Môi trường cạnh tranh trong ngành

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI TẠI CÔNG TY TNHH TM -DV HỒNG THẮNG (Trang 29 - 35)

- Biên hoà, Vinabico, hàng ngoại nhập, một

1.2 Môi trường cạnh tranh trong ngành

a) Các đối thủ cạnh tranh hiện đại:

Thị trường bánh kẹo có sự cạnh tranh khá quyết liệt. Công ty bánh kẹo Hải Hà -Kotobuki không những phải cạnh tranh với nhièu hãng bánh keoh trong nước mà còn phải cạnh tranh với nhiều hãng bánh kẹo trong nước mà còn phải cạnh tranh với một lượng lớn bánh kẹo ngoại nhập hiện đang lan tràn trên thị trường. Để thành công trong Kinh doanh buộc các doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh một cách kỹ lưỡng.

- Công ty bánh kẹo Hải Hà:

Đây là công ty mẹ của Hải Hà - Kotobuki, ty nhiên với tư cách là hai công ty hoạt động trong cùng một lĩnh vực cho nên sẽ không tránh khỏi sự cạnh tranh. Sản lượng hàng năm khoảng 1000 (tấn) chiếm 10% tổng sản lượng sản phẩm của cả nước. Hiện nay sản phẩm của công ty được phân phối rộng khắp trên cả nước thông qua 240 đại lý và các siêu thị. Tuy nhien

thị trường chủ yếu của công ty là ở Miền Bắc (chiếm khoảng 17% thị phần miền Bắc) đặc biệt là thị trường Hà Nội. Sản phẩm của công ty có chất lượng tốt mẫu mã phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, giá cả phải chăng. Hiện nay Hải Hà -Kotobuki bị yếu thế trong lĩnh vực cạnh tranh mặt hàng kẹo cứng, socola với Hải Hà. Bởi vì mặt hàng kẹo cứng của Hải Hà có khoảng gần 20 chủng loại khác nhau, nhiều hơn so với Hải Hà-Kotobuki 12 loại, có chất lượng ngon hơn, giá rẻ hơn. Đặc biệt là mặt hàng goldbell có mùi vị rất đậm đà, thơm ngon, hình dáng tròn và có mẫu mã rất đẹp cách cấu tạo gam mầu và bao bì đẹp. Nhìn qua mặt hàng này thì nó giống với mặt hàng kẹo béo Apenliebe của hãng perfectti Việt Nam những về mặt giá cả thì lại rẻ hơn rất nhiều các chủng loại đặc sắc, sản phẩm kẹo cứng dứa, dưa, cafe...chỉ có thể cạnh tranh với các hãng trung bình trên thị trường.

Mục tiêu trong thời gian tới của Hải Hà là duy trì thị phần bánh kẹo hiện nay, chiếm lược phân phối đẩy mạnh tiêu thụ.

- Công ty bánh kẹo Hải Châu:

Hải Châu là một trong những công ty sản xuất bánh kẹo mạnh ở khu vực miền Bắc, thời gian qua công ty đã đầu tư 44 tỷ đồng để đổi mới công nghệ từ nước Đức, Hà Lan, đồng thời đổi mới phương thức quản lý, tổ chức lại phương thức phân phối để bán hàng đạt hiệu quả cao hơn. Hiện nay công ty có khoảng 210 đại lý và siêu thị trên toàn quốc, thị trường chủ yếu của công ty cũng là miền Bắc. Điểm mạnh của công ty là sản phẩm có uy tín, hệ thống phân phối rộng, giá cả các mặt hàng tương đối rẻ. Tuy nhiên cơ cấu các mặt hàng còn đơn giản, chất lượng trung bình(trừ mặt hàng socola) còn lại mẫu khá đơn giảm. Đây là đối thủ canh tranh khá gay gắt đối với mặt hàng socola và bánh quy.

Chiến lược của công ty là giữ vững thị phần thị trường miền Bắc mưor rộng them một số thị trường ở khu vực trong và ngoài nước. Những biện pháp mà Hải Châu thực hiện là: Đầu tư công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh quảng cáo, khuyếch trương hoàn thiện hệ thống phân phối.

- Công ty bánh kẹo Tràng An:

Trong hai năm 1998 & 1999 công đã đầu tư một số thiết bị mới nhằm hoàn thiện hơn dây chuyền sản xuất bánh kẹo. Mở rộng mặt hàng kẹo cứng, đặc biệt là hương cốm. Đây là mặt hàng truyền thống của công ty, được người tiêu dùng ưu thích, có khả năng cạnh tranh cao, bởi vì mặt hàng này có đủ chủng loại chất lượng, chất lượng thơm ngon, có mùi vị rất đặc trưng, giá cả phù hợp.

Trong lĩnh vực kẹo que, Tràng an cạnh tranh Hải Hà - Kotobuki bàng giá cả: Giá một thanh kẹo quy của Tràng An là 140dd/que; còn Hải Hà -Kotobuki là 170 đ/que. Bù lại chất lượng mẫu mã của Hải Hà - Kotobuki là đẹp, có ưu thế hơn. Trong tương lai Tràng An sẽ tung ra thị trường sản phẩm bim bi, vì hiện nay công ty đang đầu tư dây chuyển công nghiệ sản xuất sản phẩm này.

- Công ty đường Biên Hòa (Bibica):

Công ty đường Biên Hòa hiện nay vừa sản xuất đường vừa sản xuất bánh kẹo có sản lượng hàng năm sản xuất lớn nhất nước ta. Công ty đã nhập những thiết bị công nghệ hiện đại nên hàng của công ty rất đa dạng (có khoảng 130 chủng loại). Các mặt hàng như socola, kẹo cứng, biscuit, snack, là những mặt hàng có khả năng canh tranh cao. Hải Hà -Kotobuki hiện nay đang yếu thế trong canh tranh về giá đối với mặt hàng biscuit vì mặt hàng này Bibica có chất lượng trung bình, mẫu mã bao bì đẹp, đặc biệt giá lại rất rẻ nên đã thu hút một khối lượng lớn khách hàng ở các tỉnh lẻ. Mặt hàng kẹo cứng của Bibica được đóng hộp tương đối đẹp, với nhiều kiểu dáng khác nhau như hộp nhựa hình tròn, hình trái tim.... thể hiện được sự trang trọng gây chú ý của khách hàng. Trong khi đó mẫu mã bao bì của Hải hà - Kotobuki vẫn đóng theo kiểu cũ (đống kiểu hình chữ nhật bao gói bằng nilong) nên chưa thu hút được tầng lớp có thu nhập cao, mặc dù chất lượng bánh là ngon. Bibica có lợi thế đó là do họ tự sản xuất được nguồn nguyên liệu đầu vào như đường RE, RS....Có thẻ nói trong tương lai đây là

một đối thủ khá mạnh đối với Hải Hà -Kotobiki nhất là ở khu vực thị trường miền Trung và miền Nam.

Hiện nay, công ty đang có chiến lược tăng thị phần hàng hóa ở khu vực miền Bắc. Trong đời hàng hội chợ VN chất lượng cao 2001 - 2002 tại cung văn hóa và tại Giảng Võ, công ty đã bố trí gian rộng đẹp thuận tiện, có đội ngũ tiếp thị mạnh , thực hiện nhiều chương trình khuyến, thu hút khách hàng.

- Công ty TNHH chế biến thực phẩm Kinh đô:

Đây là một công ty mới gia nhập vào thị trường bánh kẹo nước ta, nhưng đã chứng tỏ được sức mạnh và tiềm lực của mình. Điểm mạnh của công ty là có danh mục sản phẩm rộng với sản phẩm chủ yếu là bánh Biscuit, Snack, bánh tươi...Hệ thống kênh phân phối rộng, hoạt động quảng cáo rộng, đặc biệt chương trình quảng cáo về sản phẩm snack được rất nhiều người tiêu dùng biết đến và yêu thích. Chính vì thế mà sản phẩm của Kinh Đô hiện nay đang tràn ngập thị trường (sản phẩm bimbim chiếm 20% thị trường miền Bắc) trực tiếp cạnh tranh với Hải hà - Kotobuki cho nên hai năm 1998 & 1999 mặc dù Hải Hà - Kotobuki đã cho ra đời nhiều chủng loại Bimbim mới nhưng khối lượng tiêu thụ và thị phần liên tich giảm xuống. Trong tương lai Hải Hà -Kotobuki, Bảo ngọc và một số hãng khác còn phải cạnh tranh về lĩnh vực bánh tươi, bánh ngọt với Kinh Đô.

- Sự cạnh tranh của mặt hàng ngoại nhập:

Trong những năm gần đây do Nhà nước có chính sách quản lý nghiêm ngặt hàng nhập khẩu bánh kẹo nên mặt hàng nhập khẩu có xu hướng giảm song vẫn chiếm khoảng 30% tổng lượng bánh kẹo. Ngoài ra còn một số lượng lớn hàng nhập khẩu trốn lậu thuế, tìm mọi cách lọt vào nước ta. Mặt hàng nhập khẩu đa số có chất lượng cao, mẫu mã đẹp đặc biệt mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan với khối lượng lớn giá lại rất rẻ. Vì vậy mà bánh kẹo trong nước khó có thể cạnh tranh được với mặt hàng ngoại nhập này.

Hơn nữa, người tiêu dùng Việt Nam xưa nay vẫn có xu hướng "sinh hàng ngoại" đặc biệt là mặt hàng socola và kẹo mềm. Cụ thể thị trường Hà Nội mặt hàng ngoại chiếm đến 35%. Do đó cũng như các công ty sản xuát bánh kẹo trong nước khác, Hải Hà -Kotobiki gặp phải nhiều khó khăn trong việc củng cố và duy trì thị trường.

Để có cái nhìn khái quát ta có bảng tóm tắt sau:

b) Khách hàng của công ty hầu hết là các đại lý và các nhà bán buôn. Họ đều có quan hệ mật thiết gắn bó với công ty trên cơ sở hoa hồng các đại lý vừa và được công ty thực hiện giá ưu đãi, hỗ trợ vận chuyển hàng hóa. Cho nên lợi ích của họ gắn liền với lợi ích của công ty. Đây là một thuận lợi cho công ty trong việc phát triển và mở rộng thị trường, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa. Các đại lý góp phần không nhỏ vào việc tạo lập uy tín và nâng cao khả năng cho công ty.

Bảng 4: Số lượng các đại lý chính thức của công ty Hải Hà -Kotobuki

Đơn vị: Đại lý Đại lý 1996 1997 1998 1999 2000 Toàn quốc 101 110 116 127 142 Miền Bắc 78 80 85 90 103 Miền Trung 19 22 21 25 27 Miền Nam 4 8 10 12 12

(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Hải Hà - Kotobuki)

Ta thấy hệ thống kênh phân phối của Hải Hà - Kotobuki có nhiều thành viên thuộc công ty mẹ Hải Hà. Do tình hình cạnh tranh ngày môt gay gắt, hệ thống kênh phân phối tràn làn của Quãng Ngãi , Biên Hòa, Lam Sơn. Công ty đã quyết định lập lại kênh phân phối một cách chặt chẽ hơn, không còn tình trạng thả nổi như trước, bỏ qua những thành viên hoạt động không có hiệu quả và mở rộng thêm các đại lý mới, có triển vọng.

c) Người cung ứng:

Hiện nay, nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào (chủ yếu là nguyên vật liệu) cho công ty chủ yếu từ hai nguồn: Trong nước và nhập khẩu. Các

nguyên vật liệu được nhập từ nước ngoài như: Bột mỳ, bơ, cacao, hương liệu, phẩm mầu, một số giấy bạc bọc keo cau su....

Các cơ sở trong nước cung cấp nguyên vật liệu cho công ty bao gồm: Nhà máy đường Lam Sơn, Quảng Ngãi, công ty sữa VN. Đây là các nhà cung cấp nguyên vật liệu thường xuyên cho công ty.Hàng năm họ cung cấp một lượng lớn đường sữa, bơ....với chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý, khả năng gây ra áp lực đối với công ty là rất ít vì:

- Thứ nhất: Những công ty này thường muốn bán hàng Kinh doanh lâu dài đối với công ty. Các công ty sản xuất bánh kẹo là những khách hàng lớn chính của họ.

- Thứ hai: Đó là sự sẵn có của các nguyên vật liệu đầu vào trong nước, không cho phép họ chèn ép giá.

Công ty bánh kẹo Hải hà -Kotobiki phần nào chịu ảnh hưởng của các nhà cung cấp nước ngoài. Các nguyên vật liệu nhập khẩu từ các nước singapore, Thailan, mailaixia, hongkong...đây là những nguyên vật liệu không có sẵn trong nước như: Bột mỳ, bơ, cacao....hoặc không sản xuất được ở trong nước như các loại hương liệu cao cấp, phẩm mầu, túi nhãn. Để tránh tình trạng bị ép giá công ty đã năng động tìm kiếm thị trường cung ứng, quan hệ tốt với nhiều nhà cung ứng và có kế hoạch dự trữ hợp lý, tổ chức nghiên cứu tìm những nguyên vật liệu có thể thay thế được. Các loại nguyên vật liệu nhập khẩu với chất lượng cao, đảm bảo hương vị cho sản phẩm đầu ra nhưng lại thường phải chịu mức thuế nhập khẩu khá cao như dầu cọ thuế xuất nhập khẩu là 25% gây khó khăn cho việc hạ giá thành sản phẩm.

d) Sức ép từ sản phẩm thay thế

Sản phẩm bánh kẹo chịu ảnh hướng rất lớn từ những sản phẩm thay thế nhất là vào mùa hè. Hiện nay, thay vì dùng bánh kẹo vào các dịp lễ tết làm quà biếu hay thưởng thức hàng ngày, người dân có thể dùng các loại sả

phẩm khác như: nước ngọt, bia, hoa quả, nước ép trái cây, đặc biệt là vào mùa hè.

Vào mùa đông xu hướng tiêu dùng bánh kẹo tăng lên, các dịp lễ tết (tháng 11, 12, 1, 2) nhu cầu quà tăng biếu của người dân tăng lên. Sản lượng tiêu thụ các thàng này thường tăng nhanh. Do vậy, công ty phải căn cứ vào từng mùa, tháng mà có kế hoạch sản xuất hợp lý.

Bảng 5: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm qua các mùa trong năm 2000 Mùa Tháng Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000

1 5.002 6.012 6.093 2 2.455 3.495 4.228 3 3.840 3.180 3.910 4 2.603 2.612 2.622 5 1.600 1.573 2.572 6 1.907 2.001 2.364 7 2.903 2.073 2.273 8 3.001 3.074 3.037 9 4.002 5.046 5.036 10 2.140 3.140 3.144 Mùa lạnh 1112 3.9914.595 4.5994.900 5.5445.365 (Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Hải Hà - Kotobuki

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI TẠI CÔNG TY TNHH TM -DV HỒNG THẮNG (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w