III. ACU
7. Tác đông của đồng tiền chung châ uÁ trong tương lai
7.1.Đối với thị trường tài chính toàn cầu
Nhiều nhà kinh tế cho rằng trong bối cảnh kinh tế châu Á phát triển như hiện nay, cần phải có một đồng tiền chung châu Á để hạn chế chi phí giao dịch qua biên giới và sự biến động tỷ giá, góp phần củng cố các thị trường tài chính khu vực.
Châu Á, nơi đang có nền kinh tế mạnh và phát triển nhanh nhất thế giới, có nhu cầu về vốn đầu tư rất lớn nhưng sự tồn tại của vài chục đồng nội tệ đã làm tăng nguy cơ rủi ro từ tỷ giá hối đoái và phương hại các thị trường vốn. Châu Á hiện cũng phụ thuộc quá lớn và các nguồn vốn vay ngân hàng để phát triển. Sự phụ thuộc đó tiềm ẩn nguy cơ để lại hậu quả như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997-1998.
Trong khung cảnh trên, đồng tiền chung châu Á ra đời có thể giúp củng cố sức mạnh của các nước trong khu vực để đối phó với nạn đầu cơ tiền tệ trên thị trường tài chính. Đồng tiền này cũng có thể tham gia hệ thống tài chính thế giới để cùng với đồng USD, Euro ổn định thị trường tiền tệ toàn cầu.
7.2. Đối với khu vực Châu Á Tác động tích cực
Việc lưu hành một đồng tiền chung góp phần ổn định tỷ giá hối đoái giữa các quốc gia thành viên tạo nên những động lực tiềm năng cho sự tăng trưởng kinh tế trong khu vực, bao gồm:
• Thúc đẩy thương mại nội khối.
• Tăng cường tính cạnh tranh trên các thị trường hàng hóa và thị trường chứng khoán.
• Tạo môi trường đầu tư ổn định hơn với chi phí rủi ro giảm đáng kể.
• Giảm chi phí giao dịch ngoại hối giữa các nước, tăng cường hiệu quả kinh tế chung.
Tác động tiêu cực
• Bên cạnh những tác động tích cực thì vẫn còn nhiều thách thức.
• Các nền kinh tế không đối xứng, tỷ lệ lạm phát cao. Khi xảy ra sự cố bất ổn trong khu vực có thể tạo cơ chế lan truyền rất nhanh gây ra hậu quả nghiêm trọng.
• Gặp khó khăn trong việc sử dụng chính sách tiền tệ trong việc phối hợp các chính sách kinh tế giữa các nước thành viên.