Lập kế hoạch đào tạo

Một phần của tài liệu “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội” (Trang 64 - 66)

- Hàng năm, trưởng các phòng, đội trưởng đội sản xuất hoặc người được uỷ quyền có liên quan đến công tác đào tạo của công ty phải xác định các nhu cầu đào tạo chung cho nhân viên của bộ phận mình quản lý.

- Nhu cầu đào tạo được xác định trên các cơ sở sau:

• Nhân viên mới tuyển dụng

• Yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật

• Nhu cầu đột xuất để đáp ứng yêu cầu.

- Với nhân viên mới tuyển dụng theo hợp đồng dài hạn phải được đào tạo theo các nội dung sau:

• Các quy định, nội quy của công ty

• Cơ cấu tổ chức công ty

• Chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng.

• Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 của công ty.

- Với nhân viên mới tuyển dụng theo hợp đồng ngắn hạn, thời vụ cho các dự án, phải được đào tạo theo các nội dung sau:

• Các quy định, nội quy của công ty

• Biện pháp thi công, đảm bảo an toàn

• Chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng

• Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 của công ty

• Các yêu cầu về kỹ thuật khi thấy cần thiết.

- Lập kế hoac hoạch đào tạo:

Nội dung của kế hoạch bao gồm: nội dung, thời gian và hình thức đào tạo. Ngoài kế hoạch đào tạo định kỳ đã xác định khi có nhu cầu đào tạo đột xuất thì giám đốc cong ty, giám đốc xí nghiệp hoặc chủ nhiệm dự án có thể quyết định kế hoạch đào tạo bổ sung hoặc điều chỉnh kế hoạch đào tạo định kỳ hàng năm sao cho phù hợp.

- Thực hiện đào tạo:

Việc đào tạo có thể được thực hiện theo các hình thức khác nhau sao cho đáp ứng các yêu cầu đào tạo, có thể bao gồm:

• Đào tạo tại chỗ trên công việc

• Đào tạo tập trung tại công ty, xí nghiệp hoặc tại công trường

Đối với việc đào tạo do công ty tự thực hiện, giám đốc công ty, giám đốc xí nghiệp hoặc chủ nhiệm dự án sẽ quyết định lựa chọn giảng viên có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp. Giảng viên được lựa chọn phải có trách nhiệm chuẩn bị bài giảng và các tài liệu cần thiết sao cho đáp ứng được nhu cầu đào tạo.

Khi có nhu cầu đào tạo bên ngoài, trưởng phòng tổ chức lao động, chỉ huy công trường cần xem xét khả năng của đơn vị đào tạo bên ngoài trên cơ sở uy tín và kinh nghiệm của đơn vị đó.

Khi kết thúc khoá học, giảng viên cần đánh giá kết quả học tập của các học viên bằng hình thức kiểm tra hay nhận xét. Các học viên không đạt yêu cầu cần có hình thức đào tạo bổ sung hay tự học để được kiểm tra, đánh giá lại nhằm đáp ứng được các yêu cầu đào tạo đặt ra.

Một phần của tài liệu “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội” (Trang 64 - 66)