3 Kiến nghị
3.3 Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy
Hoạt động tín dụng là hoạt động chính, nghiệp vụ chủ yếu mang lại thu nhập cho ngân hàng, do đó việc nâng cao chất lượng, quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi
ro trong thẩm định càng phải được thắt chặt hơn nữa trong tình hình kinh tế có
nhiều biến động bất lợi và môi trường cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng nước
ngoài. Muốn thế ngân hàng cần phải:
-Thống nhất nhận thức và nhất quán trong việc thực hiện chính sách tín dụng
với tầm nhìn dài hạn.
-Chủ động xây dựng hệ thống thông tin, các chỉ số giúp cảnh báo trước về các nguy cơ có rủi ro cao cần phòng tránh, như xác định được những lĩnh vực,
-Đa dạng hoá danh mục đầu tư, đa dạng hoá khách hàng, không tập trung cho
vay một loại khách hàng, ngành hàng hay lĩnh vực nào đó mà cần mở rộng đối tượng cho vay nhằm giảm thiểu và phân tán rủi ro.
-Hợp tác và cạnh tranh hợp pháp giữa các ngân hàng. Có thể bằng hình thức cho vay đồng tài trợ nhằm tăng năng lực thẩm định, khả năng giám sát vốn vay và có thể chia nhỏ rủi ro khi có sự cố xảy ra.
-Nên tổ chức và củng cố lại bộ phận tín dụng theo hướng chuyên môn hoá các khâu trong quy trình tín dụng, không nên cho một cán bộ chuyên trách một
khoản vay từ khi bắt đầu đến khi kết thúc để giảm thiểu được rủi ro. Kết hợp với các đơn vị liến quan thường xuyên tổ chức khóa học đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đáng giá, đo lường, xử lý và kiểm soát rủi ro cho cán bộ.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế thị trường với xu hướng toàn cầu hoá kinh tế và quốc tế hoá các
luồng tài chính đã làm thay đổi căn bản hệ thống ngân hàng, hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp. Thực tế đó đòi hỏi hệ thống các ngân hàng thương mại
phải có những cải cách mạnh mẽ để nâng cao năng lực quản trị rủi ro. Rủi ro là một điều rất phổ biến và gần như mang tính tất yếu đối với mọi hiện tượng cả trong tự
nhiên lẫn trong đời sống kinh tế, xã hội của con người. Vì vậy, chấp nhận và đối đầu với rủi ro là một điều bình thường, không tránh khỏi, nhưng vấn đề đặt ra ở đây
không phải có hay không có rủi ro, mà ở chỗ phải phòng ngừa để giảm thiểu rủi ro ở mức chấp nhận được.
Hy vọng qua nghiên cứu này, đề tài sẽ có đóng góp một phần nhỏ vào việc
giúp ngân hàng quản lý rủi ro, đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư chặt chẽ
hơn, nhận diện được sớm những rủi ro để từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả, nâng
cao chất lượng tín dụng như mong đợi, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng trong
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại nhà nước trong thời kì hội
nhập (Số 15/2007) Tạp chí ngân hàng
Rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng - nhìn từ góc độ đạo đức (Số 16/2007) Lê Văn Hùng Tạp chí ngân hàng