Hỗn hợp thuốc một cách tuỳ tiện

Một phần của tài liệu Một số kết quả nghiên cứu sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật trong quản lý cây cà chua tổng hợp (ICM) vụ đông xuân 2003 2004 ở hải phòng (Trang 59 - 60)

3. Vật liệu, nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứụ

4.4.3Hỗn hợp thuốc một cách tuỳ tiện

Đây là tình trạng khá phổ biến ở các vùng trồng rau, nhất là ở những nơi có hiện t−ợng sâu có tính chống thuốc và nông dân ch−a hiểu biết hết đ−ợc công dụng của mỗi loại thuốc cần dùng. Có tới 66,6 % số hộ nông dân th−ờng hỗn hợp từ 2-3 loại thuốc trong một lần phun (một bình phun), loại thuốc và kỹ thuật hỗn hợp th−ờng theo cảm tính, hoặc theo hàng xóm, theo xung quanh và theo đại lý bán thuốc. Đa số các hộ nông dân th−ờng đổ các loại thuốc cần phun vào một bình pha chung sau đó đem sử dụng, không có hộ nào pha riêng từng loại thuốc tr−ớc khi hỗn hợp nh− h−ớng dẫn. Việc hỗn hợp tuỳ tiện này làm cho sâu càng quen thuốc, chống thuốc với nhiều chủng loại và ngày càng khó phòng trừ hơn.

59

Theo nghiên cứu của Đào Trọng ánh (2002), nông dân An Hoà và Hồng Thái (An Hải, Hải Phòng), để trừ sâu, bệnh cho cà chua và đậu đỗ đã sử dụng 4 công thức hỗn hợp (tỷ lệ áp dụng 9,0-25%), trong đó có hỗn hợp cả thuốc thế hệ mới [81]

Điều đáng quan tâm là khi hỗn hợp thuốc, nồng độ thuốc không những không giảm và không giữ nguyên nh− h−ớng dẫn trên nhãn mác, mà còn tăng nồng độ của từng loại thuốc riêng rẽ nh−: Hỗn hợp các loại thuốc trừ bệnh với nhau…Việc hỗn hợp thuốc đúng kỹ thuật sẽ tăng đ−ợc hiệu lực của thuốc, đem lại hiệu quả phòng trừ cao và hiệu quả kinh tế nh− giảm đ−ợc công phun thuốc. Nh−ng với cách làm tuỳ tiện, thiếu cơ sở khoa học, không đúng kỹ thuật thì không những gây độc cho môi tr−ờng, cho ng−ời sử dụng, mà còn gây khó khăn cho việc phòng trừ và đem lại hiệu quả kinh tế thấp.

Một phần của tài liệu Một số kết quả nghiên cứu sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật trong quản lý cây cà chua tổng hợp (ICM) vụ đông xuân 2003 2004 ở hải phòng (Trang 59 - 60)