PHẦN RIÊNG (2Điểm)

Một phần của tài liệu 25 Đề thi thử Tốt nghiệp môn Địa lí. Năm học 2008-2009 (Trang 32 - 34)

Câu 4 a .Cho bảng số liệu sau đây :

CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ VÀ TÂY NGUYÊN , NĂM 2006 2006

(Đơn vị nghìn ha )

Trung du miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên

TỔNG SỐ 10155,8 5466,0 Đất nông nghiệp 1478,3 1597,1 Đất lâm nghiệp 5324,6 3067,8 Đất chuyên dùng 245,0 124,5 Đất thổ cư 112,6 41,6 Đất chưa sử dụng 2995,3 635,0 Anh , (Chị) hãy :

1.Tính cơ cấu sử dụng đất của trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên . 2.Vẽ biểu đồ cơ cấu sử dụng đất của trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên .

Dựa vào biểu đồ đã vẽ ; so sánh và giải thích đặc điểm cơ cấu sử dụng đất ở hai vùng trên .

Câu 4.b. Dành cho chương trình nâng cao (2 điểm)

Cho bảng số liệu sau: Hiện trạng sử dụng đất của nước ta

Loại đất sử dụng Năm 1993 (%) Năm 2000 (nghìn ha)

Tổng số 100,0 33121,2

Đất nông nghiệp 22,2 9412,2

Đất lâm nghiệp 30,3 14437,3

Đất chuyên dùng và thổ cư 5,6 2003,7

Đất chư sử dụng 42,2 7268,0

1.Tính cơ cấu các loại đất năm 2000 của nước ta

2.Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu vốn đất của nước ta Nhận xét sự biến động các loại đất nói trên

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ13 I/PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 Điểm ) I/PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 Điểm )

Câu 1 a .Những điểm giống và khác nhau của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long .

*Giống:;

+ Đều là đồng bằng châu thổ do phù sa sông bồi tụ dần trên một vịnh biển nông ,thềm lục địa mở rộng tạo thành

+ Địa hình thấp,tương đối bằng phẳng . + Diện tích rộng

3 điểm 0,5

*Khác:

+ Diện tích : Đồng bằng sông Cửu Long rộng hơn . + Địa hình :

- Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê chia cắt ra thành nhiều ô Vùng trong đê không được bồi đắp phù sa hàng năm , tạo thành các bậc ruộng cao bạc màu và ô trũng nước ; vùng ngoài đê thường xuyên được bồi đắp phù sa .

- Đồng bằng sông cửu long ,trên bề mặt không có đê, nhưng có mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên mùa lũ nước ngập sâu ở vùng trũng Đồng Tháp Mười, còn về mùa cạn , nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn .

b.Đặc điểm của dải đồng bằng ven biển miền Trung

+Có tổng diện tích 15000km2 . phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiêu đồng bằng nhỏ ,chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở cửa sông lớn (đồng bằng Thanh Hóa ,Nghệ An, Quảng Nam , Phú Yên)

+Ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia làm 3 dải ; giáp biển là cồn cát , đầm phá ; giữa là vùng thấp trũng , dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng .

+ Trong sự hình thành đồng bằng ,biển đóng vai trò chủ yếu . Đất có đặc tính nghèo , ít phù sa . 0,25 điểm 0,5 0,5 0,5 0,25 0,5 Câu 2 . Cơ cấu của ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng ; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Theo cách phân loại hiện hành , nước ta có 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp ;nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành ), nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành ) ; và nhóm sản xuất , phân phối điện ; khí đốt , nước (2 ngành ).

- Một số ngành công nghiệp trọng điểm :năng lượng, chế biến lương thực - thực phẩm , dệt - may , hóa chất - phân bón - cao su, vật liệu liệu xây dựng, cơ khí - điện tử ,….

2Điểm 0,75 0,5

Nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu theo ngành vì :

Trong xu hướng toàn cầu hóa , nước ta đẩy mạnh hội nhập quốc tế và khu vực , cơ cấu ngành của công nghiệp có sự chuyển dịch nhằm thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường thế giới và khu vực

0,75

Câu 3 *Điều kiện tự nhiên:

Đất badan và khí hậu cận xích đạo rất phù hợp với việc trồng cây cà phê .

+ Đất badan có tầng phong hóa sâu ,giàu chất dinh dưỡng phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn .

+ Khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi 4- 5 tháng ).Mùa khô kéo dài tuy thiếu nứơc , nhưng lại là điều kiện thuận lợi để phơi sấy,bảo quản sản phẩm .

3 Điểm 0,5 0,5

*Điều kiện KT- XH:

- Các cơ sở chế biến cà phê được phát triển rộng rãi .

- Thị trường trong và ngoài nước mở rộng , đặc biệt nhu cầu xuất khẩu cà phê lớn .

- Nhà nước có chính sách phát triển cây cà phê . *Khó khăn

- Mùa khô sâu sắc , kéo dài

- Thiếu lao động có chuyên môn ,kĩ thuật

- cơ sở hạ tầng còn yếu ;công nghiệp chế biến còn nhỏ bé .

*Các khu vực chuyên canh cà phê :Xếp theo thứ tự về diện tích và sản lượng cà phê nhân (năm 2005) ĐắkLăk ,Lâm Đồng ; Kon Tum ; Đăk Nông ; Gia lai .

Một phần của tài liệu 25 Đề thi thử Tốt nghiệp môn Địa lí. Năm học 2008-2009 (Trang 32 - 34)