Xây dựng cácmặt hàng xuất khẩu chủ lực.

Một phần của tài liệu MỘT VÀI HƯỚNG MỞ CHO THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC “ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU”. (Trang 47 - 48)

I. CHIẾN LƯỢC “ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU” Ở MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ CHÂU Á.

4. Xây dựng cácmặt hàng xuất khẩu chủ lực.

Bên cạnh chính sách đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu thì các nước cũng có chính sách xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực để tạo ra các mũi nhọn trong xuất khẩu. Hàng chủ lực là loại hàng chiếm vị trí quyết định trong kim ngạch xuất khẩu do có thị trường ngoài nước và điều kiện sản xuất tương đối ổn định.

Việt Nam là một nước có thế mạnh về các sản phẩm nông nghiệp về số lượng, đa dạng hóa về chủng loại. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực trong nước khá dồi dào tuy nhiên trình độ kỹ năng còn thấp và hạn chế, do vậy có điều kiện để phát triển nhiều ngành nghề và sản phẩm xuất khẩu đòi hỏi nhiều lao động. .

Nhận thức được những đặc điểm trong nước nên chính phủ Việt Nam từ khi mở cửa cho đến nay đã ban hành rất nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước như: dầu thô, hàng dệt may, giày dép, thủy sản và gạo. Sở dĩ nhà nước ta xác định 5 mặt hàng trên là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực vì các mặt hàng này có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định tại các châu lục trên thế giới. Và các mặt hàng này được sản xuất trên cơ sở sử dụng những lợi thế của Việt Nam do vậy có khả năng cạnh tranh so với hàng hóa cùng loại của các nước khác.

Mặt khác, các mặt hàng này có nguồn lực sản xuất trên cơ sở sử dụng nhân công dồi dào trong nước nên chi phí cho sản xuất tương đối thấp, giải quyết vấn đề việc làm. Hơn nữa, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đóng vai trò là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu cho nước ta với kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 1 tỷ USD. Vì vậy việc xây dựng cácmặt hàng xuất khẩu chủ lực có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển của nền kinh tế quốc dân. Vì vậy trong thời gian tới để nền kinh tế tiếp tục phát triển mạnh mẽ và bền vững thì nhà nước ta cần phải xây dựng thêm một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực:

Ví dụ như: ngành rau quả - lý do để chọn rau quả sẽ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực bởi vì Việt Nam có tiền năng lớn về xuất khẩu rau quả: nước ta có khí hậu nắng, ẩm, mưa nhiều, độ ẩm cao cho phép Việt Nam phát triển một nền nông nghiệp phong phú, đa dạng với nhiều loại hoa quả khác nhau. Để phát triển ngành rau quả chúng ta phải thực hiện đồng bộ các biện pháp: có các chính sách ưu đãi thông thoáng hơn để có thể thu hút được nhiều vốn đầu tư tham gia vào quá trình sản xuất để phục vụ xuất khẩu đồng thời tăng cường việc nâng cao hơn nữa chất lượng của các mặt hàng xuất khẩu để có thể cạnh tranh, chiếm lĩnh các thị trường trên thế giới về các mặt hàng mình có thế mạnh.

Một phần của tài liệu MỘT VÀI HƯỚNG MỞ CHO THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC “ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU”. (Trang 47 - 48)