3 Kiến nghị
3.1 Kiến nghị với chính phủ
Đảm bảo môi trường kinh tế chính trị xã hội ổn định: Môi trường kinh tế
chính trị xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng. Hoạt động đầu tư
mang tính phức tạp, dài hạn và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Trong điều kiện
Việt Nam hòa nhập vào nền kinh tế thế giới thì cạnh tranh càng cao, nền kinh tế dễ
biến động, doanh nghiệp dễ có nguy cơ mất khả năng thanh toán, phá sản. Hơn nữa,
hiện nay có nhiều ngân hàng mới được thành lập, trong khi thị trường có hạn nên cạnh tranh ngày càng khốc liệt, từ đó chất lượng tín dụng ngày càng giảm thấp. Đảm bảo các môi trường này ổn định sẽ giúp cho các doanh nghiệp cũng như khách
hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, khả năng hoàn trả nợ vay ngân hàng cao.
Để đảm bảo môi trường ổn định có nhiều cách, trong đó không thể không có
sự can thiệp của Chính phủ như đề ra các quy định về vốn điều lệ, nhân sự,… giảm
thiểu sự thành lập các ngân hàng, nâng cao chất lượng ngân hàng, cũng như điều
tiết nền kinh tế, giảm thiểu những khó khăn do thị trường gây ra tác động lên các doanh nghiệp.
Nâng cấp hệ thống thông tin minh bạch chính xác:
Thông tin về khách hàng vay vốn của ngân hàng rất quan trọng, mục đích ngăn ngừa rủi ro và góp phần ổn định hệ thống ngân hàng. Muốn cho vay đảm bảo được an toàn, ngân hàng phải nắm đầy đủ các thông tin khách hàng để xem xét,
quyết định cho vay và giám sát sau khi vay như thông tin hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, tình trạng nợ nần, tài sản bảo đảm, khả năng hoàn trả và các thông tin cần
thiết khác của khách hàng vay.
Để có thể cung cấp các thông tin đó cho ngân hàng thương mại một cách đầy đủ và có hiệu quả, cần phải có những cơ quan chuyên môn thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tín dụng. Mặc dù đã có nhiều kênh cung cấp thông tin, nhưng vẫn
không tránh khỏi thiếu sót như tình hình dư nợ, vay nợ của khách hàng, tình trạng
thế chấp bất động sản ở nhiều nơi,… Do vậy, việc nâng cấp hệ thống thông tin minh
bạch chính xác là rất cần thiết và hữu ích, các kênh cung cấp thông tin cần phải cập
nhật thường xuyên, cẩn thận, có kế hoạch lưu trữ thông tin hợp lý, hiệu quả. Chính
phủ cần có các biện pháp, ban hành luật định xử lý nghiêm các đơn vị cố tình che giấu, khai báo, cung cấp sai sự thật ảnhhưởng đến hoạt động của ngân hàng.
Ngân hàng thương mại với chức năng trung gian tài chính, luôn phải gánh
chịu những khoản nợ tồn đọng là tất nhiên. Việc áp dụng các giải pháp khai thác và
thanh lý đối với các khoản nợ chuyển quá hạn đều là giải pháp tác động của ngân
hàng lên khách hàng khi mọi việc đã rồi, vì thế ngân hàng luôn ở trạng thái bị động. Để việc xử lý thu hồi nợ được nhanh hơn và giảm thiểu chi phí, Chính phủ cần hoàn thiện quy trình xử lý tài sản đảm bảo từ khâu đấu giá đến khâu thi hành án, rút ngắn
thời gian giải quyết hồ sơ cũng như khuyến khích giao dịch thoả thuận đúng luật