I. I. I.
I. Em nghe:Em nghe:Em nghe:Em nghe:
PHÁP THOạI là một buổi nói chuyện Đạo, một buổi giảng Phật Pháp, một buổi học giáo lý dưới dạng nói chuyện. Nghe Pháp thoại cũng cần phải rất thận trọng, như học Kinh vậy.
Nghe pháp thoại không chỉ là học giáo lý mà còn là tu tập. Chúng ta không chỉ nghe bằng lổ tai và trắ óc mà còn phải nghe bằng chắnh những kinh nghiệm của riêng mình, dùng những khổ đau phiền não mà mình đã trải qua để kiểm nghiệm lại. Người nói Pháp cũng vậy, họ cũng nói từ những kinh nghiệm khổ đau có thật mà họ đã kinh qua. Những bài pháp thoại mà người nói chỉ dựa vào sách vở, lý thuyết và người nghe cũng chỉ tiếp nhận bằng lý luận, suy nghĩ v.v... thì chưa được gọi là thành công. Một bài pháp thoại thành công là khi nó "rơi" vào lòng người nghe thì nó khơi dậy được ở người nghe những hạt giống tuệ giác có sẵn trong họ; họ b¡t gặp được trong lời giảng những sự đồng dạng với những kinh nghiệm sống của họ, những phiền não mà họ đã trải qua trong cuộc sống trước mặt. Nghe có nghệ thuật là trong khi nghe và sau khi nghe, thắnh giả có được sự chuyển hóa trong tâm mình, những hạt giống khổ đau đã chuyển hóa thành sự an lạc, như đã biết dùng những khổ đau đó làm phân bón cho niềm an lạc được kết trái đơm hoa.
II. II. II.
II. Em suy nghiệm: Em suy nghiệm: Em suy nghiệm: Em suy nghiệm:
Thái độ để nghe một bài pháp thoại rất là quan trọng. Khi nghe mình phải để tâm vào lổ tai, phải l¡ng nghe thì mới hiểu được người giảng Pháp đang nói gì. Khi đã hiểu sâu lời người ấy nói thì tâm ta liền tự nhiên tiếp xúc được với người nói, với nội dung Phật Pháp mà người ấy muốn trao truyền, và tự nhiên liên hệ được với chắnh tuệ giác sẵn có nơi mình, với những kinh nghiệm, những phiền não khổ đau mà mình đã trải qua, và có khi ngay lúc đó mình chuyển hóa được những lo âu thành niềm vui và hy vọng. Do vậy có nguời đã nói rằng Phật Pháp là liều thuốc chữa được cả tâm bệnh và thân bệnh vì như các bác sĩ đã cho biết khi tâm ta an lạc thì các tế bào trong cơ thể ta cũng an lạc mà còn gấp 10 lần hơn. Như vậy nghe pháp thoại cũng chắnh là tu tập và thực tập chánh niệm vậy. Em thường đọc trong kinh rằng khi Phật nói xong một bài Kinh thì nhiều vị chứng đ¡c, rõ ràng đức Phật là người nói Pháp thoại tuyệt vời và các vị đại đệ tử của Ngài là những người đã đạt đến thiện xảo trong nghệ thuật nghe Pháp Thoại vậy. Và chứng đ¡c tức là tuệ giác của họ được khai mở, họ thấy như đức Phật đã thấy, cảm nhận như Đức Phật từng cảm nhận; từ đó thấy được sự thật của các pháp.
III. III. III. III. Em tu tập:Em tu tập:Em tu tập:Em tu tập:
Em tập nghe pháp thoại đúng cách chắnh là em đã thực tập chánh niệm tỉnh thức vậy. Thường thường nếu nghe pháp thoại trong một buổi tu học thì có đông người nghe do đó trước hết, em phải giữ im lặng tuyệt
đối khi nghe pháp thoại. Trong các giờ Phật Pháp ở Gia Đình cũng vậy, b¡t đầu vào giờ thì tất cả chúng ta niệm danh hiệu Phật như là một nh¡c nhở chúng ta thái độ trang nghiêm để đón nhận bài Phật Pháp. Nghe Pháp không chỉ bằng tai mà còn bằng cả tâm hồn mình. Nói theo danh từ nhà thiền, nghe Pháp là phơi mở mảnh đất tâm của mình cho pháp thoại thấm vào như những giọt mưa tưới tẩm những hạt giống thiện lành sẵn có để nó đơm bông kết trái hay chuyển hóa những phiền muộn, tiêu cực thành an lạc, nhiệt tình v..v..
Phật Pháp còn gọi là Pháp nhũ (nhũ = sữa) nên nghe Pháp là uống sữa ngọt để nuôi lớn tuệ giác sẵn có nơi mình, hướng dẫn mình đi đúng con đường tu tập đạo giải thoát, soi sáng những lời nói, ý nghĩ, và việc làm của mình. Em nguyện không bao giờ nói chuyện, làm ồn hay làm điều gì ảnh hưởng việc nghe Pháp của những người chung quanh.
Em nguyện nghe Pháp đúng cách - dù là nghe băng một mình hay nghe với tập thể - để việc nghe Pháp vừa đem lại lợi ắch cho mình và cho mọi người ngay lúc được nghe Pháp.
Em tự hứa với mình cố g¡ng tham dự những buổi Pháp thoại tổ chức tại Chùa hay trong các khóa tu học để mảnh đất tâm của mình được săn sóc tốt, mong một ngày nào đó sẽ có khả năng cứu độ mọi loài giải thoát khỏi khổ đau phiền não.
Câu Hỏi: Câu Hỏi: Câu Hỏi: Câu Hỏi:
1. Pháp thoại là gì? Em có thường được nghe pháp thoại không? Ở đâu? 2. Thế nào là nghe pháp thoại đúng cách?
3. Thế nào gọi là "thành công" khi nói pháp thoại?
4. Tại sao nói: "Phật Pháp là liều thuốc chữa được cả tâm bệnh và thân bệnh"? 5. "Các pháp" là gì? Có bao nhiêu "pháp" tất cả? Em thử kể ra 5 pháp?
Phật Pháp SƠ THIệN (Mới)