II.Phần thực hành(5 điểm) Câu 1:
KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2008-2009 HƯỚNG DẪN CHẤMMÔN ĐỊA LÝ
ĐỀ 11
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH: ( 8 điểm)
Câu I: (3,0 điểm) 1. Đặc điểm thiên nhiên của phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam nước ta.(2,0 điểm)
a) Phần lãnh thổ phía Bắc
- Thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
- Khí hậu: Nhiệt độ trung bình năm trên 200C. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc nên trong năm có mùa đông lạnh với 2-3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 180C. Biên độ nhiệt năm lớn.
- Cảnh quang thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa. Trong rừng ,thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra có các loài cây á nhiệt đới (dẻ) và ôn đới (pơ mu, sa mu), các loài thú có lông dày (gấu, chồn).
b) Phần lãnh thổ phía Nam
- Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.
- Khí hậu: Nền nhiệt độ thiên về khí hậu cận xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 250C, không có tháng nào dưới 200C.Biên độ nhiệt năm nhỏ. Khí hậu gió mùa thể hiện ở sự phân chia thành 2 mùa mưa và khô.
- Cảnh quang thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa. Thành phần động vật, thực vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới phương nam đi lên hoặc từ phía tây sang. Trong rừng xuất hiện nhiều loại cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô, có nơi hình thành loại rừng thưa nhiệt đới khô (Tây Nguyên).Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo (Voi,hổ,báo,bò rừng,...).
2.Nhận xét: (1 điểm)
- Dân số nước ta tăng liên tục và ngày càng tăng nhanh, trong hơn 1 thế kỉ dân số nước ta đã tăng thêm 71,2 triệu người.
- Thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn:
+ Giai đoạn 1921- 1960: dân số tăng gấp đôi trong vòng 39 năm. + Giai đoạn 1960- 1989: dân số tăng gấp đôi trong vòng 29 năm.
- Nửa đầu thế kỉ (1901- 1956) dân số nước ta chỉ tăng có 14,5 triệu người, nửa sau thế kỉ (1956- 2006) dân số nước ta đã tăng thêm 56,7 triệu người; trong giai đoạn này, bình quân mỗi năm dân số nước ta đã tăng thêm 1,13 triệu người. Số dân tăng thêm hằng năm tương đương với số dân của một tỉnh có số dân vào loại trung bình. Câu II: (2,0 điểm)
a ) Nhận xét về cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta. (0,5 điểm) - Giá trị sản lượng công nghiệp của nước ta phân bố không đều giữa các thành phần kinh tế.
- Chiếm tỉ trọng cao nhất về giá trị sản lượng công nghiệp là khu vực quốc doanh ( chiếm 41,8%),đứng thứ 2 là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (36,0%), khu vực ngoài quốc doanh chiếm tỉ trọng nhỏ nhất (22,2%).
b) Nhận xét về sự phân bố các trung tâm công nghiệp và giải thích (1,5 điểm) - Nhận xét: (0,75 điểm)
+ Các trung tâm công nghiệp phân bố rất không đồng dều trên đất nước ta.
+ Khu vực tập trung nhiều trung tâm công nghiệp nhất nước ta là Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, khu vực tập trung các trung tâm công nghiệp thứ hai là Đông Nam Bộ, dọc ven biển miền trung rải rác có các trung tâm công nghiệp.
+ Tây Nguyên và phần lớn lãnh thổ vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chỉ có các trung tâm công nghiệp nhỏ nhưng rất ít.
+ Có sự khác nhau về phân bố các trung tâm công nghiệp là do có sự khác nhau về các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố công nghiệp.
+ Những khu vực tập trung nhiều trung tâm công nghiệp là những vùng có nhiều thuận lợi về vị trí địa lí, kết cấu hạ tầng, nguồn lao động dồi dào nhất là lao động có tay nghề, tài nguyên thiên nhiên và nguồn nguyên liệu từ nông lâm ngư nghiệp.
+ Những khu vực công nghiệp còn hạn chế là do sự thiếu đồng bộ của các yếu tố trên nhất là kế cấu hạ tầng.
Câu III: (3,0 điểm)
1. (2 điểm) a) Vẽ biểu đồ
Yêu cầu: Vẽ biểu đồ hình cột. Mỗi địa điểm có ba cột (một cột thể hiện lượng mưa, một cột thể hiện lượng bốc hơi, một cột thể hiện cân bằng ẩm)
- Ghi đủ : Số liệu, chú giải, tên biểu đồ. b) Nhận xét và giải thích
- Lượng mưa: Huế có lượng mưa lớn nhất trong ba địa điểm do bức chắn của dãy Bạch Mã đối với các khối khí từ biển thổi vào theo hướng đông bắc, do bão và dải hội tụ nhiệt đới ,frông lạnh.TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa lớn hơn Hà Nội nhưng chênh lệch nhau không nhiều.
- Lượng bốc hơi: TP. Hồ Chí Minh có lượng bốc hơi cao nhất do nhiệt độ cao quanh năm, có mùa khô sâu sắc. Hà Nội và Huế có lượng bốc hơi thấp do trong năm có mùa nhiệt độ thấp, hạn chế sự bốc hơi.
- Cân bằng ẩm:
+ Huế có cân bằng ẩm lớn nhất trong ba địa điểm do có hàm lượng mưa lớn, lượng bốc hơi thấp hơn TP.Hồ Chí Minh nhiều.
+ Hà Nội có cân bằng ẩm đứng thứ hai do lượng bốc hơi thấp nhất trong 3 địa điểm. + TP. Hồ Chí Minh có cân bằng ẩm thấp nhất do lượng bốc hơi cao nhất trong 3 địa điểm. 2. Ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa (1 điểm)
- Đô thị hóa tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Vai trò về thị trường tiêu thụ sản phẩm và sử dụng lực lượng lao động, sức hút đối với đầu tư và vị trí trong việc tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển.
- Khả năng tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. II.PHẦN RIÊNG (2 điểm)
Câu IV.a - Xay xát: phân bố chủ yếu ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng. Lí do: gần thị trường tiêu thụ và gần nguồn nguyên liệu.
- Đường mía: phân bố chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Lí do: gần nguồn nguyên liệu.
- Chè: phân bố chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên. Lí do: gần nguồn nguyên liệu. - Cà phê: phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.Lí do: gần nguồn nguyên liệu.
- Rượu, bia, nước ngọt: phân bố chủ yếu ở đô thị lớn. Lí do: gần thị trường tiêu thụ.
Câu IV.b a)Thành tựu trong xóa đói giảm nghèo
- Công tác xóa đói giảm nghèo ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, tỷ lệ nghèo đói không ngừng giảm, từ 13,3%(1999) xuống còn 6,9% (2004), đồng thời ngưỡng nghèo không ngừng nâng lên, do mức sống chung của dân cư đã tăng lên rõ rệt.
b)Thành tựu về giáo dục,văn hóa
- Tỉ lệ biết chữ của người lớn (từ 15 tuổi trở lên) là 90,3%, vào loại tương đối cao so với các nước thuộc nhóm có chỉ số HDI trung bình.
- Mỗi năm có khoảng 16,5 triệu trẻ em đến trường phổ thông các cấp, nếu kể cả học sinh mẫu giáo thì khoảng 21 triệu.
- Mạng lưới trường phát triển rộng khắp.Các trường tiểu học có đến các xã, thôn, bản. Các trường Trung học cơ sở ở các xã.. Mỗi huyện có trung bình 1- 2 trường Trung học phổ thông.
- Các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp tăng nhanh.
- Hệ thống thư viện công cộng phát triển rộng khắp, 93% số quận huyện, thị xã có thư viện với tổng số hơn 20 triệu bản sách.
- Việc trao đổi văn hóa, nghệ thuật giữa các dân tộc trong nước, các địa phương và với nước ngoài phát triển mạnh.
***Hết***