Khái quát về ACU

Một phần của tài liệu đề tài đồng tiền chung (Trang 42 - 44)

III. ACU

1. Khái quát về ACU

Việc ra đời của ACU lấy ý tưởng từ đồng tiền chung của ECU trong quá khứ của các nước Châu Âu. Nó thường dễ bị hiểu nhầm thành việc ra đời một đồng tiền chung (dưới hình thức tiền giấy hoặc tiền xu) được lưu hành ở các nước trong khu vực châu Á giống như đồng euro của châu Âu. Tuy nhiên, ACU không phải là đồng tiền châu Á mà là một chỉ số thống kê được xác định dựa trên giá trị bình quân của các đồng tiền của 13 nước châu Á, gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và 10 nước ASEAN. Và trước mắt, nó hoàn toàn không có chức năng như một đồng tiền.

ACU sẽ chính thức đại diện cho giá trị trung bình tiền tệ của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và 10 quốc gia trong ASEAN. Quá trình xây dựng ACU có tính toán đến một loạt yếu tố, trước tiên là GDP của từng nước, tổng sản lượng ngoại thương, mức độ tham gia của tiền tệ nước đó vào các giao dịch quốc tế. Việc ban hành ACU sẽ giúp ADB thuận lợi hơn trong việc xác định nguyên nhân gây ra các đợt biến động trên thị trường tiền tệ châu Á, cũng như định giá chính xác mức độ biến động của các đồng tiền này so với đồng USD và đồng EUR. ACU sẽ được cập nhật như một chỉ số thống kê trên trang web của ADB.

 Tóm lại, ACU thể hiện nỗ lực của ADB trong việc góp phần xác định những thay đổi về giá trị đồng tiền của mỗi nước và tỉ lệ trao đổi giữa các đồng tiền.

2.Lịch sử hình thành

Ý tưởng về đồng ACU đã có từ lâu. Tuy nhiên sau đó chưa có một nỗ lực cụ thể nào để thực hiện ý tưởng này. Vì vậy 10 năm trước, ACU được xem như chỉ tồn tại trên lý thuyết. Từ sau khủng hoảng tài chính – kinh tế châu Á năm 1997, vấn đề đồng tiền chung châu Á mới được nhấn mạnh. Thời gian gần đây, nhu cầu có một đồng tiền chung châu Á càng trở nên cấp thiết khi giao lưu thương mại giữa các nước tăng vọt năm này qua năm khác.

Ý tưởng về một đồng tiền châu Á được đề xuất lần đầu tiên bởi thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm 1997. Năm 2003, "cha đẻ" của đồng Euro, người đã giành giải Nobel về kinh tế học, ông Robert Mondale cũng đã gợi ý việc xây dựng một đồng tiền chung châu Á, kiểu như đồng "Nhân dân tệ châu Á". Mục đích của việc xây dựng đồng tiền này là nhằm thúc đẩy hợp tác và phát triển kinh tế trong khu vực lên một tầm cao mới.

Các nước ASEAN đã đi đầu trong việc biến ý tưởng trên thành hiện thực. Một loạt các hội nghị ASEAN +3 (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) đã bàn cơ chế thực hiện. Trong vấn đề này, châu Á được lợi nhờ tham khảo kinh nghiệm của quá trình hình thành đồng tiền chung châu Âu (đồng euro kéo dài 30 năm). Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính châu Á, việc ra đời của đồng ACU sẽ nhanh hơn đồng euro.

ADB dự kiến công bố chi tiết về đồng ACU sớm nhất là vào tháng 3/2006. Tuy nhiên, sức ép từ bên ngoài đã làm chậm việc công bố trên, dù cho khái niệm mới này vẫn đang được nghiên cứu rất tỉ mỉ. Trên thực tế EU mất khoảng 20 năm mới có được đồng tiền chung châu Âu Euro sau sự ra đời của đồng ECU, cho nên vẫn còn quá sớm để nói đến việc xây dựng một đồng tiền chung Châu Á thực thụ.

3. Cơ chế hình thành

Đơn vị tiền tệ mới này được phát hành trên cơ sở giá trị trung bình của mười nước thành viên hiệp hội các nước Đông Nam Á-ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Số đồng tiền thành phần có thể được bổ sung thêm, nâng tổng số đồng tiền làm cơ sở tính toán lên 40 đồng nội tệ, trong đó có tiền của Ấn Độ, Ôxtrâylia, Niu Dilân. Giá trị tương đối của mỗi đồng tiền thành phần của cả hệ thống sẽ được tính toán dựa trên tổng sản phẩm quốc nội và giá trị thương mại của quốc gia sử dụng đồng tiền cũng như giá trị của đồng tiền đó. Điều này có nghĩa là các đồng tiền của Nhật Bản, Trung Quốc, và Hàn Quốc sẽ có giá trị lớn hơn trong hệ thống các đồng tiền được dùng làm cơ sở tính toán.

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) hiện đang xem xét lại một số lựa chọn về đến khía cạnh kĩ thuật liên quan đến cách tính toán giá trị đồng ACU, bao gồm nội dung của rổ tiền tệ, lựa chọn giữa việc cố định trọng số tính toán hay cố định các đơn vị, đồng tiền nào sẽ đưa vào rổ tiền tệ, lựa chọn trọng số, các tiêu chí cho việc đánh giá định kì, cũng như nhiều mặt khác nữa. Sau khi hoàn thành xong việc xem xét nội bộ tất cả những khía cạnh kĩ thuật này, ADB muốn post một vài chỉ số cho đồng ACU trên website trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu đề tài đồng tiền chung (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w