Cùng chung với thế giới, giai đoạn đầu ở n−ớc ta phân loại cà phê chủ yếu dùng bằng tay. Những năm trở lại đây đi đôi với yêu cầu tăng nhanh về diện tích và sản l−ợng cà phê. Một đòi hỏi đặt ra là các trang thiết bị chế biến phải không ngừng đổi mới về cả quy mô và trình độ khoa học kỹ thuật để góp phần vào việc nâng cao chất l−ợng cà phê xuất khẩu của Việt Nam.
Các cơ sở sản xuất cà phê của Việt Nam cũng chủ yếu sử dụng bể xi phông hoặc máy rửa. Tuy nhiên tình hình sử dụng thiết bị trong n−ớc cũng không đồng đều.(phụ lục 1.6).
Các máy rửa và phân loại đang sử dụng ở n−ớc ta chủ yếu nhập ngoại từ hãng Pinhalense - Brazin. Còn ở trong n−ớc có ba cơ sở cơ khí lớn sản xuất là: cơ khí Vinacàphê Nha Trang, Công ty cơ khí Nha Trang, Công Ty Cơ Điện Xây dựng và Thuỷ Lợi.(Phụ lục 1.5).
Hình 1.8. Máy rửa phân loại RPL – 5 của Công ty Cơ điện và PTNT Hà
Nội
+ Máy rửa, phân loại có bộ phận tách n−ớc và quả kiểu guồng gạt RPL – 5 của Công ty Cơ điện và PTNT Hà Nội
Nguyên lý cấu tạo: máy bao gồm bơm n−ớc, khoang chứa n−ớc, khoang tách tạp chất nặng, khoang tách các quả nổi, khoang tách các quả chìm, các guồng gạt quả và sàng tạp chất.
Quá trình làm việc: cà phê nguyên liệu đ−ợc đ−a tới sàng tạp chất, cà phê đ−ợc tách sơ bộ đất cát nhỏ, cành, lá,
quả chùm đất đá lớn và đi tới bể rửa phân loại. Tại đây một dòng chảy c−ỡng bức do bơm tạo ra đẩy khối nguyên liệu dịch chuyển lên phía tr−ớc, trên đ−ờng đi qua khoang tách tạp chất nặng, những tạp chất có trọng l−ợng lớn chìm xuống d−ới và đ−ợc đ−a ra ngoài nhờ một gầu múc, tạp chất nhẹ và các quả nổi đ−ợc đẩy tới sàn tách quả nổi có đột các lỗ thoát n−ớc, quả cà phê đ−ợc guồng gạt gạt ra ngoài còn n−ớc rơi trở lại khoang chứa n−ớc. Trong khi đó những quả chìm đ−ợc dòng n−ớc chảy ngầm d−ới vách ngăn đẩy sang ngăn tách quả chìm, guồng gạt gạt quả qua sàng đục lỗ tới gầu tải, n−ớc lọt qua lỗ sàng rơi trở lại khoang chứa n−ớc.
+ Máy rửa, phân loại có bộ phận tách n−ớc và quả kiểu sàng lắc LSC – 10P của Pinhalense – Brazil và MRQ –3, MRQ –5 của Xí nghiệp Cơ khí Vina cà phê Nha Trang
Hình 1.9. Máy rửa – phân loại LSC 10P của Pinhalense Brazil
Nguyên lý cấu tạo: máy rửa phân loại cà phê kiểu Brazil bao gồm một số bộ phận chính nh− sàng tách tạp chất, bể rửa và sàng tách n−ớc.
Sàng tách tạp chất là loại sàng lắc nhận dao động từ cơ cấu lệch tâm. Sàng gồm hai đoạn là sàng tách tạp chất nhỏ và sàng tách tạp chất lớn. Đoạn đầu sàng tách tạp chất nhỏ và đoạn cuối sàng tách tạp chất lớn.
Bể rửa: trong bể rửa đ−ợc chia làm ba ngăn: đoạn đầu là ngăn rửa và tách đá sỏi, đoạn giữa là ngăn phân loại quả chắc và quả lép, đoạn cuối cùng và phía d−ới hai ngăn trên là ngăn chứa n−ớc cung cấp cho bơm.
Sàng tách n−ớc: loại sàng lắc nhận dao động từ cơ cấu lệch tâm. Gồm hai sàng có cấu tạo t−ơng tự nh− đoạn sàng tách tạp chất nhỏ nằm song song với nhau ở phía sau cửa ra quả chắc và quả lép của ngăn phân loại.
+ Nhận xét
Kết quả điều tra khảo sát cho thấy hiện nay bể xi phông không hồi l−u n−ớc loại bê tông và loại bằng kim loại ít đ−ợc sử dụng vì nó có nhiều nh−ợc điểm nh− cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích, tiêu hao nhiều n−ớc, không xả đ−ợc tạp chất nặng liên tục. Loại bể xi phông hồi l−u n−ớc theo kiểu của Pennagos - Colombia chỉ phù hợp ở những dây chuyền có năng suất thấp d−ới
2 tấn quả/h. Với những dây chuyền có năng suất cao trên 2 tấn quả/h nên sử dụng các loại máy rửa, phân loại vì nó có −u điểm nh− nhỏ gọn, tiêu thụ ít n−ớc, đá sỏi đ−ợc xả liên tục và tự động.