III. Những khó khăn trong việc sử dụng đồng tiền chung
5. Các hạn chế và biện pháp
5.1. Hạn chế:
Đầu tiên phái nói đến là SDR là một đồng tiền “danh nghĩa”, chỉ là đơn vị quy ước, chỉ được sử dụng để tính toán chứ không thực sự tồn tại trong lưu thông, do vậy người ta không thể tiêu nó như các loại tiền tệ khác
Mặc dù việc tính toán để phân bổ SDR nói chung được thực hiện 5 năm một lần nhằm đáp ứng nguồn lực dự trữ bổ sung trên phạm vi toàn cầu trong dài hạn nhưng từ khi ra đời cho đến nay, IMF mới quyết định phân bổ SDR 2 lần. Lần thứ nhất trong giai đoạn 1970-1972 với tổng số 9,3 tỷ USD, lần thứ hai trong giai đoạn
1979-1981 đưa tổng số đã phân bổ lên 21,4 tỷ USD. Trong điều kiện chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi hiện nay, vai trò của SDRs với tư cách là tài sản dự trữ bổ sung
rất hạn chế, nó chủ yếu phát huy tác dụng như một đơn vị tính toán. Năm 1997,
IMF đã phê chuẩn đề nghị về khoản phân bổ đặc biệt và một lần của SDRs để nâng
tổng mức phân bổ lên gấp đôi (42,8 tỷ USD) do hơn 20% thành viên gia nhập IMF sau năm 1981 chưa từng được phân bổ SDR. Cũng xuất phát từ thực trạng vai trò của SDR đã bị hạn chế và một thực tế là tổng tài sản dự trữ của các quốc gia là khoảng 1,6 nghìn tỷ USD đang nằm ngủ trong khi nguồn lực nhằm đạt được các
nhà tài phiệt George Soros và nhà kinh tế học Joseph Stiglitz đã đưa ra đề nghị dùng các khoản phân bổ SDR cho đầu tư phát triển.
Việc phân bổ SDR sẽ làm giảm gánh nặng ngày càng nặng hơn từ cuộc khủng hoảng năm 1997 – 1999 vì dòng vốn chảy ngược từ những thị trường mới nổi.Các quốc gia phát triển không sử dụng lượng SDR phân bổ vì quỹ tiền tệ dự trữ của họ đã quá đủ, trường hợp của các nước Châu Âu thậm chí còn thừa dự trữ , và nếu họ bị thâm hụt cán cân thanh toán thì họ vẫn có thể vay được. Đó là lý do tại sao rất khó đạt được sự đồng thuận trong vấn đề phát hành SDR. Nếu các quốc gia phát triển thấy được tác dụng của viện trợ bằng SDR, lập luận ủng hộ phân bổ SDR sẽ được củng cố hơn nữa.
Các ngân hàng trung ương từ trước đến nay vẫn phản đối phân bổ SDR vì việc này xâm phạm sự độc quyền về cung cấp tiền tệ của ngân hàng. Lý luận của họ là SDR gây lạm phát. Nhưng tình trạng lạm phát trong tương lai gần là rất thấp. Thậm chí có khả năng giá hàng hóa nhập khẩu đang giảm sẽ dẫn đến tình trạng giảm phát toàn cầu. Như ở Nhật hiện nay không có phương thuốc nào cho tình hình giảm phát.
5.2. Giải pháp:
USD, Euro và Yên Nhật đang biến động bởi những vấn đề chính trị, khủng hoảng nợ và động đất. Đây là lúc thế giới hướng tới đồng tiền ổn định SDR. Do đó vai trò của SDR sẽ được mở rộng thông qua các hoạt động mới và việc tăng sử dụng đồng tiền này trong hoạt động cho vay của IMF, bằng cách đó IMF có thể phát hành SDR. Đó sẽ là hành động mang lại nhiều hiệu ứng tích cực. Đầu tiên, nó sẽ làm giảm suy thoái kinh tế thế giới, đặc biệt là trong và sau cuộc khủng hoảng. Nhiều nước tiếp tục tích lũy dự trữ tiền tệ ở mức cao phòng ngừa, đặc biệt là để tránh các cuộc khủng hoảng trong tương lai xảy ra do sự đảo chiều vốn hay thâm hụt thương mại.
Một biện pháp lý tưởng nhất là việc phát hành bổ sung SDR phải được đi kèm với các biện pháp tăng cường hiệu quả của nó. Điều này được coi là bước đầu tiên hướng tới sử dụng đồng tiền chung, và để gia tăng vai trò của SDR trong các giao dịch IMF. Trong khủng hoảng, hoạt động cho vay của IMF cần được tài trợ hoàn toàn bởi SDR với số lượng không giới hạn. Một tỷ lệ lớn hơn của SDR được cung cấp cho các nước đang thực sự có nhu cầu dự trữ tiền tệ (chủ yếu là các nước đang phát triển), có thể đóng góp vào tăng trưởng toàn cầu và ổn định kinh tế thế giới.
Thiết lập một hệ thống thanh toán giữa đồng SDR và các đồng tiền khác để đồng SDR có thể được chấp nhận rộng rãi trong thương mại toàn cầu và các giao dịch tài chính. Hiện tại, đồng SDR mới chỉ được coi là một đồng tiền danh nghĩa của các chính phủ và các thể chế quốc tế.
Thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng đồng SDR trong thương mại, giá cả hàng hóa, đầu tư và kế toán doanh nghiệp.
Thiết lập bộ tiêu chí để quy đổi các tài sản có giá sang đồng SDR để tăng sức hấp dẫn của đồng tiền này. IMF có thể nghiên cứu để đưa ra các chứng khoán quy đổi dựa trên đồng SDR như là một bước khởi đầu tốt cho kế hoạch mở rộng việc sử dụng đồng tiền này.
Nâng cao hơn nữa việc định giá và lưu thông của đồng SDR. Cần đưa thêm nhiều đồng tiền của các nền kinh tế lớn vào rổ tính giá trị của đồng SDR.