Thực hiện hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu.

Một phần của tài liệu MỘT VÀI HƯỚNG MỞ CHO THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC “ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU”. (Trang 55 - 57)

I. CHIẾN LƯỢC “ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU” Ở MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ CHÂU Á.

8. Thực hiện hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu.

6.1. Thành lập các cơ quan xúc tiến thương mại Việt Nam ở nước ngoài:

- Việc thực hiện này nhằm mục đích đánh giá một cách chính xác thực trạng công tác xúc tiến thương mại (XTTM) ở Việt Nam, trên cơ sở đó tiến hành xây dựng và phát triển một mạng lưới XTTM hữu hiệu trên toàn quốc. Với việc thực hiện này sẽ giúp Việt Nam xây dựng một chiến lược XTTM có hiệu quả và tăng cường năng lực để thực hiện chiến lược hội nhập trong kế

hoạch phát triển 2001-2010, tham gia hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa. Đặc biệt đúng vào lúc Việt Nam đang bắt đầu ký kết hay đàm phán về những điều kiện tham gia trong các hiệp định thương mại toàn cầu, khu vực. Tăng cường năng lực XTTM và phát triển xuất khẩu là một yêu cầu cấp bách để cho phép Việt Nam tranh thủ một cách đầy đủ, nhanh chóng và công bằng cơ hội do các hiệp định thương mại mang lại.

- Và để thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt Nam, hoà nhập với thị trường quốc tế thì cần phải có các cơ quan xúc tiến thương mại Việt Nam ở các nưóc khác. Mặc dù hiện nay chúng ta đã có một vài trung tâm thương mại ở nước ngoài nhưng chỉ làm một chức năng trưng bày, giói thiệu hàng hóa Việt Nam mà chưa triển khai đầu đủ nhiệm vụ xúc tiến thương mại. Do vậy việc hỗ trợ để mở rộng thị trường xuất khẩu, môi giới buôn bán... còn rất nhiều hạn chế, nhất là trong lúc này mặt hàng nông sản đang rất cần đầu ra. Do vậy việc sớm hình thành các tổ chức của Nhà nước ta ở nước ngoài có những chức năng xúc tiến thương mại là rất cần thiết. Các tổ chức này có thể là văn phòng hoặc là trung tâm hay có thể gọi là cơ quan xúc tiến thương mại song có nhiệm vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh bằng cách tìm kiếm, cung cấp các thông tin về thị trường, giá cả, nguồn hàng, đối tác cho các doanh nghiệp, trưng bày hàng hóa Việt Nam và hàng hoá các nước có thể trao đổi với Việt Nam, chắp nối cho các doanh nghiệp tìm đến làm ăn với nhau ...

6.2. Hoạt động xúc tiến thương mại trong nước:

- Việc tăng cường năng lực cho ba cấp đối tưọng: Chính phủ, các cơ quan hỗ trợ thương mại của Nhà nước và tư nhân các doanh nghiệp xuất khẩu; thiết lập quy trình và cơ chế để Chính phủ, các cơ quan hỗ trợ thương mại và khu vực doanh nghiệp có thể phối hợp xác định vai trò của các bên.

- Đồng thời tăng cường sự phối hợp các hoạt động thưong mại khác do các nhà tài trợ khác hỗ trợ, thông qua việc thiết lập cơ chế chia sẻ thông tin một cách thường xuyên.

Từ đó, góp phần xây dựng và quản lý một cách có hiệu quả và hiệu lực các hoạt động XTTM ở Việt Nam, mang lại khả năng đáp ứng nhanh và hiệu quả đối với các cơ hội và thách thức của hệ thống thương mại toàn cầu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO* *

1. Công nghiệp hóa hướng ngoại - “ Sự thần kỳ” của các nước NICs Châu Á - Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

2. Tạp chí Phát triển kinh tế 3. Tạp chí Tài chính số 1+2/1998

4. Tạp chí Thương mại số 2+3/2001, 10/2001, 24/2001 5. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 271/2000

6. Tạp chí Viet Nam Economic Review số 9/1999 7. Tạp chí Kinh tế và dự báo số 10, 11/2000 8. Báo Thời báo Kinh tế năm 2001

9. Tài liệu của cuộc hội thảo “Sự nghiên cứu chung giữa Việt Nam và Nhật Bản” (3 - 9/12/2000 tai Hà Nội).

10. Giáo trình Thương mại quốc tế - Đại học Kinh tế quốc dân. 11. Kinh tế ngoại thương - Nguyến Thành Thu.

12. Nghị định 7/1998 về quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi)

Một phần của tài liệu MỘT VÀI HƯỚNG MỞ CHO THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC “ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU”. (Trang 55 - 57)