ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Doanhsố thu nợ(a) 180.856 243.762 295.248
Dư nợ bình quân(b) 202.449 234.176 254.425
a/b (lần) 0,89 1,04 1,2
Nguồn tin: Phòng tín dụng của NHNo huyện Thoại Sơn
-Khả năng thu hồi vốn tái đầu tư ở ngân hàng phản ánh qua chỉ tiêu này, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ công tác thu nợ càng tốt, tốc độ luân chuyển đồng vốn trong cho vay càng nhanh để thuận tiện cho việc kinh doanh hạn chế rủi ro cho chi nhánh đảm bảo an toàn đồng vốn trong đầu tư.
-Năm 2004 vòng quay vốn tín dụng 0,89 lần, năm 2005 đạt 1,04 lần ở đây dư nợ được điều chỉnh tăng theo doanh số cho vay vừa phải phù hợp nằm trong kiểm soát chặt chẽ của chi nhánh, gia tăng cho vay trong ngắn hạn có hiệu quả hơn trung hạn thu hồi đồng vốn nhanh hơn khách hàng trả nợ đúng theo thời gian quy định.
-Vòng quay vốn tín dụng năm 2006 đạt 1,2 lần chỉ tiêu rất tốt, mặc dù nông thôn là thị trường nhiều rủi ro, chi phí đầu tư cao nhưng với tài năng của ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên làm việc nhiệt tình đưa ngân hàng đi lên phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng dịch vụ.
4.4. Phân tích hiệu quả sử dụng đồng vốn của khách hàng tại ngân hàng -Diện tích tự nhiên của huyện Thoại Sơn là 46.872 ha, phần lớn là diện tích sản
xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao 88,94% tổng diện tích vùng, đất phi nông nghiệp là 5.086 ha chiếm tỷ lệ 10,9% và còn lại đất chưa sử dụng. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá có chất lượng và hiệu quả, chủ lực là cây lúa và nuôi trồng thuỷ sản nhất là tôm càng xanh, cá tra,…góp phần cung cấp sản lượng không nhỏ cho Tỉnh trong việc xuất khẩu. Chủ trương của huyện là cơ giới hoá áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra và hạ giá thành sản xuất để thu nhập người dân tăng lên.
-Bên cạnh việc hỗ trợ kỹ thuật canh tác của cán bộ phòng nông nghiệp địa phương, người dân muốn thực hiện phương án SXKD thì không thể thiếu nguồn vốn ví như “Đất sản xuất thiếu nước”, “Cơ thể thiếu máu” để thấy được vai trò hết sức quan trọng của nguồn vốn tín dụng phần lớn được cung cấp từ các tổ chức trên địa bàn huyện, trong đó có NHNo huyện Thoại Sơn được xem như người bạn tin cậy và đồng hành cùng bà con, được thể hiện qua sơ đồ sau.
Nguồn tin: Dựa vào mối quan hệ giữa ngân hàng và nông dân để phát họa
-Người dân có nhu cầu vay vốn họ sẽ đến giao dịch tại chi nhánh, sau khi thực hiện xong quy trình vay được xét duyệt từ Giám đốc hay Phó Giám đốc thì bộ phận ngân quỹ của chi nhánh sẽ giải ngân cho khách hàng. Người dân vay ở ngân hàng ngày nay với nhiều ngành nghề khác nhau, tiết kiệm được thời gian, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, nông sản. Nhờ có vốn vay, các hộ sản xuất đã mở ra nhiều hướng làm ăn, có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn. Chính sự tiếp sức này đã góp phần đưa nhiều hộ dân thoát nghèo, qua đó đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn huyện nhà.
-Nhận được khoản vay từ phía chi nhánh thì khách hàng sẽ tiến hành thực hiện phương án sản xuất. Để thấy rõ hơn hiệu quả do nó mang lại được phản ánh qua cuộc khảo sát trực tiếp các khách hàng vay ở ngân hàng, chọn ba trong số bốn vùng là: xã Thoại Giang, xã Định Thành và Vĩnh Phú đây là các xã thuộc kiểm soát giao dịch trực tiếp tại NHNo huyện Thoại Sơn, các vùng khác liên hệ giao dịch với hai chi nhánh cấp III ở Phú Hoà và Vọng Thê. Từ đồng vốn cung cấp của ngân hàng người dân sử dụng nó cho các phương án sản xuất sau.
Một số phương án sản xuất được nhiều người dân áp dụng như: trồng lúa hai vụ, nuôi heo, nuôi cá.
Bảng 4.14. So sánh chi phí sản xuất 2 vụ lúa trên 1 ha trong năm 2006-2007
ĐVT: ngàn đồng
Các khoản mục Vụ hè thu Vụ đông xuân
1. Các chi phí sản xuất 8.157 8.913 -Xử lý đất 600 550 -Phân +thuốc 4.000 4.500 -Giống 540 540 -Bơm nước 500 550 -Xuống giống 90 90 -Công chăm sóc 250 313 -Công cắt 1.100 1.200 -Suốt 352 420 -Công vận chuyển 375 500 -Phơi, sấy 350 250 2. Sản lượng (tấn) 4,5 7 3.Doanh thu 11.025 19.600
Nguồn tin: Điều tra- Tính toán tổng hợp
-Để ngăn chặn dịch bệnh khoảng thời gian đầu năm 2006, phòng nông nghiệp nhanh chóng đưa ra nhiều biện pháp phòng trừ theo sự chỉ đạo chung của toàn tỉnh An Giang như: sắp xếp lịch xuống giống cho các xã tránh sạ trùng làm phát sinh dịch bệnh, khoanh vùng nơi có nguy cơ nhiễm bệnh cao, kiên quyết tiêu huỷ nhằm bảo vệ lúa lân cận, khuyến cáo trồng các giống lúa kháng rầy như: OM 2517, IR 50404,… người dân thường lựa chọn mua giống nơi canh tác vùng gần vì giá thấp hơn ở các trại giống nên gây khó khăn cho chính quyền trong việc kiểm soát giống lúa.
-So sánh hai mùa vụ thì các loại chi phí vụ đông xuân cao hơn hè thu nên tổng chi phí tất nhiên cao hơn lần lượt như: vụ đông xuân 8.913 ngàn đồng/ha, vụ hè thu là 8.157 ngàn đồng/ha. Trong đó, chi phí giá vật tư, giá xăng dầu tăng, nhân công thiếu vì lên thành phố làm,giống còn sử dụng nhiều sạ bằng tay còn phổ biến ...làm tăng chi phí đầu vào. Vụ đông xuân vừa rồi ở huyện Thoại Sơn đạt năng suất cao hơn 7 tấn/ha, giá bán cao bình quân 2.800 đồng/kg nên doanh thu đạt được cao 19.600 ngàn đồng/ha.
-Về phương án chăn nuôi ở giai đoạn 2004-2005 chăn nuôi gặp không ít khó khăn do dịch bệnh hoành hành ở gia cầm, số lượng giảm mạnh do tiêm phòng ngăn chặn nên số lượng heo có giảm không đáng kể và được duy trì, nuôi heo là nghề truyền thống
lâu đời trong dân dựa vào kinh nghiệm người nuôi và heo bán được giá, thay thế thức ăn từ gia cầm.
Bảng 4.15. Chi phí nuôi 20 con heo từ lúc nuôi đến lúc bán năm 2006 Các khoán mục ĐVT Lượng sử dụng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng)
1.Heo giống con 20 400.000 8.000.000
2.Tấm kg 50 3.000 3.000.000
3.Cám kg 35 2.000 1.400.000
4.Thức ăn công nghiệp bao 1 170.000 3.400.000
5.Thức ăn khác kg 180 8.000 1.440.000
6.Thuốc thú y 50.000 1.000.000
7.Điện nước 12.000 72.000
8.Lao động thuê người 1 350.000 350.000
9.Chi phí khác đồng 1.000.000
10.Tổng chi phí đồng 19.662.000
11. Doanh thu đồng 30.400.000
12. Lợi nhuận đồng 10.738.000
Nguồn tin: Điều tra- Tính toán tổng hợp
-Ngoài chi phí thức ăn tấm, cám còn dùng thêm thức ăn chế biến sẵn giúp cho con heo tăng trưởng nhanh, tổng chi phí khoảng 20 con heo là 20 triệu đồng, giá bán bình quân 16.000 đồng/kg thì mức doanh thu là 30 triệu đồng, nên lợi nhuận người dân thu được cao 11 triệu đồng.
-Thách thức lớn dễ dàng nhận thấy trong những năm qua đó là diễn biến bất thường giá cả trên thị trường thế giới đối với những sản phẩm xuất khẩu như: gạo, cá tra, tôm,….
+Giá thu mua của nước ngoài nhập khẩu giảm dẫn đến giá bán trong nước hạ, tiêu thụ khó khăn ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ trong nước.
+Ngược lại, giá xuất khẩu tăng hút hàng làm tăng giá thu mua trong nước gây tác động chỉ số tăng giá của mặt hàng xuất khẩu. Những diễn biến này tác động không nhỏ đến rủi ro đầu tư chung và vốn tín dụng NHNo nói riêng.
-Dưới đây là mô hình nuôi cá tra hầm, một trong số mô hình mang lại hiệu quả trong vài năm gần đây, thời gian nuôi khoảng 6 tháng chi phí đầu tư ban đầu cao người
nông dân học kinh nghiệm từ những hộ nuôi xung quanh và tập huấn thêm kỹ thuật do phòng nông nghiệp huyện tổ chức thì có thể mạnh dạn đầu tư. Cá bán có giá và đạt năng suất cao thu lợi nhuận nhiều, để hạn chế khó khăn bị ép giá huyện khuyến cáo người dân nên ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm ở các công ty thu mua như thế thu nhập của người dân sẽ ổn định hơn.
Bảng 4.16. Chi phí nuôi cá tra ao hầm trên 1 ha năm 2005-2006
ĐVT: Ngàn đồng
Các khoản chi phí Thành tiền
1.Xây dựng cơ bản
(Khấu hao tài sản cố định 3 năm )
77.000 25.700 -Lên bờ ao 50.000 -Mua máy móc 27.000 2.Sản xuất 1.398.700 -Con giống 159.500 -Thức ăn 1.126.200
-Dầu bơm nước 25.000
-Nhân công 18.000
-Thuốc, hoá chất 70.000
3.Tổng chi phí 1.424.400
4.Doanh thu 1.841.500
Nguồn tin: Phòng nông nghiệp huyện Thoại Sơn
-Dựa vào đặc điểm tự nhiên của vùng mô hình được ứng dụng nhiều do thu lợi nhuân cao nhưng chi phí đầu tư ban đầu cao và đòi hỏi có kỹ thuật nuôi chứ không dựa nhiều vào kinh nghiệm, đồng thời rủi ro không nhỏ vì giá thường biến động. Do số lượng thu mua các doanh nghiệp tăng nên giá mua cũng tăng hay cầu vượt cung trong giai đoạn này, trừ đi các khoản chi phí thì thu lợi nhuận là 417.100.000 đồng. Địa phương đã lên kế hoạch nuôi và có sự kiểm soát trong huy hoạch vùng nuôi tránh chạy theo xu hướng nuôi, đào ao tràn lan gây mất cân đối tài nguyên sử dụng. Khi giá cá tra tăng vọt đó cũng là nổi lo cho nhiều người vì khi tăng đột biến dễ dẫn đến tụt giá nhanh gây mất cân bằng giá cả và khi nhiều người nuôi có thể cung vượt cầu làm ảnh hưởng đến giá. Tạo mối quan hệ liên kết giữa bốn nhà cũng là giải pháp vừa giúp nâng cao chất lượng cá, bán được giá, tạo thị trường ổn định thì khi đó đồng vốn vay phát huy tối đa hiệu quả từ việc thực hiện phương án này.
Tùy theo chi phí của từng phương án sản xuất ngân hàng sẽ có hạn mức tín dụng cụ thể và thời gian điều chỉnh phù hợp cho việc hoàn vốn và lãi của khách hàng, với mức lãi suất linh động thu hút nhiều khách hàng hơn. Nhờ giải ngân kịp thời giúp cho phương án triển khai đúng tiến độ như kế hoạch thực hiện.
Bảng 4.17.Hiệu quả sử dụng đồng vốn của người dân
ĐVT: Ngàn đồng
Nguồn tin: Tính toán tổng hợp
-Nguồn vốn tín dụng của chi nhánh không chỉ phản ảnh ở những số liệu thống kê mà quan trọng là tự nó mang lại nhiều ý nghĩa to lớn về dân sinh và thể hiện rõ đời sống hằng ngày của người dân.
-Nhu cầu vốn phát triển kinh tế đang ngày càng gia tăng, bà con nông dân đang rất “Khát” vốn để đầu tư phát triển sản xuất và mở rộng quy mô kinh doanh. Trồng lúa thời gian vay trong vòng 12 tháng sau mùa vụ sẽ thu hồi nợ cho ngân hàng. Vụ hè thu cứ 1 đồng vốn vay đầu tư thì thu được 0,26 đồng lợi nhuận thấp hơn ở vụ đông xuân thu tới 1,4 đồng lợi nhuận, do năng suất và giá vụ đông xuân tăng cao. Đồng vốn vay phát huy hết hiệu quả khi người dân có phương pháp canh tác hiện đại, sử dụng máy móc trong sản xuất,…có thể tiết kiệm chi phí đầu vào giúp tăng thu nhập.
-Đối với chăn nuôi heo được xem là nghề nuôi truyền thống của người dân bình quân nuôi khoảng 20 con giá bán ngày càng tăng, cứ bỏ ra 1 đồng vốn đầu tư thu được lợi nhuận 0,59 đồng. Sở dĩ lợi nhuận cao do giảm chi phí đầu vào là người nuôi đã tận dụng nguồn thức ăn từ tự nhiên, nhân công gia đình,….Thường thời gian vay 10 tháng hạn mức cho vay khoảng 15 triệu đồng có thể giúp cho nhiều người thoát nghèo từ mô hình nuôi heo. Nếu hộ thu nhập thấp không đủ tài sản thế chấp thì ngân hàng cho vay khoảng 8 triệu đồng dự tính khoảng 10 con.
-Nuôi cá tra chi phí đầu tư ban đầu cao nên hộ vay thêm ở ngân hàng với thời gian 6 tháng, cứ bỏ ra 1 đồng đầu tư thu được 0,69 đồng lợi nhuận thu lợi khá cao chứng tỏ hiệu quả phương án mang lại cao. Số lượng thu mua của các công ty xuất khẩu tăng đẩy giá thu mua trong nước tăng lên tạo niềm phấn khởi cho nhiều người dân.
-Từ đồng vốn giải ngân trên của ngân hàng giúp đổi mới cuộc sống nông nghiệp, nông thôn góp phần tô đậm bức tranh kinh tế - xã hội nhiều màu sắc của huyện nhà cũng như cuộc sống của những người dân biết cách làm ăn, sử dụng vốn vay có hiệu
Tên ngành nghề Chi phí Số tiền vay
Doanh thu
Lãi vay Lợi nhuận Chỉ tiêu (đồng) 1.Trồng lúa -Vụ hè thu 8.157 11.025 1.803,4 0,26 -Vụ đông xuân 8.913 19.600 9.622,4 1,40 2.Nuôi heo 19.662 15.000 30.400 1.875 8.863 0,59 3.Nuôi cá tra 1.424,4 550.000 1.841,5 39.600 377.500 0,69
quả rất thiết thực như xây dựng nhà cửa khang trang, trang trãi tiền học phí cho con em và còn mở rộng mô hình sản xuất để làm giàu.
-Bên cạnh mục tiêu lợi nhuận thì chi nhánh không quên vai trò của mình đối với xã hội phục vụ lợi ích chung thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nâng cao mức sống cho người dân tức là “Tạo cần câu chứ không cho xâu cá” hiệu quả đạt được sẽ cao làm nền tảng cho sự nghiệp phát triển lâu dài.
Tóm lại, kinh tế nông thôn biểu hiện sinh động đơm bông kết trái từ vốn đầu tư của ngân hàng, vựt dậy nền nông nghiệp phát triển hiện đại hơn, như mang làng gió mới về cho nông thôn huyện nhà.
-Từ sơ đồ trên, sau khi phương án sản thực hiện xong thì khách hàng sẽ hoàn vốn và lãi cho ngân hàng. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hồi do yếu tố bên ngoài như: thời tiết, giá cả thị trường, giá xăng dầu,…thu nhập giảm dẫn đến thu hồi trễ hay không có khả năng trả. Về phía khách hàng là về trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật, hạn chế nắm bắt thông tin, không tìm thấy thị trường đầu ra, hoàn cảnh gia đình,…Nếu từ khách quan thì sẽ thẩm định thiệt hại và lý do khác thì ngân hàng sẽ có bước giải quyết thỏa đáng.
-Sau khi thu vốn và lãi của khách hàng thì ngân hàng sẽ tổng hợp lại được thống kê qua bảng báo cáo cuối năm, chú ý các khoản nợ quá hạn để có thể hạn chế cho năm sau. Tăng cường công tác huy động vốn tạo nguồn vốn dồi dào cho việc đầu tư và tái đầu tư sản xuất. Ngoài ra, chi nhánh trích một phần đóng góp tham gia các hoạt động xã hội như: ủng hộ quỹ từ thiện, xây dựng nhà tình nghĩa, quỹ cây xanh, nuôi dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng,…Phát động sự đóng góp tích cực từ cán bộ công nhân viên chi nhánh hàng năm.
4.4. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng
4.4.1. Kết hợp giữa ngân hàng với phòng nông nghiệp và chính quyền địa phương phương
Kết hợp vớiphòng nông nghiệp
-Lập phương án sản xuất một cách chi tiết từng công đoạn, kê khai những loại chi phí phát sinh, học hỏi kỹ thuật hay phương pháp để CBTD có khả năng thẩm định tính khả thi của phương án.
+Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên từng vùng để có thể tư vấn cho khách hàng thực hiện phương án phù hợp, phát huy tối đa đồng vốn vay từ ngân hàng phải luôn bám sát chủ trương phát triển nông nghiệp của huyện trong từng thời kỳ.
+Cử CBTD tham gia vào những hội nghị phổ biến các mô hình SXKD