5.1. Kết luận
5.1.1 Với trứng trâu thu đ−ợc ở miền bắc n−ớc ta, các chỉ tiêu thu đ−ợc nh− sau: khối l−ợng và kích th−ớc của buồng trứng thu đ−ợc ở mùa xuân cao hơn mùa hè, còn số nang trứng có kích th−ớc 2mm, tỷ lệ thu trứng, phân loại trứng A, B, và tỷ lệ nuôi thành thục, ở mùa hè cao hơn mùa xuân, với p < (0,001 - 0,05).
5.1.2 Với trứng bò thu đ−ợc ở miền bắc n−ớc ta, các chỉ tiêu thu đ−ợc nh− sau: khối l−ợng và kích th−ớc của buồng trứng thu đ−ợc ở mùa hè cao hơn mùa xuân, còn số nang trứng có kích th−ớc 2mm, tỷ lệ thu trứng, phân loại trứng A, B, ở mùa hè và mùa xuân không có sự sai khác có ý nghĩa, nh−ng tỷ lệ nuôi trứng thành thục ở mùa hè lại cao hơn mùa xuân, với p < (0,001 - 0,05).
5.1.3 Với trứng lợn thu đ−ợc từ một số lò mổ ở Hà Nội, các chỉ tiêu thu đ−ợc nh− sau: khối l−ợng và kích th−ớc của buồng trứng thu đ−ợc ở mùa xuân cao hơn mùa hè; còn số nang trứng có kích th−ớc 2mm, tỷ lệ thu trứng, ở mùa hè cao hơn mùa xuân, với p < 0,05; tỷ lệ phân loại trứng A, B, và tỷ lệ nuôi thành thục, ở hai mùa xuân hè không có sự sai khác có ý nghĩa.
5.1.4 So sánh giữa ba loài cho thấy, các chỉ tiêu thu đ−ợc, ở ba loài đều có sự đặc tr−ng riêng biệt, song nhìn chung đều hợp với quy luật và có tính lôgic giữa hai mùa xuân, hè. Đ−ợc thể hiện ở các chỉ tiêu có mối quan hệ tỷ lệ thuận nh−: trong l−ợng và kích th−ớc, số nang trứng 2mm, số trứng thu đ−ợc và tỷ lệ trứng A, B thu đ−ợc. Kết quả nuôi thành thục thì trứng trâu và bò cho kết quả ở mùa xuân đều thấp hơn mùa hè, còn ở lợn thì giữa hai mùa không có sự
khác nhau có ý nghĩa. Tuy vậy tiềm năng phát triển của các trứng trong quá trình tạo phôi nhân tạo bằng công nghệ sinh sản (thụ tinh ống nghiệm, nhân bản vô tính,…) vẫn đang cần đ−ợc khảo sát để có kết luận đầy đủ hơn.
5.2 Đề nghị
Cần tiếp tục nghiên cứu về ảnh h−ởng của hai mùa còn lại trong năm, đó là mùa thu và mùa đông, lên kết quả nuôi thành thục trứng trâu, bò, lợn. Để có sự chủ động trong các nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học sinh sản, trong một năm ở miền Bắc, Việt Nam.