Chữ hiếu trong đạo phật

Một phần của tài liệu chương trình tu học sơ thiện (Trang 38 - 39)

Đức Phật đã dạy: tất cả chúng sanh đều có Phật tánh; nói cách khác, tất cả chúng sanh ai cũng có tâm Phật bẩm sinh như nhau. Mỗi người tùy theo hành động sáng suốt hay mê lầm của thân, miệng, ý mà làm cho tâm Phật hiển lộ hay lu mờ đi. Vắ dụ khi chúng ta an lạc, hoan hỷ cùng với niềm vui và hạnh phúc của mọi người, chia xẻ nỗi buồn với họ, đó là lúc ta sáng suốt, không để mờ tâm Phật; trái lại khi ta giận dữ, ngã mạn, cuồng tắn v..v.. là lúc ta đã chuyển cái tâm Phật nơi ta thành một thứ lửa địa ngục rồi. Một trong những loại tư tưởng trong sáng, mát mẻ, nuôi dưỡng tâm Phật của chúng ta là lòng hiếu thảo hay hiếu đạo. Lòng hiếu thảo là lòng biết ơn đối với cha mẹ mình, mong muốn được đền đáp công ơn ấy. Về điểm này thì loài người hơn hẵn loài vật, vì vậy lòng hiếu thảo là một đặc trưng để phân biệt loài người với súc sinh. Loài vật cũng biết thương con nhưng không biết thương cha mẹ. Có một giống chim còn ăn thịt cha mẹ khi chúng đã lớn khôn, nhưng chúng ta không thể trách chúng là bất hiếu vì chúng nó là súc sinh, chỉ biết sống theo bản năng, không thể hiểu được hiếu đạo và luân lý của loài người. Đức Phật đã ân cần dạy chúng ta rằng: Gặp thời không có Phật, thờ phụng cha mẹ chắnh là thờ phụng Phật. Do vậy, kinh dạy rằng: một trong những nỗi bất hạnh lớn nhất của con người là không được nghe đến những chữ Phật và Cha Mẹ. Làm tròn chữ Hiếu là coi như đã đi được nửa con đường tu đạo rồi. Ở đây có một điều đáng cho chúng ta suy ngẫm: lòng hiếu thảo thế gian thường tình có phải còn nặng về ngã chấp không? Thật vậy, người con hiếu có thể chỉ thương cha mẹ mình chứ không thương cha mẹ người khác, vì thế, cái tâm hẹp hòi này có thể gây ra đau khổ phiền não cho người và cả cho mình. Vắ dụ như một người kia muốn mua tặng mẹ một món quà nhưng không có tiền, anh ta bèn ăn c¡p tiền của bà nhà giàu hàng xóm, chẳng may bị b¡t gặp, bà ta kêu lên, anh ta đánh bà ta bị thương và kết quả là anh bị ngồi tù. Có hiếu với mẹ đâu không thấy chỉ thấy kết quả làm mẹ đau khổ vì hành động xấu của mình, làm bà hàng xóm tự nhiên bị thương và làm mình bị tù! Nhớ có lần Sư cô Trắ Hải kể cho chúng tôi nghe rằng: có một chị Phật tử kia nhân ngày giỗ mẹ chị, chị đến bàn Vong lật úp tất cả hình của các vị khác xuống, chỉ để hình của mẹ chị, ý là để một mình mẹ có thể hưởng tất cả các đồ cúng! Ngày xưa quan niệm về chữ Hiếu của ông cha ta cũng rất hẹp hòi, đó là bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại (có 3 điều bất hiếu mà không có con trai nối dõi là tội lớn nhất). Người vợ không sinh con trai được coi như có tội với gia đình chồng, mang tội đại bất hiếu, từ đó sinh ra tục lệ đa thê (nhiều vợ, để kiếm con trai; nếu người vợ không có con trai người chồng có thể lấy vợ khác; có khi có 2, 3 người vợ mà cũng chưa sinh ra con trai !); tục lệ này chúng ta đã biết là đem lại khổ đau cho nhiều người - đặc biệt là cho người đàn bà.

Chữ Hiếu trong đạo Phật đã được nâng cao thành Hiếu đạo. Người Phật tử vừa là người con hiếu thì khi cha mẹ còn sống, phụng dưỡng cha mẹ bằng tình thương, sự chăm sóc và tiền bạc hợp pháp do mồ hôi nước m¡t của mình làm ra. Người con hiếu cố g¡ng làm vui lòng cha mẹ bằng sự dịu dàng, chiều chuộng của mình nhưng quyết không chiều theo những sở thắch xấu xa tai hại nếu chẳng may cha mẹ vướng phải (như cờ bạc, rượu chè, nghiện ngập, trộm c¡p v.v... ); trái lại còn khuyên cha mẹ quy y Tam Bảo, làm lành tránh ác. Người con hiếu luôn làm tròn bổn phận của mình, không làm điều gì có hại cho thanh danh gia đình mình, mang tiếng xấu cho cha mẹ. Khi cha mẹ chết, lo làm các việc phước thiện như phóng sanh, bố thắ, ấn tống kinh sách để phổ biến Phật Pháp để cầu nguyện và hồi hướng công đức đến cha mẹ mình. Từ lòng thương cha mẹ mình, người Phật tử trãi lòng thương ấy đến cha mẹ của tất cả mọi người mọi loài, nghĩa là đến tất cả chúng sanh. Hơn ai hết, người Phật tử hiểu được rằng trong dòng luân hồi vô thỉ vô chung này, ai cũng đã từng làm cha mẹ mình, con cái mình. Do vậy sát sanh là hại mạng sống của cha mẹ

mình ở nhiều đời nhiều kiếp trước vậy. Không những thế, người Phật tử không theo thường tình thế gian báo thù cho cha mẹ bằng cách giết kẻ thù vì suy cho cùng làm như vậy là giết cha mẹ mình ở kiếp trước để báo thù cho cha mẹ của kiếp này. Cứ như thế, oan oan tương báo cho đến bao giờ mới dứt! Kinh Phạm Võng dạy: Hiếu nghĩa là giữ giới, là ngăn các điều ác. Thật vậy, chỉ cần giữ giới và ngăn các điều ác là chúng ta đã thực hành hiếu đạo rồi, vì đó là đầu mối của các hạnh lành và cũng là căn bản của giác ngộ và giải thoát.

Hiếu đạo theo Phật giáo hướng dẫn chúng ta đi trên con đường rộng lớn thênh thang của tình thương Vô Ngã, giúp chúng ta vượt khỏi biên giới hẹp hòi của ngã chấp hạn cuộc, nguyên nhân gây bao đau khổ cho người và cho chắnh mình. Đó chắnh là sự mầu nhiệm của Vu Lan Bồn. Nhờ năng lực chú nguyện của 10 phương Tăng sau 3 tháng an cư thanh tịnh mà mẹ của Ngài Mục Kiền Liên cùng tất cả tội nhân khác của địa ngục được giải thoát. Nhờ lòng thương mẹ, Ngài Mục Kiền Liên đã trãi lòng thương đến mọi loài chúng sanh, phát lời nguyện rộng lớn: Địa ngục chưa trống thì tôi thề không thành Phật; cho đến bao giờ mà tất cả chúng sanh đều được giải thoát thì tôi mới chứng Đạo Bồ Đề.

Nguyện cho tất cả các bậc cha mẹ còn tại thế thân tâm an lạc tật bệnh tiêu trừ, đã qua đời, dù đang ở trong cõi nào cũng luôn an trú trong tâm Phật và tắch cực hướng về Cực Lạc Quốc. Cầu chúc cho tất cả chúng ta đều là những người con hiếu để hưởng trọn một mùa Vu Lan an lạc và giải thoát.

Thảo Luận: Thảo Luận: Thảo Luận: Thảo Luận:

1. Tại sao nó chẳng có tác dụng gì khi b¡t các em phải hiếu thảo với cha mẹ?

2. Cho một vài suy nghĩ để bày tỏ tình thương các em dành cho cha mẹ là không phải tình thương miễn cưỡng, b¡t buộc.

3. Cho một vài đặc điểm để giúp mọi người trong chúng ta trở thành những người con hiếu thảo với cha mẹ.

Một phần của tài liệu chương trình tu học sơ thiện (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)