Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu MỘT VÀI HƯỚNG MỞ CHO THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC “ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU”. (Trang 48 - 55)

I. CHIẾN LƯỢC “ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU” Ở MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ CHÂU Á.

5. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Thực hiện các cam kết hoặc đàm phán với các nước và tổ chức quốc tế. Triển khai có hiệu quả Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trên cơ sở xây dựng chiến lược thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI), cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm thu hútnhiều hơn nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tranh thu công nghệ nguồn, kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, nhất là trong lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu và sản phẩm công nghệ cao. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA cho các mục tiêu kinh tế - xã hội. Từng bước xóa bỏ sự phân biệt về chính sách và pháp luật đối với đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện thông thoáng hơn cho doanh nghiệp và tư nhân muốn đầu tư phát triển sản xuất. Tập trung tạo ra sự chuyển biến có tính chất đột phá trong quá trình đổi mới và phát triển của các doanh nghiệp. Cải cách mạnh mẽ khu vực kinh tế nhà nước, cần tạo điều kiện phát triển khu vự kinh tế tư nhân - khu vực kinh tế năng động và về lâu dài sẽ đóng vai trò không nhỏ trong quá trình tăng trưởng và hội nhập quốc tế. Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý tạo dl cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thật sự bình đẳng khi tiếp cân các nguồn lực và tham gia xuất khẩu.

6. Tỷ giá hối đoái: với một nền kinh tế hướng ngoại thì vấn đè về chính sách tỷ giá hối đoái trở nên rất quan trọng. Tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng quyết định đến khă năng cạnh tranh, tới tổng chi phí cũng như tổng mức lợi nhuận thu được của các doanh nghiệp .

Một nước có thể có nhiều bạn hàng buôn bán. Cho nên khi đưa chỉ số giá cả nước ngoài vào tính toán tỷ giá hối đoái cần cân nhắc kỹ. Để có sự đánh giá chính xác về vị trí cạnh tranh của đất nước, có thể cần phải tính toán các TGHĐ song phương đối với từng bạn hàng thương mại quan trọng nhất. Điều mà nhiều nước đã làm trong trường hợp tỷ giá hối doái thực tế thay đổi là kiểm soát nhập khẩu và kiểm soát hối đoái để hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên biện pháp này không đem lại được lợi ích gì cho nhập khẩu. Do vậy, có xu hướng là nền kinh tế phải nhập khẩu ít đi khi nguồn thu nhập khẩu giảm, thậm chí còn đẩy giá lên cao do mức cung sản phẩm cho nền kinh

tế giảm sút. Sự thiếu hụt ngoại hối không chỉ giảm nhập khẩu mà thậm chí còn làm giảm mức sản xuất ( vì thiếu đầu vào sản xuất ).

Trong các nền kinh tế nhỏ như Việt Nam, việc kiểm soát nhập khẩu đó sẽ thiếu hụt ngoại hối, có thể đẫn đến việc bảo hộ một nền sản xuất kém hiệu quả bởi trong nước không có nhiều nhà sản xuất đủ để tạo ra sức cạnh tranh nội bộ dẫn tới hiện tượng độc quyền. Thậm chí việc kiểm soát nhập khẩu còn thường đẫn đế nạn tham nhũng, hối lộ và hình thành các chợ đen .Bởi đối tượng cần ngoại hối sẽ tăng cường mua chuộc các quan chức phụ trách kiểm soát để có được ngoại hối. Không thể ngăn ngừa vấn đề này nều những tác nhân kích thích đủ lớn, ngay cả khi các chính phủ biết quản lý tốt.

Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trong việc phát triển nhanh xuất khẩu là ý chí và sự khéo của chính phủ trong việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái, thuế quan và trợ cấp để duy trì tỷ giá thực tế kích thích xuất khẩu về lâu dài và ngăn ngừa tỷ giá nhập khẩu trượt lên cao so với tỷ giá xuất khẩu .

Đối với điều kiện kinh tế hiện nay của Việt Nam, để thúc đẩy hơn nữa chiến lược công nghiệp hướng về xuất khẩu nên chăng thực hiện giải pháp sau:

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại tệ và điều hành tỷ giá hối đoái theo hướng thị trường, hạ giá trị đồng nội tệ, thực hiện chính sách tỷ giá hợp lý. Nhất là khi chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) trong khuôn khổ ASEAN ( thuế nhập khẩu 0-5%) có hiệu lực và những áp lực cạnh tranh từ bên ngoài khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), công cụ bảo hộ bằng thuế quan không còn hiệu lực nữa, thì khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam có thể bị ảnh hưởng rất lớn nó không chỉ khó chiếm lĩnh thị trường trong nước mà còn hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế .

Cho nên việc thả nổi tỷ giá hối đoái theo sát với giá thị trường có lợi cho xuất khẩu sẽ trở thành công cụ để bảo hộ sản xuất trong nước đồng thời khuyến khích xuất khẩu

7. Chính sách thị trường xuất khẩu.

-Tổ chức việc nghiên cứu chiến lược thị trường xuất khẩu; chủ động, tích cực thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng thị phần trên những thị trường truyền thống, tranh thủ mọi cơ hội mở rộng thị trường mới; đa dạng hóa thị trường, đảm bảo thị trường lâu dài, có quy mô thích hợp. Tập trung khai thác các thị trường có khả năng tiêu thụ lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản. - Huy động mọi thành phần kinh tế vào việc mở rộng thị trường du lịch, xuất khẩu lao động và các dịch vụ thu ngoại tệ khác. -Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động xuất khẩu ( môi giới, tổ chức, khai thác thị trường ...). -Thành lập trung tâm xúc tiến thương mại đối với từng mặt hàng. Từng bước hiện đại hóa phương thức kinh doanh phù hợp với xu thế

mới của thương mại thế giới, đặc biệt là thương mại điện tử. Xây dựng hệ thống thông tin dự báo thị trường; hỗ trợ về thông tin, tìm kiếm khách hàng ... cho các doanh nghiệp.

Để góp sức thúc đẩy xuất khẩu chúng ta cần tìm hiểu thông tin từ thị trường ngoài nước. Muốn vậy Nhà nước và các doanh nghiệp cần phải thực hiện một số việc sao cho phù hợp với từng thị trường:

* Thị trường Nhật Bản: Nhật Bản là thị trường có giá trị nhập khẩu lớn nhất của Việt Nan trong nhiều năm qua, khoảng 17-18% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Hàng hóa xuất khẩu sang thị trương Nhật Bản bao gồm hải sản, vải sợi và quần áo (chủ yếu là hàng dệt kim), giầy dép và các sản phẩm bằng da, than, cao su, cà phê, rau, đồ hộp, chè, đồ gốm sứ và đồ gỗ.Trong đó,các mặt hàng chúng ta có lợi thế chủ yếu là nguyên liệu thô ,hay hàng hoá hợp đồng phụ.Các hàng hoá được ưa chuộng là sản phẩm nông nghiệp,đồ ăn, đò thủ công ...Tuy nhiên, các sản phẩm đòi hỏi nhiều công nghệ như các linh kiện điện tử và máy tính hầu hết được xuất khẩu bởi các công ty 100% của Nhật Bản. Mặt khác, có thể nói rõ rằng Nhật Bản là một nước có thuận lợi về công nghệ với các công nghệ gốc, là nhà xuất khẩu chủ yếu các máy móc và trang thiết bị công nghệ cao sang Việt Nam. Vì vậy, dể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của nước ta sang thị trường này bao gồm cả việc tăng giá trị xuất khẩu và mở rộng số lượng hàng hóa, thời gian tới cần phải được sự quan tâm đến các vấn đề:

- Soạn thảo các chính sách khuyến khích để thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản, sao cho việc xuất khẩu sang thị trương này sẽ được tốt hơn bởi các công ty liên doanh hay 100% vốn nước ngoài; các chính sách về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cho phép chuyển giao công nghệ trong việc chế biến và gia công, đặc biệt trong ngành điện, điện tử, máy tính và ôtô. Quan trọng hơn nữa, các quy định để điều hành hoàn toàn sự thực hiện các chính sách bảo vệ các ngành này nên được thiết lập.

- Hiện nay, các hàng hóa xuất khẩu của chúng ta vẫn chư được hưởn một cách đầy đủ quy chế MFN, dẫn đến sự cạnh tranh yếu hơn các hàng hóa tương tự của các nước được hưởng MFN (ví dụ như các đồ thủ công). Vì vậy, trong các cuộc đàm phán của Chính phủ nên được quan tâm để có thể ký được hiệp định được hưởng toàn bộ quy chế MFN của Nhật Bản đối với hàng hóa của Việt Nam.

- Cải tiến các hạot động xúc tiến thương mại ở thị trương Nhật Bản trong khuôn khổ của sự hợp tác kinh tế song phương và đa phương, như chương trình xúc tiến thương mại và khuyến khích đầu tư mà Nhật Bản đã mở ra cho ASEAN.

* Thị trường EU: đay là một thị trường lớn và giá trị xuất khẩu của nước ta sang EU đã tăng đáng kể trong giai đoạn 1991-1999. Xuất khẩu sang EU chủ yếu là giầy dép, quần áo và vải

sợi, cà phê, hải sản, cao su, than, hạt điều, hoa quả; mặt hàng có giá trị xuất khẩu chủ yếu là quần áo và vải sợi, giầy dép và hải sản. Gần đây, qua các thông tin thống kê cho thấy rằng xuất khẩu sang EU chiếm 70-75% tổng giá trị xuất khẩu cảu nước ta. Đặc điểm quan trọng nhất của thị trường EU đó không chỉ là nhà nhập khẩu các sản phẩm trên mà còn là nhà cung cấp các máy móc và trang thiết bị cho việc sản xuất các sản phẩm, đặc biệt là vải sợi, quần áo và các sản phẩm da. Với kết quả đó để duy trì và mở rộng xuất khẩu sang EU - một thị trường với các quy định phức tạp và đòi hỏi cao, thì sau đây là một số vấn đề cần giải quyết:

- Đối với các yêu cầu về chất lượng và giảm giá cả đối với sự kiểm tra vệ sing thực phẩm về hải sản và các thực phẩm chế biến sạch, nó là rất cần thiết để ban hành các chính sách để lập ra kỹ thuật nâng cao chất lượng cho các hệ thống của các cục kiểm tra chất lượng và vệ sinh và được chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Có nhiều cuộc tranh luận rằng với vị trí hiện nay của ngành dệt Việt Nam, việc duy trì việc quản lý về hạn ngạch của EU là có lợi hơn là có hại đối với quần áo và vải sợi của Việt Nam bởi vì nếu thực hiện tự do hóa được cho phép, nó có thể phù hợp với quần áo và vải sợi của Việt Nam không có đủ khả năng để thâm nhập vào thị trường này. Do dó, chúng ta nên cố gắng đàm phán với EU để tăng hạn ngạch xuất khẩu và đồng thời làm tăng thêm quá trình đàm phán để tăng sự trao đổi hạn ngạch về vải dệt và quần áo trên thị trường ASEAN và EU.

- Việc thu thập các thông tin về các quy định phức tạp của EU nên được củng cố, tăng cường để phổ biến chúng cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng nên sử dụng các công ty lậut của nước ngoài hoạt động ở Việt Nam để cho các công ty đó có thể cung cấp chúng với các dịch vụ tư vấn hợp pháp cho hoạt động xuất khẩu tới các thị trường với hệ thống luật pháp chặt chẽ như EU.

* Thị trường Mỹ: đây là nhà nhập khẩu hàng đầu trên thế giới (giá trị xuất khẩu hàng năm trên 1000 tỷ USD) với nhu cầu nhiều loại khác nhau, khoa học kỹ thuật và công nghệ và nhiều mặt hàng chất lượng vừa phải của Châu á và Nam Mỹ được nhập khẩu với số lượng lớn hàng năm. Các mặt hàng nông sản, hải sản, nguyên vật liệu thường không bị đánh thuế hoặc thuế thấp. Vì thế hàng Việt Nam vào rất nhanh với số lượng tăng hàng năm. Các mặt hàng công nghệ phẩm, may mặc, giầy dép, mỹ nghệ, cơ khí nhiều khả năng lớn nhưng vì chưa được hưởng Quy chế tối huệ quốc (MFN) nên các mức thuế nhập khẩu khá cao. Cà phê, giày dép và hải sản các loại mặt hàng Việt Nam rất có triển vọng tại thị trường Mỹ. Sau khi có MFN Việt Nam có thể xuất khẩu sang Mỹ mỗi năm tăng thêm 1 tỷ USD. Với sự phân tích trên Việt Nam hoàn toàn có đủ khả năng xuất khẩu sang thị trường Mỹ, đặc biệt khi tham gia đầy đủ quy chế MFN. Điều này có thể được chứng minh bằng thực tế, trong năm 1999 giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là 500-600

triệu USD với chủ yếu là cà phê (100 triệu USD), tôm đông lạnh (150 triệu USD), giầy dép (150 triệu USD), quần áo và vải sợi (70 triệu USD). Do quy định mức thuế 0% giá trị xuất khẩu hải sản đã tăng một cách nhanh chóng. Hiên nay có 30 doanh nghiệp trong cả nước đã được cấp giấy phép để xuất khẩu hải sản sang Mỹ. Mặc dù đang phải chịu mức thuế cao nhất, quần áo, giầy dép, hàng dệt kim của Việt Nam vẫn có mặt ở thị trường này và giá trị xuất khẩu của chúng gần đây đã tăng dần. Đây là một dấu hiệu tốt cho khả năng thâm nhập và mở rộng của Việt Nam sang thị trường này khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ được chấp nhận.

Để có được những cơ hội trên, ngay bây giờ chúng ta phải :

- Tập trung các Bộ và các cơ quan đặc biệt là Bộ Thương mại cần có sự nghiên cứu toàn diện về hệ thống luật của Mỹ và thị trường để phổ biến chúng cho các doanh nghiệp để họ có thể có đầy đủ các thông tin của thị trường để chuẩn bị từng bước thích hợp tham gia vào thị trường. Hơn nữa, điều đó nên được các chính sách khuyến khích và các biện pháp giúp cho các DN dễ dàng hơn trong việc thâm nhập vào thị trường Mỹ, về hệ thống phân phối là một nhân tố quan trọng cho hoạt động xuất khẩu. Như đã phân tích, khó khăn cho xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai là thiếu một hệ thống phân phối ở nước ngoài.

- Cần thiết lập hệ thống trung tâm thương mại: để thúc đẩy xuất khẩu, ngoài các chính sách và biện pháp chung, đối với thị trường Mỹ cần phải lập hệ thống các trung tâm thương mại tại một số các thành phố lớn như New York, Los Angeles, San Francisco, Chicago ... tạo cầu nối và giảm chi phí giao dịch cho các công ty Việt Nam. Các trung tâm này có thể do Nhà nước ta bảo trợ hoặc kết hợp với các công ty Mỹ và Việt Kiều hoặc kết hợp giữa một số doanh nghiệp mạnh trong nước sang mở các phòng trưng bày, giao dịch giới thiệu và ký hợp đồng.

Qua hệ thống này, hàng hóa của Việt Nam có thể được truyền bá và quảng cáo. Điều này có thể là một bước thực nghiệm cho hàng hóa của Việt Nam để thâm nhập và thị trường Mỹ.

* Thị trường các nước ASEAN: ASEAN là một thị trường tiềm năng với dân số 500 triệu, vị trí thuận lợi đối với việc buôn bán với Việt Nam. Thị trường ASEAN chiếm khoảng 25% tổng giá trị xuất khẩu của nước ta. Nhân tố quan trọng nhất là sự thuận lợi trong ưu đãi thương mại (bao gồm cả thuế và phi thuế) thông qua hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) trong AFTA. Mặc dù các ưu đãi chung đó giữa các nước ASEAN sẽ làm tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm bên trong thị trường, chúng cũng làm cho các sản phẩm có sức cạnh tranh hơn so với các sản phẩm được nhập khẩu từ các nưóc ngoài khu vực ASEAN nhờ có việc giảm thuế. Với kết quả đó, chúng ta phải bắt đầu tận dụng các cơ hội kinh doanh được mang lại bởi CEPT/AFTA để duy trì và mở rộng phần thị thị trường của chúng ta ở các nước ASEAN qua việc:

- Sớm thông báo kế hoạch cát giảm thuế đến năm 2006 đến các doanh nghiệp, bắt đầu tạo ra các phương thức sản xuất và các kế hoạch và chiến lược của các doanh nghiệp là một cách để chúng ta tận dụng các cơ hội cho các hàng hóa xuất khẩu được hưởng ưu đãi trong các nước ASEAN một cách tối ưu.

- Hợp tác một cách chặt chẽ với các thành viên của ASEAN trong các lĩnh vực kinh tế khác như tìm kiếm các đối tác để thực hiện chương trình hợp tác cho việc thúc đẩy xuất khẩu như AICO.

* Thị trường Trung Quốc: là một thi trường lớn, có vị trí địa lý tiếp giáp Việt Nam. Trung

Một phần của tài liệu MỘT VÀI HƯỚNG MỞ CHO THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC “ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU”. (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w