-Công tác huy động vốn được xem là nhiệm vụ “sống còn” của chi nhánh, có được
nguồn vốn mạnh đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của khách hàng. Nguồn vốn hiện nay là mặt lợi thế của chi nhánh so với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn, số vốn huy động từ bên trong là mạnh nhất và bên ngoài hàng năm đã đáp ứng cơ bản vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn và luôn đảm bảo khả năng chi trả đối với mọi khách hàng.
-Huy động vốn có vai trò hết sức quan trọng đặc biệt quan tâm nhiều trong suốt quá trình hoạt động của chi nhánh, được triển khai phổ biến đến từng cán bộ viên chức của toàn chi nhánh NHNo tỉnh An Giang nói chung, NHNo huyện Thoại Sơn nói riêng đã nổ lực phấn đấu hết mình cho công tác này và đạt được kết quả khả quan.
Bảng 4.2. Tình hình huy động vốn trong giai đoạn 2004-2006
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục
Năm Năm 2005 so với
năm 2004 Năm 2006 so với năm 2005 2004 2005 2006 Số tiền Tỷ lệ
(%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tiền gửi không
kỳ hạn
7.574 14.959 16.302 7.385 97,5 1.343 9,0
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
dưới 12 tháng 11.359 26.227 29.959 14.868 131,0 3.732 14,2 Tiền gửi tiết
kiệm có kỳ hạn
trên 1 năm 6.312 10.296 18.945 3.984 63,1 8.649 84,0 Tổng cộng 25.245 51.482 65.206 26.237 104,0 13.724 26,7
Nguồn tin: Phòng tín dụng của NHNo huyện Thoại Sơn
-Từ bảng thống kê trên thì doanh số huy động luôn tăng trưởng không ngừng qua các năm. Năm 2005 huy động đạt 51,5 tỷ đồng tăng 26,2 tỷ đồng so với năm 2004, sang năm sau nguồn vốn huy động được 65 tỷ đồng tăng 26,7% so với năm 2005. Nguồn vốn huy động có bước tăng trưởng khá cao và ngày càng tăng là do NHNo có chủ trương đúng đắn như: lập tổ huy động vốn, các hình thức huy động theo NHNo tỉnh phổ biến
đến các chi nhánh ngày càng phong phú đa dạng, với lãi suất linh hoạt hấp dẫn thu hút nhiều đối tượng trên địa bàn.
-Chi nhánh đã tìm mọi biện pháp tận dụng tối đa các mối quan hệ người thân, bạn bè, đồng nghiệp, luôn bám sát mục tiêu, chỉ tiêu huy động vốn ở NHNo tỉnh giao và quyết tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội cán bộ viên chức đã đề ra. Thống kê làm ba loại hình dễ quản lý như: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên 1 năm.
-Tiền gửi không kỳ hạn đạt khoảng 15 tỷ đồng (2005) tăng 97,5% so năm 2004, năm 2006 tăng 9% so năm 2005 mức đạt 16 tỷ đồng. Sở dĩ cả hai năm đều tăng là do CBTD tích cực trong việc tìm kiếm khách hàng, công nhân viên có thu nhập ổn định.
-Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn huy động bình quân các năm khoảng 47%/năm. Năm 2005 đạt doanh số 26,2 tỷ đồng, tốc độ tăng 131% so với năm 2004, tiếp tục tăng 14,2% (2006) đạt khoảng 30 tỷ đồng so năm 2005. Là do khuyến khích vay vốn tham gia của các hộ dân cư tránh để nguồn vốn nhàn rỗi, doanh số có tăng nhưng chưa nhiều.
-Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên 1 năm: huy động được 10,3 tỷ đồng năm 2005 tăng 63,1% so năm 2004, sang năm 2006 tăng 84% so năm 2005 ở khoảng 19 tỷ đồng. Nhiều khách hàng có thu nhập ổn định thì họ tích cực tham gia khi nhận thấy rõ lợi ích từ việc gửi tiền.
Như vậy, nguồn vốn cung ứng của ngân hàng trong những năm qua đã tạo thêm sinh lực mới cho huyện, góp phần thúc đẩy phong trào sản xuất ở nông thôn như phong trào xoá đói giảm nghèo, phát triển Hợp tác xã, hội nông dân,…cải thiện đời sống cho người dân. Tạo sự cân đối giữa nguồn vốn huy động và nhu cầu cho vay của người dân. 4.2. Phân tích hoạt động tín dụng của NHNo huyện Thoại Sơn
4.2.1. Doanh số cho vay
Theo thời hạn
-Huy động vốn để tạo nền tảng vững chắc cho việc mở rộng hoạt động tín dụng để hạn chế rủi ro, chi nhánh đã nâng số khách hàng đến vay khoảng 8.000 lượt khách vào năm 2006, bình quân tăng 200-300 lượt khách hàng năm nên doanh số cho vay tăng lên.
-Mặc dù cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn có nhiều rủi ro, món vay nhỏ, chi phí lớn ít hiệu quả hơn so với ngân hàng khác song chi nhánh luôn đẩy mạnh đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn xem là chiến lược lâu dài. Tuy là một ngân hàng đa năng theo hướng hiện đại, thực hiện hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận nhưng là một ngân hàng có trách nhiệm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nước.
Biểu đồ 4.1. Doanh số cho vay theo thời hạn trong giai đoạn 2004-2006
Nguồn tin: Phòng tín dụng của NHNo huyện Thoại Sơn
-Từ bảng số liệu trên thì doanh số cho vay trong ngắn hạn tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2005 doanh số cho vay đạt 202,5 tỷ đồng tăng 42,8% so năm 2004, tiếp tục tăng 26,9% năm 2006 đạt cho vay là 256,9 tỷ đồng so năm 2005. Do đầu tư nhiều đối tượng như: trồng lúa kết hợp thủy sản, hay hoa màu,..Nhằm đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp tăng thu nhập huyện Thoại Sơn đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp từ năm 2000 (Anh Thi. 25/1/2007. Hội nghị chuyên đề nuôi cá tại xã Vĩnh Khánh - huyện Thoại Sơn. Đọc từ:
http://sokhoahoccn.angiang.gov.vn). Hướng mở rộng tín dụng của ngân hàng mang lại hiệu quả đáp ứng vốn và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
-Bên cạnh đó, các dự án có chu kỳ dài khoảng 3 năm cũng được đáp ứng vốn kịp thời nhưng có sự biến động không đều. Năm 2005 cho vay đạt khoảng 73 tỷ đồng tăng 50,7% so với năm 2004, do nhu cầu vay phục vụ cho ngành nghề ngày càng phong phú hơn. Nhưng đến năm 2006 giảm 14,4 tỷ đồng so với năm 2005, ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như: thời tiết, tình hình kinh tế, kỹ thuật nông nghiệp,…trong sản xuất nên đa số chuyển sang sản xuất với chu kỳ ngắn hạn thu hồi vốn nhanh, thu nhập của người vay vốn còn thấp.
Tóm lại, tổng doanh số cho vay của chi nhánh tăng liên tục trong giai đoạn này, nâng cao uy tín của chi nhánh đến với nhiều khách hàng. Trong đó, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trên 70% tổng doanh số cho vay. Tổng mức cho vay là 275,5 tỷ đồng năm 2005 tăng 44,8% so năm 2004, tiếp tục tăng 14,5% so với năm 2005. Chi nhánh xác định thị trường nông thôn vừa là thị trường quen thuộc đầy hấp dẫn với lượng khách hàng tiềm năng nhiều, giúp chi nhánh mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Doanh số cho vay theo ngành nghề trong ngắn hạn tăng liên tục qua các năm. Trong đó, cho vay nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao so với các ngành khác, bình quân qua 3 năm lần lượt nông nghiệp chiếm khoảng 34,3%/ năm và dịch vụ nông nghiệp chiếm cao nhất 52,5%/năm tổng doanh số cho vay.
Bảng 4.3. Doanh số cho vay theo ngành nghề trong ngắn hạn từ năm 2004-2006
ĐVT: Triệu đồng
Khoản
mục Năm Năm 2005 so với năm 2004 Năm 2006 so với năm 2005 2004 2005 2006 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) No (a) 51.097 68.749 84.834 17.652 34,5 16.085 23,4 Dịch vụ No (b) 75.047 105.564 134.644 30.517 40,7 29.080 27,5 Cho vay đời sống 4.360 7.879 12.022 3.519 80,7 4.143 52,6 Ngành nghề khác 11.328 20.307 25.378 8.979 79,3 5.071 25,0 Tổng cộng (c) 141.832 202.499 256.878 60.667 42,8 54.379 26,9 a/c (%) 36,0 34,0 33,0 - - - - b/c (%) 52,9 52,1 52,4 - - - -
Nguồn tin: Phòng tín dụng của NHNo huyện Thoại Sơn
-Phương hướng phát triển của huyện vẫn chú trọng phát triển nông nghiệp dựa vào lợi thế của vùng theo hướng CNH - HĐH, triển khai áp dụng các kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp thay thế tập quán canh tác lạc hậu vừa tiết kiệm thời gian vừa tăng năng suất. Nâng cấp các công trình thuỷ lợi cùng với hỗ trợ của chính quyền địa phương, vay vốn để sửa chữa trang thiết bị máy móc như: sửa máy cày, máy bơm nước, đóng vỏ đò,… nên doanh số vay cho dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trên 50% tổng doanh số cho vay. Đạt khoảng 105,6 tỷ đồng năm 2005 tăng 30,5 tỷ đồng so năm 2004, sang năm 2006 tăng 29,1 tỷ đồng so năm 2005 doanh số đạt 134,6 tỷ đồng do CBTD tiến hành thẩm định về việc trả nợ của khách hàng nên ngân hàng đã mạnh dạn đầu tư.
-Thoại Sơn tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá huyện nhà bằng cách phát động và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Ngành nông nghiệp cho vay là 68,8 tỷ đồng năm 2005 tăng 17,7 tỷ đồng so năm 2004; tăng 16,1 tỷ đồng năm 2006 đạt 84,8 tỷ đồng so năm 2005. Xu hướng vay nuôi gia cầm giảm do dịch bệnh nên nhiều hộ nhanh
chóng chuyển sang nuôi khác như: trâu, bò, dê,…số lượng heo giảm không đáng kể nhờ phòng nông nghiệp có hướng chỉ đạo kiểm soát dịch ngăn chặn lây lan trong vùng. Trong đó, vay nuôi thuỷ sản chiếm khoảng 60% tổng doanh số cho vay của ngành.
-Cán bộ công nhân viên vay chủ yếu dựa vào tín chấp số tiền vay được ứng trước dùng vào việc sửa nhà, chi tiêu sinh hoạt. Nhìn chung, năm 2005 đạt 7,9 tỷ đồng tăng 3,5 tỷ đồng so năm 2004; đạt 12 tỷ đồng năm 2006 tăng 4 tỷ đồng so năm 2005. Do vay thanh toán các khoản phí khác gồm vay bên ngoài, mua vật dụng trong gia đình,… Bên cạnh đó, vay cho ngành nghề tăng đều qua các năm. Năm 2005 cho vay là 20,3 tỷ đồng tăng 79,3% so năm 2004, sang năm 2006 tiếp tục tăng 25% so năm 2005. Dùng vào việc sửa chữa nhà trọ, phòng Karaoke, mua trang thiết bị cho phòng Internet,…Là do thực hiện dịch vụ cầm kỳ phiếu, vay làm ghế đá,…chi nhánh linh hoạt mức lãi suất phù hợp là động lực thúc đẩy nhiều khách hàng đến vay tại NHNo huyện Thoại Sơn.
Tóm lại, chi nhánh nắm được tình hình phát triển kinh tế qua các năm nên đã tập trung đầu tư phát triển ngành chủ lực nhằm tạo chỗ dựa vững chắc để phát triển các ngành khác.
Cho vay theo trung hạn có sự biến động không đều qua các năm Bảng 4.4. Doanh số cho vay theo ngành nghề trong trung hạn từ năm 2004-2006
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn tin: Phòng tín dụng của NHNo huyện Thoại Sơn
-Qua bảng thống kê trên thì thấy doanh số cho vay năm 2005 tăng mạnh so năm 2004. Trong đó, ngành chiếm tỷ trọng cao vẫn là thuộc ngành dịch vụ nông nghiệp với doanh số cho vay là 36,5 tỷ đồng tăng 45,9%. Mục đích vay mua các loại máy như: máy cày, máy xới, máy bơm nước, kinh doanh thuốc trừ sâu phân bón,…chi phí đầu tư cao nên vay trung hạn kéo dài thời gian sẽ giúp cho khách hàng dễ dàng trong việc hoàn vốn và trả lãi. Khi vào vụ hè thu, thu đông do thời tiết thất thường mưa nhiều nên nhu cầu sấy lúa rất nhiều mà trên địa bàn chưa đáp ứng đủ, từ nhu cầu thực tế một số hộ đã mạnh dạn
Khoản
Năm Năm 2005 so với
năm 2004 Năm 2006 so với năm 2005 2004 2005 2006 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) No 4.290 8.977 7.210 4.687 109,3 -1.767 -19,7 Dịch vụ No 25.021 36.514 25.535 11.493 45,9 -10.979 -30,1 Cho vay đời sống 14.312 18.935 18.940 4.623 32,3 5 0,03 Ngành nghề khác 4.810 8.564 6.934 3.754 78,0 -1.630 -19,0 Tổng cộng 48.433 72.990 58.619 24.557 50,7 -14.371 -19,7
vay vốn xây dựng nơi sấy lúa, kinh doanh sấy nấm rơm. Năm 2006 doanh số giảm đi 30,1% so năm 2005, do số lượng mua máy giảm vì số lượng máy tương đối phục vụ đủ nhu cầu gần xa trong vùng. Mặt khác, huy động vốn trong ngắn hạn nên cho vay chủ yếu trong ngắn hạn, phương án sản xuất có chu kỳ trong ngắn hạn.
-Bên cạnh đó, cho vay đời sống tăng đều năm 2005 đạt doanh số là 18,9 tỷ đồng tăng 32,3% so năm 2004, năm 2006 tăng nhẹ 0,03% so năm 2005. Mục đích vay để mua đất; mở rộng quy mô sản xuất; xây dựng nhà ở theo chủ trương chính sách nâng cao đời sống nhân dân có nơi ở vững chắc khi lũ về để yên tâm sản xuất và công nhân viên mua xe gắn máy phục vụ cho việc đi lại; vay đi xuất khẩu lao động khoảng thời gian 3 năm như: Malaysia, Indonesia,....
-Tương tự, đối với nông nghiệp có sự thay đổi qua các năm. Năm 2005 doanh số cho vay khoảng 9 tỷ đồng tăng 4,7 tỷ đồng so năm 2004. Do vay xây dựng trang trại, chuồng trại nuôi heo, bò,mở rộng nuôi thuỷ sản…cải tạo vườn tạp trồng cây gáo, bạch đàn,…Năm 2006, cho vay là 7,2 tỷ đồng giảm 1,8 tỷ đồng so năm 2005, ảnh hưởng của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
-Đối với ngành nghề khác được đầu tư tăng, năm 2005 đạt 8,6 tỷ đồng tăng 3,8 tỷ đồng so năm 2004. Dùng cho việc xây dựng phòng nghỉ để phục vụ du khách đến tham quan, mở quán ăn, dịch vụ Internet,….Sang năm 2006 giảm đi 1,6 tỷ đồng cho vay chỉ còn 6,9 tỷ đồng so năm 2005. Mặt khác, huyện ít có dự án đầu tư lớn và cũng do tài sản thế chấp không đủ để đảm bảo cho những khoản vay lớn.
Như vậy, nhu cầu vay của người dân vừa cao vừa đa dạng mọi ngành nghề dựa vào sự phát triển của ngành, chi nhánh đầu tư cho phù hợp với hướng phát triển kinh tế của huyện nên doanh số sẽ thay đổi qua các năm là điều tất nhiên. Cùng với sự chỉ đạo của NHNo tỉnh, chi nhánh luôn điều chỉnh doanh số cho vay ở mức cân đối và ổn định nhất để không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh chung của chi nhánh.
4.2.2. Doanh số thu nợ của NHNo huyện Thoại Sơn
Theo thời hạn
-Hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ phát triển bền vững chỉ khi sử dụng đồng vốn đạt hiệu quả cao, đồng thời thu nợ đúng thời hạn. Vì thế, công tác thu nợ hết sức quan trọng để có thể duy trì kinh doanh, cho vay sản xuất và tái sản xuất mở rộng cả về qui mô lẫn hoạt động tín dụng.
Biểu đồ 4.2. Tình hình thu nợ trong giai đoạn năm 2004-2006
Nguồn tin: Phòng tín dụng của NHNo huyện Thoại Sơn
-Doanh số thu nợ đều tăng lên qua các năm. Trong đó, thu nợ ngắn hạn tăng đều qua các năm. Năm 2005 doanh số thu đạt 177,3 tỷ đồng tăng 57,8% so năm 2004; năm 2006 tiếp tục tăng 29,2% với mức thu khoảng 229 tỷ đồng so năm 2005. Do nhu cầu vay phục vụ phương án SXKD theo ngắn hạn gia tăng, sản phẩm bán được giá và do những doanh nghiệp ký kết nhiều hợp đồng xuất khẩu đi nước ngoài về lúa, tôm, cá, ….Mặt khác, ý thức vay vốn trả đúng hạn trong dân nâng cao. Đối với hộ khó khăn được bàn giao cho ngân hàng chính sách xã hội với nhiều sự ưu đãi giúp xóa đói giảm nghèo. Khách hàng giữ uy tín với ngân hàng, nếu để nợ quá hạn nhiều lần thì ngân hàng sẽ ngưng ký hợp đồng tạo áp lực, tránh tâm lý chủ quan về ngân hàng nhà nước tiêu cực trong việc hoàn trả nợ.
-Tuy nhiên, thu hồi nợ trung hạn doanh số có giảm nhẹ, ảnh hưởng đến mức chỉ tiêu đề ra của NHNo tỉnh An Giang. Năm 2005 thu nợ 66,5 tỷ đồng giảm đi 3% so năm 2004, tiếp tục giảm thu năm 2006 là 0,5% so năm 2005. Do doanh số cho vay trung hạn giảm trong nhiều năm gần đây, kinh doanh các cửa hàng bán gối đầu nên chậm thu hồi cho ngân hàng thời hạn vay của nhiều khách hàng khác nhau nên hoàn vốn cũng khác