5.1. Kết luận
- Tuyên Quang là một tỉnh có những biến chuyển mạnh trong phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc. Từ năm 2001 đến năm 2005 số l−ợng đàn gia súc, gia cầm toàn tỉnh tăng đáng kể, bình quân hàng năm đàn bò tăng 17,35%. Năm 2005 tổng đàn bò đạt 42.998 con, dự tính đến năm 2010 tổng đàn bò đạt 69.249 con (tăng khoảng 10% năm) và chủ yếu là đàn bò Laisind.
- Đàn bò Brahman trắng giai đoạn đầu phát triển t−ơng đối tốt; khối l−ợng tr−ởng thành đạt 815 kg, khối l−ợng bê sơ sinh đạt 31,4 kg, tăng trọng giai đoạn 0-6 tháng tuổi 778 g/con/ngày, tỷ lệ nuôi sống giai đoạn bú sữa đạt 68,8%. Tuy vậy do nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ đẻ năm đầu của đàn bò đạt thấp 39,7%.
- Đàn bò Brahman đỏ có khối l−ợng trung bình 396 kg, tỷ lệ thụ thai thấp 2,85 liều tinh/bê. Tỷ lệ chửa lứa 1 đạt 88,6%, nh−ng tỷ lệ đẻ năm đầu thấp 36,50%. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ 466 ngày, tỷ lệ bò chửa lứa hai thấp 21,25% và tỷ lệ động dục sau đẻ 81,25%. Khối l−ợng bò đẻ lứa đầu 304kg.
- Đàn bê Brahman đỏ sinh ra tại Tuyên Quang có khối l−ợng sơ sinh 23 kg, sáu tháng tuổi đạt 100,2kg, tăng trọng trong giai đoạn bú mẹ 428,9 gam/con/ngày. Khối l−ợng lúc 12 tháng tuổi đạt khối l−ợng 130,6 kg, tăng trọng giai đoạn này là 168,7 gam/con/ngày.
- Tỷ lệ nuôi sống của đàn bê Brahman đỏ giai đoạn bú mẹ tại nông hộ là 82,14% và trong trại An Khang là 82,09%. Giai đoạn 6-12 tháng tuổi tỷ lệ nuôi sống trong nông hộ 85,71% còn bê trong trại An Khang đạt 91,04%.
- Vỗ béo bê Laisind và bê thuần Brahman đỏ ở cùng một khẩu phần có mức protein thô 16,34 g/100gchất khô và năng l−ợng đạt 10,91 MjME/kg chất khô. Tiêu tốn thức ăn của bê Brahman thuần là 3,89 kg CK/kg tăng trọng, t−ơng ứng với bê Laisind là 4,49 kg CK/kg tăng trọng. Nh− vậy sau 84 ngày vỗ béo năng suất vỗ béo của bê Brahman thuần rất cao trung bình đạt 1420 g/con/ngày, cao hơn hẳn so với bê Laisind 970 g/con/ngày.
- Khả năng cho thịt của bê thuần 18 tháng tuổi vỗ béo sau 3 tháng khối l−ợng 252 kg, cho khối l−ợng thịt xẻ 105 kg đạt tỷ lệ thịt xẻ 42,02%. Khối l−ợng thịt tinh 85,90 kg đạt tỷ lệ thịt tinh 34,09%.
5.2. Đề nghị
- Phát triển chăn nuôi bò thịt là một ch−ơng trình mới của Tuyên Quang do vậy cần tiếp tục chăn nuôi theo dõi đàn bò, tăng đầu t− cho đàn bò về chăm sóc nuôi d−ỡng cũng nh− kỹ thuật để đàn bò phát triển tốt hơn.