, tiếp đón và làm việc với cơ quan quản lý cấp trên về công tác tài chính – kế toán.

- Đề xuất với Giám đốc những biện pháp quản lý kinh tế phù hợp nhằm giải quyết có hiệu quả nguồn vốn và tài sản có.

- Kiểm tra hồ sơ, chứng từ sổ sách của các đơn vị, quầy bán lẻ trực thuộc Công ty về những việc có liên quan đến công tác quản lý tài chính, tài sản.

- Có quyền đề nghị khen thưởng, kỉ luật nhân viên dưới quyền, nhận xét mức độ hoàn thành công việc và năng lực của nhân viên làm căn cứ để xét nâng lương.

- Đề nghị cử nhân viên trong phòng theo học các lớp chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ tay nghề tạo thuận lợi cho việc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Cơ cấu phòng Kinh tế - Tài chính gồm có: Trưởng phòng, 3 chuyên viên.

2.3.4 Trung tâm kỹ thuật và thực nghiệm

Trung tâm có chức năng là phòng quản lý tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực kỹ thuật, nghiên cứu thực nghiệm sản phẩm sản phẩm mới và kiểm tra chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn của ngành, Nhà nước. Nghiên cứu kỹ thuật xử lý lại, nâng cấp hoặc chuyển đổi sản phẩm thủy sản cho phù hợp với cơ chế thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng.

Trung tâm có nhiệm vụ :

Kiểm tra chất lượng toàn bộ sản phẩm thủy sản mua vào, bán ra làm cơ sở định giá , phân loại sản phẩm phục vụ sản xuất kinh doanh .

Chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản phẩm, đảm bảo chất lượng, phù hợp với yêu cầu thị trường của từng khu vực. Xử lý những lô hàng kém chất lượng.

Giữ bí mật kỹ thuật và quy trình sản xuất, ngày càng hoàn thiện quy trình sản xuất ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Tham mưu soạn văn bản về mặt quản lý chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm của công ty ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng trên thị trường.

Bên cạnh chức năng nhiệm vụ thì trung tâm có các quyền hạn :

- Kiểm tra giám sát về kỹ thuật trong sản xuất, chỉ đạo điều hành về kỹ thuật .

- Phân công nhiệm vụ cho nhân viên trong trung tâm phù hợp với trình độ chuyên môn, bổ sung thêm nhân sự khi cần để hoàn thành nhiệm vụ. Đề nghị khen thưởng kỷ luật đối với nhân viên của trung tâm .

- Nghiên cứu cho ra các sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đề nghị trang bị dụng cụ kỹ thuật phục vụ cho trung tâm .

2.3.5 Xưởng chế biến thủy sản

Là đơn vị trực thuộc thực hiện chức năng sản xuất đóng gói, tái chế các mặt hàng thủy sản theo nhu cầu kế hoạch phục vụ cho sản xuất kinh doanh . Thực hiện các thử nghiệm của trung tâm kỹ thuật và thực nghiệm nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất các mặt hàng mới đạt năng suất cao, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu thị trường. Thực hiện nhiệm vụ sản xuất và trả lương theo phương thức giao khoán định mức và thưởng theo tăng năng suất lao động.

Xưởng có nhiệm vụ :

Sản xuất, chế biến, đóng gói các mặt hàng thủy sản theo quy trình đã được nghiên cứu đảm bảo chất lượng và chỉ tiêu kỹ thuật đề ra. Tái chế các mặt hàng thủy sản khi có nhu cầu phát sinh, sản xuất chuyển đổi mặt hàng theo yêu cầu của Công ty.

Xác định mức hao hụt trong sản xuất. Tiếp nhận nguyên liệu và giao lại thành phẩm.

Quản lý, sử dụng tốt toàn bộ hàng hóa, tài sản, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ sản xuất và sinh hoạt cấp phát cho xưởng. Có những biện pháp tiết kiệm nguyên liệu, giảm chi phí để hạ giá thành.

Kịp thời phát hiện những lô hàng kém chất lượng để xử lý, hạn chế chi phí phát sinh và hậu quả về sau.

Thực hiện đúng những quy định chế độ thanh quyết toán lương, chúng từ hóa đơn phải rõ ràng.

Thực hiện nghiêm kỉ luật lao động, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. Xưởng chế biến thủy sản có quyền đề xuất những biện pháp cải tiến sản xuất, phân công lao động cụ thể phù hợp với từng người. Đề nghị khen thưởng. kỷ luật người lao động. Đôn đốc nhắc nhở, kiểm tra người lao động chấp hành kỷ luật , an toàn lao động, thực hiện nghiêm chỉnh quy định của Công ty.

2.3.6 Xưởng kinh doanh thủy sản đông lạnh

Đây là đơn vị trực thuộc Công ty, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, chuyên kinh doanh các mặt hàng thủy sản và thực phẩm đông lạnh.

Xưởng được giao nhiệm vụ là : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện tốt công tác tiếp thị phục vụ cho việc thu mua và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Phát triển hệ thống các đại lý, các quầy bán lẻ sản phẩm.

Tổ chức sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản và thực phẩm đông lạnh.

Bảo quản tốt toàn bộ nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị dụng cụ được trang bị. Đảm bảo quy trình sản xuất đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Xưởng được quyền đề nghị huy động, bổ sung người lao động, phương pháp tiện vật tư, nguyên liệu và vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Được ký các hợp đồng mua bán sản phẩm và các văn bản có liên quan đến xưởng khi Giám đốc ủy quyền. Đề nghị khen thưởng và xử lý vi phạm kỉ luật.

2.3.7 Trạm kinh doanh thủy sản Giáp Bát

Là đơn vị trực thuộc Công ty làm nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh các mặt hàng thủy sản theo hình thức tự cân đối, khoán gọn, thông qua chức năng tiếp nhận, trung chuyển hàng hóa bán buôn, bán lẻ trong kế hoạch và định mức Công ty giao từng thời kỳ và nguồn hàng tự khai thác khi được công ty cho phép.

Trạm kinh doanh thủy sản Giáp Bát có nhiệm vụ và quyền hạn: Chấp hành tốt các định mức công ty đề ra.

Xây dựng quan hệ giao dịch tốt với nhà ga, làm thủ tục giấy tờ theo đúng quy định để tiếp nhận, gửi và nhận hàng được thuận lợi, tránh hao hụt quá định mức.

Thực hiện các hợp đồng mua, bán hàng hóa do công ty ký kết và ủy nhiệm. Tổ chức tập trung việc bán buôn, bán lẻ hàng thủy sản của Công ty phù hợp với khả năng kinh doanh của Trạm.

Tổ chức tốt việc khai thác kinh doanh các mặt hàng khác, chấp hành đúng chế độ thuế đối với Nhà nước và các quy định của Công ty.

Bảo quản tốt hàng hóa, bao bì vật tư, phương tiện và các trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt tại Trạm.

Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng định mức về khoán và vạch ra phương hướng trong sản xuất kinh doanh của Trạm.Sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động tại Trạm, thực hiện nghiêm chỉnh kỷ luật lao động.

Hệ thống sổ sách, chứng từ phải rõ ràng, kịp thời đúng quy định.

Lập kế hoạch và phương hướng sản xuất kinh doanh cụ thể trong năm và triển khai thực hiện có hiệu quả nhằm nâng cao đời sống cho người lao động, hoàn thành nhiệm vụ đối với Công ty.

Được quyền ký các vản bản, chứng từ, hóa đơn thu, chi, xuất, nhập thuộc đơn vị mình quản lý.

Được quyền đề nghị Giám đốc xét khen thưởng, kỷ luật đối với nhân viên. Chăm lo bồi dưỡng các bộ kế cận để phục vụ yêu cầu kinh doanh của Trạm.

Cơ cấu nhân sự của Trạm bao gồm: Trạm trưởng, 2 thủ kho, 1 kế toán. 2 nhân viên giao nhận.

2.3.8 Trạm Thủy sản Thanh Bình

Là đơn vị trực thuộc Công ty, làm nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh các mặt hàng thủy sản theo mô hình tự khai thác, bán buôn, bán lẻ hàng hóa trong kế hoạch và định mức công ty cho phép.

Quản lý và khai thác sử dụng tốt đất đai , nhà xưởng hiện có. Tổ chức kinh doanh tốt và lên kế hoạch kinh doanh hằng năm.

Chấp hành tốt các quy định về tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty đối với trạm.

Trạm có quyền ký các văn bản, chứng từ , hóa đơn, thu, chi, xuất , nhập thuộc phạm vi đơn vị mình.Đề nghị khen thưởng, kỷ luật đối với nhân viên dưới quyền.Chăm lo bồi dưỡng cán bộ kế cận để phục vụ yêu cầu kinh doanh của Trạm.

Là đơn vị trực thuộc công ty, làm nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh, giới thiệu sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Tập trung bán sản phẩm của công ty, đặc biệt là nước mắm. Tuyệt đối không được bán hàng của các đối thủ cạnh tranh. Tự chủ trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu “ Một số giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổchức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Thủy sản khu vực I” (Trang 31 - 40)