III.3 ĐỊNH KỲ 6 THÁNG ,1 NĂM ĐÁNH GIÁ LẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH III.3.1 Cơ sở lý luận.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN I (Trang 47 - 50)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỎ PHẦN XÂY LẮP DIỆN

III.3 ĐỊNH KỲ 6 THÁNG ,1 NĂM ĐÁNH GIÁ LẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH III.3.1 Cơ sở lý luận.

III.3.1 Cơ sở lý luận.

Đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định là một biện pháp hạch toán kinh tế quan trọng, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý TSCĐ nói riêng. Nó giúp cho việc tính toán khấu hao TSCĐ, phân bổ vào chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm, việc thống kê, đánh giá nguồn vốn cố định. Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các máy móc thiết bị TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng một hiện đại và tinh tế hơn. Tuy vậy, chúng lại rất rễ bị hao mòn, chủ yếu là vô hình do sự liên tiếp ra đời của thế hệ máy móc thiết bị mới. Như vậy, khi doanh nghiệp mới mua một TSCĐ, cụ thế là một cỗ máy phục vụ cho sản xuất, với thời điểm hiện tại thì đó là cỗ máy tốt nhất. Song chỉ thời gian sau, trên

thị trường sẽ xuất hiện thế hệ máy mới có thể hiện đại hơn hoặc được bán với mức giá thấp hơn do sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật. Vì vậy, thường xuyên đánh giá và đánh giá lại TSCĐ sẽ giúp doanh nghiệp nắm được tổng giá trị TSCĐ của mình lại mọi thời điểm cả về số lượng, chủng loại, chất lượng và giá trị cũng như tình trạng phục vụ hiện đại thời của TSCĐ đó. Qua đó doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư hoặc loại bỏ thời hiện của TSCĐ đó. qua đó doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư hoặc loại bỏ TSCĐ không còn phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh hiện tại và sắp xếp tới của doanh nghiệp. nhờ vậy, công tác quản lý TSCĐ sẽ được thực hiện một cách dễ dàng hơn, điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.

III.3.2 Căn cứ vào thực tiễn.

Công ty có một hệ thống TSCĐ phức tạp, đa dạng về chủng loại và có giá trị lớn ( gần 30 tỷ đồng). Các TSCĐ này không ngừng hao mòn và được trích khấu hao hàng tháng. Công ty hiện đang áp dụng chế độ khấu hao theo đường thẳng. Đây là phương pháp đơn giản để tính khấu hao và giá trị còn lại của tài sản nhưng không phản ánh đầy đủ giá trị thực của tài sản, do vậy hầu như chỉ phản ánh ý nghĩa về mặt tài chính. Hiện nay, việc quản lý TSCĐ về mặt hiện vật trong công ty thuộc trách nhiệm của phòng kỹ thuật và xí nghiệp thi công cơ giới còn vệ mặt giá trị hoàn toàn do phòng kế toán tài chính quản lý. Trong khi đó, công tác đánh giá và đánh giá lại TSCĐ cần có sự kết hợp giữa tài chính và kỹ thuật. nhưng do chưa có bộ phận chuyên trách đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định nên việc quản ý giá trị của TSCĐ trong công ty chưa được thực hiện một cách có hiệu quả. Điều này gây khó khăn cho công tác lập kế hoạch đầu tư đổi mới và sửa chữa TSCĐ, cũng như công tác xây dựng định mức phù hợp với từng loại TSCĐ khiến cho khả năng phát huy năng lực của TSCĐ bị hạn chế. Do vậy, thời gian tới công ty nên xem xét thành lập bộ phận chuyên trách đánh giá và đánh giá lại tài sản để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ trong công ty.

III.3.3 Mục đích của giải pháp.

Báo cáo kịp thời cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

Giúp cho việc chuyển đổi sở hữu của công ty khi cần thiết như: cổ phần hoá, bán công ty, đa dạng hoá hình thức sở hữu. Tham mưu cho lãnh đạo công ty dùng tài

sản để đầu tư ra ngoài công ty nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận. Quản lý và kiểm soát được thực trạng và giá trị TSCĐ của công ty.

III.3.4 Phương pháp thực hiện

Hiện nay, việc đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định của công ty được thực hiện có định kỳ. vì vậy, công ty nên điều chỉnh lại vấn đề này bởi tầm quan trọng của công tác đánh giá và đánh giá lại TSCĐ tạo nhiều thuận lợi trong các công tác sau:

- Giúp cho công ty xác định nguyên giá các TSCĐ khi mới mua bao gồm TSCĐ hữu hình, vô hình và TSCĐ thuê tài chính ( chủ yếu là TSCĐ hữu hình).

- Trong quá trình sử dụng TSCĐ phải thường xuyên theo dõi và tổ chức đánh giá lại các TSCĐ đó theo kế hoạch đã định, ngoài ra có thể linh hoạt kiểm tra bất ngờ. Khi kiểm tra các TSCĐ đặc biệt là các loại máy móc thông thường và phương tiện vận tải, cần lưu ý xem xét các TSCĐ khác cùng loại với các TSCĐ của công ty nhưng hiện đại hơn trên thị trường để đánh giá sự chênh lệch về giá cả và trình độ lạc hậu tương ứng.

- Giúp cho lập kế hoạch sử dụng và tính khấu hao TSCĐ đã kiểm tra sao cho sát với thực tế, đồng thời có những báo cáo chi tiết về tình hình hiện tại của toàn bộ TSCĐ của công ty cho lãnh đạo biết. Bên cạnh đó, bộ phận này cũng đề xuất những gợi ý cho lãnh đạo trong việc mua mới, xây dựng mới TSCĐ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.

III.3.5 Đánh giá hiệu quả của giải pháp

- Hiệu quả của công tác thường xuyên đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định của công ty được thể hiện ở các mặt sau:

- Công ty sẽ nắm bắt được nguyên giá, giá trị còn lại, giá trị thực và số hao mòn thực tế của từng loại TSCĐ,qua đó có kế hoạch điều chỉnh mức độ sử dụng hoặc tính khấu hao lại một cách hợp lý hơn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty.

- Tạo điều kiện thuận lợi trong việc thống kê,lấy các số liệu liên quan đến TSCĐ được chính xác hơn và nhanh hơn. Cung cấp những thông tin kê chính xác và mới nhất về TSCĐ từng loại trong doanh nghiệp và đưa ra những so sánh với tình hình thị trường. Do vậy, khi mua sắm thiết bị công ty có thể tránh được tình trạng mua sắm, xây dựng TSCĐ với mức giá quá cao, không tương ứng với

chất lượng gây lãng phí nguồn vốn cố định hoặc bán với quá thấp làm mất đi một khoản thu đáng kể cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN I (Trang 47 - 50)