Kết luận và kiến nghị 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triẻn làng nghề truyền thống tại huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 97 - 99)

5.1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu và khái quát về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi rút ra kết luận nh− sau.

5.1.1. Sự hình thành và phát triển làng nghề truyền thống là một tất yếu

khách quan, nó gắn bó hữu cơ với nông nghiệp và công nghiệp, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình phân công lao động xã hội và công nghiệp, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Phát triển làng nghề truyền thống là một nhiệm vụ có tính chiến l−ợc, có vai trò to lớn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho ng−ời lao động trong địa bàn huyện. Mặt khác, sự phát triển của làng nghề truyền thống là bộ phận cơ bản nhất cấu thành lịch sử văn hoá, văn minh Việt Nam. Trong quá khứ cũng nh− hiện tại, nó chính là yếu tố biểu hiện tập trung nhất bản sắc dân tộc.

5.1.2. Làng nghề truyền thống phát triển đã đóng góp khá quan trọng vào

sự tăng tr−ởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn của huyện. Các sản phẩm do làng nghề sản xuất ra, b−ớc đầu đã đáp ứng đ−ợc nhu cầu thiết yếu của đời sống dân c− nông thôn và cho xuất khẩu. Sản phẩm làm ra đã kết hợp đ−ợc một cách hài hoà kinh nghiệm cổ truyền với công nghệ hiện đại để tạo ra hàng hoá có chất l−ợng cao. Trên cơ sở đó đ−a tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và cải thiện đời sống hàng ngày của nông dân.

5.1.3. Sự phát triển của các làng nghề là hình thức tốt nhất nhằm huy động

nguồn nhân lực sẵn có để phát triển kinh tế địa ph−ơng, là cách giải quyết hữu hiệu nhất việc làm cho ng−ời lao động. Hơn nữa trong thực tế qua các làng nghề hiện nay do đất chật ng−ời đông, con đ−ờng hợp lý và hiệu quả nhất là dựa trên thế mạnh của các làng nghề truyền thống trong huyện, đi từng b−ớc từ thủ công lên công nghiệp. Đồng thời, kết hợp yếu tố truyền thống với kỹ thuật hiện đại,

làm cho sản phẩm ngày càng tinh xảo hơn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và có sức cạnh tranh trên thị tr−ờng.

5.1.4. Để phát huy vai trò và ý nghĩa to lớn của các làng nghề cần phải

thực hiện đồng bộ chính sách và giải pháp kinh tế xã hội nhằm khuyến khích hỗ trợ, giúp đỡ tạo môi tr−ờng thuận lợi cho làng nghề phát triển trong cơ chế thị tr−ờng có sự quản lý của Nhà n−ớc. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến chính sách về vốn, đầu t−, tài chính tín dụng và bảo vệ môi tr−ờng sinh thái,…

5.2. Kiến nghị

5.1.1. Trung −ơng

Nhà n−ớc cần ban hành chính sách thống nhất đồng bộ để hỗ trợ các làng nghề ttuyền thống và thành lập một hệ thống tổ chức thống nhất xuyên suet từ trung −ơng đến địa ph−ơng để chỉ đạo, h−ớng dẫn và quản lý.

Tạo điều kiện hình thành các thị trấn, thị tứ, hệ thống chợ nông thôn, trợ giúp ng−ời sản xuất thống tin đầy đủ về các loại sản phẩm xuất khẩu và thị tr−ờng.

Hỗ trợ đào tạo về để nâng cao trình độ tay nghề và trình độ quản lý đối với các chủ cơ sở sản xuất.

Cấn có những biện pháp cụ thể và triệt để hơn nữa đối với việc bảo vệ môi tr−ờng và xử lý rác thải trong các làng nghề truyền thống.

5.1.2. Chính quyền địa ph−ơng

Cần có qui hoạch, kế hoạch cụ thể để kết hợp đ−ợc nhiều nguồn lực cùng hợp tác thúc đẩy phát triển đối với các làng nghề truyền thống trong huyện. Đặc biệt các khu qui hoạch công nghiệp của huyện sớm đ−a vào hoạt động.

Có chính sách hỗ trợ các hộ mạnh dạn đầu t− chuyển hẳn sang làm nghề và thành lập các tổ chức sản xuất kinh doanh nh− công ty, hợp tác xã, tổ hợp tác,…

Kết hợp với các tr−ờng dạy nghề để xây d−ng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động theo nhu cầu của các làng nghề. Cần quan tâm nhiều hơn nữa đến các vấn đề xã hội trong các làng nghề nh− chăm sóc sức khoẻ cho lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi tr−ờng, rác thải. Hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn trên địa huyện, đặc biệt là giao thông nông thôn trong các làng nghề truyền thống trong huyện tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao l−u của sản phẩm. Đáp ứng đủ nguồn điện phục vụ cho sản xuất trong các làng nghề nhất là vào các vụ mùa.

Phát huy sức mạnh toàn dân trong sự nghiệp phát triển kinh tế của huyện, phát huy vai trò và trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể trong huyện, xã, trong các làng nghề và nhiệm vụ g−ơng mẫu của các đảng viên trong các chi bộ cơ sở.

5.1.3. Các làng nghề

Thực hiện đúng các qui định của pháp luật về phát triển sản xuất kinh doanh ngành nghề. Chủ động tìm hiểu kiến thức để nâng cao trình độ tay nghề, trình độ quản lý, khả năng nhận biết thị tr−ờng, tìm kiếm thị tr−ờng.

Chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh nh−: vốn, thiết bị máy móc, đất đai, lao động, hình thức tổ chức sản xuất của mình để phù hợp với nguồn lực sản xuất của hộ.

Tham gia tích cực các lớp đào tạo về tay nghề, quản lý do huyện, tỉnh mở. Xây dung các mối quan hệ sản xuất giữa các nhóm hộ tốt hơn nữa để chủ động trong sản xuất kinh doanh và giúp đỡ nhau cùng phát triển.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triẻn làng nghề truyền thống tại huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 97 - 99)