F = x100% Tổng doanh số bán ra của toàn ngành
2.4 Đánh giá kết quả và rút ra kết luận về thực trạng phát triển thị trường của chi nhánh Công ty
sản phẩm của Công ty và phát triển thêm việc tiêu thụ sản phẩm của khách hàng, qua đó có thể tìm hiểu được đặc tính cũng như tính cách của người tiêu dùng là ưa thích sản phẩm như thế nào, giá cả bao nhiêu...từ đó nhân viên của chi nhánh Công ty có thể báo cáo lại cấp trên để đưa ra các biện pháp nhằm cùng khách hàng và các đại lý của chi nhánh phát triển mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ sản phẩm.
2.3.4 Chiến lược phát triển đa dạng hoá sản phẩm tại chi nhánh Công ty Để thực hiện các mục tiêu kinh doanh cũng như các cơ hội kinh doanh của mình, chi nhánh Công ty đã và đang đưa ra nhiều mặt hàng khác nhau. Với việc áp dụng các thế mạnh sẵn có trên thị trường chi nhánh Công ty đưa thêm ra thị trường các sản phẩm mới thoã mãn các nhu cầu của người tiêu dùng, theo kịp sự biến động đa dạng hoá của các loại phương tiện. Bên cạnh việc đưa ra các sản phẩm mới trên thị trường là Băng đĩa, chi nhánh Công ty cũng đang xem xét và nghiên cứu nhu cầu của thị trường để đa dạng hoá thêm ngành nghề kinh doanh mới đó là kinh doanh một số loại đầu máy, amly...
Mặc dù không tránh khỏi những khó khăn khi tiêu thụ và mở rộng thêm mạng lưới kinh doanh của mình nhưng với những lợi thế đã có như thị trường băng đĩa đã có thương hiệu uy tín trên thị trường thì việc tiêu thụ thêm một sản phẩm cũng có những thuận lợi nhất định trong việc tiêu thụ sản phẩm mới.
2.4 Đánh giá kết quả và rút ra kết luận về thực trạng phát triển thị trường củachi nhánh Công ty chi nhánh Công ty
2.4.1 Đánh giá chung về tình hình thị trường, phát triển của chi nhánh Công ty Sau khi phân tích thực trạng thị trường và phát triển thị trường của chi nhánh Công ty ta có thể thấy thị trường của chi nhánh Công ty rất tiềm năng.Ngoài những thị trường chi nhánh công ty đã có thì trong tương lai chi nhánh công ty sẽ xâm nhập vào những thị trường mới, mở rộng ra những tỉnh lân cận để sản phẩm đến tay người tiêu dùng dễ dàng hơn không những ở các thành phố mà cả nông thôn, miền núi nữa. Mặt khác Nhà nước đang đưa ra các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vì vậy các tỉnh thành miền Trung sẽ có điều kiện phát triển hơn nữa, góp phần cải thiện thu nhập cho người dân, đời sống được nâng cao, điều đó cũng là một điều kiện để sản lượng tiêu thụ băng đĩa được gia tăng.
2.4.2 Ưu - nhược điểm về thị trường và phát triển thị trường của chi nhánh Công ty
a. Ưu điểm và những mặt thuận lợi của chi nhánh Công ty trong công tác phát triển thị trường những năm vừa qua:
Việc coi thị trường các tỉnh thành phố như Đà Nẵng, Huế Quảng Nam là thị trường trọng tâm cũng như có hướng phát triển hiện nay của chi nhánh Công ty là rất đúng đắn. Nó vừa thể hiện được chiều rộng lẫn chiều sâu trong việc phát triển và mở rộng thị trường của chi nhánh Công ty. Ta có thể nhận thấy nó như một làn sóng lan toả ra các hướng trong đó Đà Nẵng chính là tâm của làn sóng đó. Sự phát triển này cho thấy tuy không đem lại doanh thu và lợi nhuận nhanh chóng cho Công ty nhưng sự phát triển này lại rất vững chắc và có cơ sở.
Sự tăng trưởng trong doanh thu và lợi nhuận của chi nhánh Công ty cho thấy thị trường của chi nhánh Công ty liên tục tăng trong các năm, năm sau cao hơn năm trước. Để có được điều kiện này chi nhánh Công ty đã có những chính sách hợp lý cũng như các điều kiện khách quan giúp chi nhánh Công ty liên tục tăng trưởng và phát triển trong những năm qua. Cụ thể là:
* Chính sách Marketing của chi nhánh Công ty:
- Chi nhánh Công ty đã đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng từ việc thiết kế sản phẩm, lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng cũng như có các dịch vụ chăm sóc khách hàng trước, trong và sau khi mua hàng theo đúng phương châm của Marketing là " hãy làm vui lòng khách hàng và cố gắng thoả mãn nhu cầu khách hàng".
- Các chính sách về giá cả đối với từng loại sản phẩm mà chi nhánh Công ty đưa ra cho khách hàng.
- Có chính sách quảng bá sản phẩm của mình đối với khách hàng đó là trên mỗi sản phẩm mà chi nhánh Công ty bán ra trên thị trường đều có nhãn hiệu của Sangiang. Trải qua các năm hoạt động và thực hiện tốt các biện pháp khuyếch trương, quảng cáo nên thương hiệu của chi nhánh Công ty CP TM DV Sangiang đã trở nên quen thuộc và có uy tín đối với các khách hàng của chi nhánh Công ty cũng như quảng bá được hình ảnh của mình đến nhiều người.
* Việc phát triển thị trường của chi nhánh Công ty trong thời gian qua là năng lực bán của chi nhánh Công ty. Để đạt doanh thu và lợi nhuận trong các năm liên
tục tăng như vậy cũng như việc phát triển thị trường của chi nhánh Công ty liên tục được mở rộng phụ thuộc rất nhiều vào năng lực bán hàng của chi nhánh Công ty. Trong thời gian qua chi nhánh Công ty đã có các chiến lược, sách lược để phát triển thị trường của mình trong đó phải kể đến chiến lược bán hàng của chi nhánh.
- Chiến lược bán hàng tư vấn: đối với các khách hàng chưa tin tưởng vào các sản phẩm của chi nhánh Công ty, chi nhánh Công ty sẽ tư vấn giúp đỡ các khách hàng này trong việc lựa chọn khung giá, sản phẩm và giúp khách hàng tin tưởng vào sản phẩm của chi nhánh Công ty.
- Chiến lược tiếp cận: chi nhánh Công ty luôn tìm kiếm nhu cầu của khách hàng bằng cách tiếp cận với các khách hàng như gửi các catologue đến khách hàng kể cả khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của chi nhánh Công ty.
- Chiến lược bán hàng tổng hợp: Đó là sự vận dụng, kết hợp khéo léo các chiến lược nêu trên trong quá trình bán hàng của chi nhánh Công ty.
Bên cạnh các chiến lược bán hàng cũng phải kể đến khả năng quản trị bán hàng của ban điều hành. Bộ phận này góp phần lớn trong hoạt động bán hàng của chi nhánh Công ty trong thời gian qua. Trong chi nhánh Công ty phó giám đốc chi nhánh Công ty đảm nhận việc quản trị bán hàng của chi nhánh Công ty, phó giám đốc phải lập ra được kế hoạch và bao gồm cả dự toán và lập ngân sách bán hàng.
Ngoài ra chi nhánh Công ty cũng có các phương pháp khác trong việc phát triển thị trưởng của mình như:
- Thiết lập các địa điểm giao dịch trên mạng để quảng bá thương hiệu của mình đối với khách hàng của chi nhánh Công ty và cũng để thực hiện các giao dịch trên mạng.
- Gửi các catologue, biển hiệu quảng cáo về các sản phẩm của chi nhánh Công ty đến khách hàng có nhu cầu quảng bá và bán hàng.
- Hàng tháng, quý, năm chi nhánh Công ty đều họp để đề xuất đưa ra các ý kiến cũng như lên kế hoạch kinh doanh, các chiến lược kinh doanh và đúc kết ra các kinh nghiệm để tìm cách sửa chữa các sai lầm, điều này tạo ra cho chi nhánh Công ty những bước phát triển vững chức.
- Chi nhánh Công ty luôn tìm hiểu và thu thập các ý kiến đóng góp của khách hàng về chất lượng sản phẩm, giá cả hay các phương thức hoạt động bán hàng của
chi nhánh Công ty để từ đó hoàn thiện hơn nữa trong việc đáp ứng nhu cầu càng cao của khách hàng.
- Sự phát triển của chi nhánh Công ty không thể không nhắc đến tiềm lực của chi nhánh Công ty, đó là cán bộ nhân viên của chi nhánh công ty. Bên cạnh đó chi nhánh Công ty cũng có những chính sách đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ nhân viên của Công ty, điều này khuyến khích họ làm việc hăng say, hiệu quả và gắn bó lâu dài với chi nhánh Công ty.
Mỗi năm chi nhánh Công ty tổ chức cho tất cả cán bộ nhân viên được đi du lịch nghỉ mát để tạo điều kiện cho nhân viên được nghỉ ngơi, giảm bớt căng thẳng và tăng tinh thần đoàn kết giữa các nhân viên trong chi nhánh Công ty với nhau. Đây chính là nền móng vững chắc giúp chi nhánh Công ty tồn tại và phát triển lâu dài.
b. Nhược điểm:
Sự phát triển của chi nhánh Công ty trong thời gian qua là một điều đáng ghi nhận. Bên cạnh những ưu điểm của chi nhánh Công ty trong việc ổn định và phát triển thị trường của mình thì chi nhánh Công ty vẫn còn những hạn chế nhất định. Nếu khắc phục được các hạn chế này một cách tốt nhất sẽ giúp chi nhánh Công ty thuận lợi hơn nữa trong việc kinh doanh của mình. Đó là các hạn chế như:
- Quá trình bán hàng và marketing của chi nhánh Công ty còn phụ thuộc vào khách hàng hay chi nhánh Công ty vẫn còn đang trong tình trạng thụ động. Vì vậy trong thời gian tới chi nhánh Công ty vẫn cần xây dựng cho mình một chiến lược marketing phù hợp để khách hàng chủ động tìm đến Công ty.
- Quá trình phân phối hàng hoá của chi nhánh Công ty ra thị trường chưa đồng đều giữa các tỉnh thành và chỉ chủ yếu tập trung ở những tỉnh thành có nền kinh tế phát triển.
- Việc phân phối hàng hoá cho khách hàng còn chậm, quá trình nợ đọng cao, dịch vụ khách hàng nhiều lúc chưa tốt.
Đây chính là nhược điểm chính của chi nhánh Công ty trong việc phát triển thị trường của chi nhánh Công ty trong thời gian qua. Các nhược điểm này công ty cần khắc phục đối với các yếu tố chủ quan và cố gắng hạn chế các yếu tố khách quan để phát triển của chi nhánh Công ty tốt hơn trong thời gian tới.