III.2 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIỮ GÌN VÀ SỬA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÔNG TY.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN I (Trang 44 - 47)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỎ PHẦN XÂY LẮP DIỆN

III.2 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIỮ GÌN VÀ SỬA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÔNG TY.

ĐỊNH TRONG CÔNG TY.

III.2.1 Cơ sở lý luận.

Trong quá trình sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp cũng như ở bất cứ ngành kinh tế nào khác, các bộ phận, chi tiết, phụ tùng….đều bị hư hỏng và hao mòn hoặc xảy ra tình hình không bình thường khác như: Xộc xệch , nhờn ốc, vỡ van…ngoài các công việc bảo dưỡng tài sản như: giữ gìn, lau chùi, tra dầu…bộ phận quản lý tài sản của doanh nghiệp phải tiến hành sửa chữa nhằm bảo đảm năng lực sản xuất bình thường của TSCĐ. Bảo dưỡng và sử dụng hợp lý TSCĐ làm giảm được hao mòn vô hình, góp phần đem lại hiệu quả cho quá trình phục vụ sản xuất kinh doanh của TSCĐ, không thể có sử dụng tốt nếu không làm tốt công tác sửa chữa. Đặc biệt là đối với bộ phận máy móc thiết bị và các phương tiện kỹ thuật khác, nếu được sửa chữa chu đáo cẩn thận sẽ hạn chế những sự cố, hỏng hóc trong quá trình sử dụng, nhờ đó mà kéo dài tuổi thợ của máy móc thiết bị, giảm thời gian ngừng vì sửa chữa, tránh được tình trạng TSCĐ bị hư hỏng quá sớm, tăng thêm năng lực hoạt động cho chúng. Như vậy, việc giữ gìn và sửa chữa TSCĐ là biện pháp quan trọng để sử dụng TSCĐ có hiệu quả.

III.2.2 Căn cứ vào thực tiễn.

Tính đến tháng 12/2004, công ty có tới 80 danh mục TSCĐ, trong đó có 9 danh mục đã khấu hao hoàn toàn, 19 danh mục đã khấu hao trên 50%, 20 danh mục đã khấu hao từ 20 - 50% và 32 danh mục mới khấu hao dưới 20%.Tuy số danh mục đã khấu hao trên 50% chỉ chiếm gần 20% tổng số lượng danh mục nhưng lại chiếm 31% về giá trị TSCĐ hiện có của công ty. Đây là những tài sản đã có thời gian sử dụng tương đối lớn và vị trí khá quan trọng trong hệ thống TSCĐ của công ty . Do vậy, công tác giữ gìn và sửa chữa những tài sản này cần phải được quan tâm đặc biệt.

Mặt khác, do đặc thù của ngành xây dựng phần lớn TSCĐ hoạt động trong điều kiện ngoài trời và quá trình thi công chịu tác động rất lớn của khí hậu và thời tiết. Nếu không có chế độ bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên sẽ không

những đẩy nhanh tốc độ hao mòn của tài sản mà còn gây gian đoạn quá trình sản xuất, làm chậm tiến độ thi công, tăng các chi phí và giảm chất lượng công trình.

Hiện nay, mặc dù công ty đã thành lập riêng xí nghiệp thi công cơ giới, phụ trách công tác quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị và phương tiện vận tải nhưng do địa bàn hoạt động rộng, phương tiện sản xuất bị phân tán nên công tác bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ TSCĐ của công ty còn gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế đó đòi hỏi công ty phải sớm tìm ra những biện pháp hợp lý nhằm hoàn thiện công tác bảo dưỡng và sửa chữa TSCĐ , góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong toàn công ty.

III.2.3 Mục đích của giải pháp.

Giải pháp hoàn thiện công tác giữ gìn và sửa chữa tài sản cố định trong công ty nhằm tăng thời gian sử dụng TSCĐ, đảm bảo cho máy móc , thiết bị hoạt động ổn định, thường xuyên liên tục, giảm thiểu được chi phí khi máy móc thiết bị hư hỏng.

III.2.4 Phương thức tiến hành.

Thực tế cho thấy rằng, chế độ giữ gìn và sửa chữa TSCĐ có nhiều ưu điểm như có khả năng ngăn ngừa trước sự hao mòn quá đáng và tình trạng hư hỏng bất ngờ, cũng như chủ động chuẩn bị đầy đủ phương tiện sản xuất, khiến cho quá trình thi công không bị gián đoạn đột ngột. Tuy nhiên, việc thực hiện chế độ này lại khá phức tạp. Tuỳ theo tình trạng phục vụ của TSCĐ và điều kiện cụ thể mà công ty có thể thực hiện chế độ sửa chữa dự phòng ở các mức độ khác nhau.

- Định kỳ kiểm tra TSCĐ, tức là lên kế hoạch dự kiến kỳ hạn kiểm tra để quy định nội dung của việc sửa chữa. Thường áp dụng đối với những TSCĐ đã khấu hao dưới 20% giá trị.

- Định kỳ kiểm tra sửa chữa TSCĐ có khác với các công tác định kỳ kiểm tra TSCĐ ở trên là vừa quy định kỳ hạn kiểm tra vừa sơ bộ tính toán trước nội dung của công tác sửa chữa. Chế độ này thường áp dụng đối với những TSCĐ đã khấu hao từ 20 - 25% giá trị.

- Sửa chữa tiêu chuẩn có nghĩa là căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật đã có sẵn để xác định kỳ hạn và nội dung đầy đủ của việc sửa chữa. Sau đó đến kỳ hạn mà tiến hành việc sửa chữa TSCĐ theo tiêu chuẩn quy định., không cần xét đến tình

hình hao mòn cụ thể của TSCĐ nữa. Việc sửa chữa tiêu chuẩn được áp dụng đối với những thiết bị, máy móc, phương tiện mà tình hình làm việc đều đặn nên có thể dự tính trước được tình hình hao mòn một cách chính xác (như các thiết bị đo lường trong thi công). Bên cạnh chế độ sửa chữa dự phòng ở cá mức độ khác nhau, bộ phận quản lý TSCĐ cũng cần lập sẵn một số phương án cho việc sửa chữa khôi phục và sửa chữa sự cố để đối phó với tình trạng hư hỏng TSCĐ một cách bất ngờ như bị thiên tai hoặc do ngừng sử dụng trong thời gian quá lâu, cần khôi phục tình trạng hoạt động cũ…

Để tăng cường và hoàn thiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị và các phương tiện sản xuất khác, xin được đưa ra một số biện pháp chủ yếu sau:

- Tăng cường công tác chuẩn bị trước khi sửa chữa: chuẩn bị về thiết kế, về công nghệ và chuẩn bị về máy móc thiết bị.

- Thực hiện phương pháp sửa chữa nhanh: do hoạt động sản xuất kinh doanh xây dựng ít nhiều mang tính chất mùa vụ nên cần tranh thủ cố gắng bố trí thời gian sửa chữa ngoài thời gian thi công, áp dụng phương pháp sửa chữa tiên tiến như thay thế cả bộ phận, cả cụm máy cũ cần sửa chữa bằng cả bộ phận, cụm máy mới. Phương pháp này thường có chi phí cao nên thường áp dụng cho những trường hợp cần nhanh chóng sửa chữa để bảo đảm tiến độ thi công. Như vậy, trong thời gian sửa chữa, máy vân làm việc bình thường.

- Áp dụng phương pháp sửa chữa xen kẽ: để thực hiện phương pháp này trước hết cần lên danh mục tất cả các TSCĐ cần đưa vào sửa chữa, sau đó tiến hành sửa chữa đồng loạt các TSCĐ trên toàn bộ hệ thống TSCĐ của công ty. Theo cách này, thời gian ngừng máy để sửa chữa của toàn thể hệ thống TSCĐ sẽ giảm xuống.

- Tăng cường trách nhiệm của các bộ phận có liên quan đến công tác bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ. Cần nhận thức rõ trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ không phải chỉ là trách nhiệm của bộ phận chuyên trách về TSCĐ mà còn là trách nhiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, đặc biệt là những người trực tiếp sử dụng TSCĐ. Mỗi cá nhân có ý thức trách nhiệm đối với TSCĐ mình sử dụng nhằm hạn chế hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng ,

giảm bớt chi phí bảo dưỡng cho công ty và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong đơn vị.

- Công ty cũng cần đề ra định mức sửa chữa hợp lý, chính xác, áp dụng chế độ thưởng, phạt đối với những bộ phận, cá nhân làm tốt công tác sửa chữa hoặc ngược lại. Phát huy các sáng kiến cải tiến kỹ thuật kết hợp với quá trình sửa chữa lớn TSCĐ nhằm nâng cao năng lực của TSCĐ.

III.2.5 Đánh giá hiệu quả của giải pháp.

Việc thực hiện công tác bảo dưỡng và sửa chữa TSCĐ trong công ty sẽ đem lại những lợi ích sau:

- TSCĐ chiếm vị trí cơ bản trong tổng năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Công tác bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ là biện pháp quan trọng nhất để duy trì tình trạng phục vụ tốt của tài sản, giúp cho quá trình thi công không bị gián đoạn, chất lượng công trình vẫn được đảm bảo.

- Xét về mặt vốn , giá trị TSCĐ nói chung và giá trị máy móc thiết bị nói riêng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn sản xuất của doanh nghiệp. Bảo dưỡng, sửa chữa và sử dụng hợp lý máy móc thiết bị làm giảm hao mòn vô hình cũng chính là doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả vốn cố định của doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN I (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w