Nguyên tắc cơ bản để hoàn thiện chính sách chi BHXH

Một phần của tài liệu Phương hướng hoàn thiện chính sách tài chính bảo hiểm xã hội ở Việt nam (Trang 67 - 71)

trong những năm tớ

3.2.2.1. Nguyên tắc cơ bản để hoàn thiện chính sách chi BHXH

Thu, chi bảo hiểm xã hội là những hoạt động chính của công tác tài chính bảo hiểm xã hội, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính bảo hiểm xã hội chủ yếu cũng là hoàn thiện cơ chế thu-chi bảo hiểm xã hội. Trong đó, hoàn thiện cơ chế chi bảo hiểm xã hội chính là quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ tài chính để đảm bảo quyền lợi của ngời lao động, quyền lợi đó t- ơng xứng với nghĩa vụ đóng góp của họ. Cơ chế chi trả bảo hiểm xã hội còn gắn với công tác quản lý chi nhằm chi đúng đối tợng, chi đủ số lợng, đảm bảo thời

gian, không để thất thoát và có hiệu quả cao. Để thực hiện đợc nội dung này cần phải dựa trên các nguyên tắc làm cơ sở cho việc hoàn thiện cơ chế chi trả bảo hiểm xã hội nh sau:

-Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho ngời tham gia bảo hiểm xã hội. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất, xuyên suốt toàn bộ các chính sách, chế độ trợ cấp cho ngời lao động vì mục đích của bảo hiểm xã hội là nhằm ổn định cuộc sống cho ngời lao động và gia đình họ. Vì vậy, mức chi trợ cấp bảo hiểm xã hội phải đảm bảo mức sống tối thiểu cơ bản cho ngời lao động, mức trợ cấp quá thấp thì bảo hiểm xã hội không còn ý nghĩa “đảm bảo” nữa. Nếu mức trợ cấp bảo hiểm xã hội quá cao vợt khả năng chi trả của quỹ sẽ dẫn đến tình trạng lạm dụng chi của quỹ, mất cân đối quỹ, quỹ bảo hiểm xã hội sẽ dần dần đến phá sản.

-Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội phải thấp hơn mức lơng và tiền công khi đang làm việc của ngời lao động. Nguyên tắc này đã đợc quy định cụ thể tại Công ớc 102 của Tổ chức Lao động Quốc té (ILO), mức phổ biến bằng 40%- 50% tiền lơng hoặc tiền công làm cơ sở tính bảo hiểm xã hội. Nguyên tắc này đã đợc hầu hết các nớc thành viên của ILO áp dụng cụ thể vào nớc mình.

Đối với nớc ta, áp dụng nguyên tắc này là nhằm khuyến khích những ngời đang làm việc, phân biệt mức hởng thụ rõ ràng giữa ngời làm việc với ngời nghỉ hu hoặc ốm đau, tai nạn... Đây là biểu hiện cụ thể của nguyên tắc phân phối nói chung đó là thể hiện sự công bằng giữa cống hiến và hởng thụ. Tuy nhiên, do tiền lơng của nớc ta còn thấp, nếu vận dụng mức hởng bằng 40% hoặc 50% nh quy định tại Công ớc 102 của tổ chức ILO thì không đảm bảo mức sống tối thiểu cho ngời lao động. Vì vậy tỷ lệ trợ cấp các chế dộ bảo hiểm xã hội ở n- ớc ta phần lớn là cao hơn mức quy định tại Công ớc 102.

-Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội phải phản ánh đợc nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn của các bên tham gia bảo hiểm xã hội. Nguyên tắc này đợc thể hiện thông qua việc đóng góp và hởng thụ của các bên tham gia bảo hiểm xã hội. Đó

là ngời lao động và chủ sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định thì ngời lao động mới đợc hởng các chế độ bảo hiểm xã hội; đồng thời Nhà nớc cũng phải đóng bảo hiểm xã hội và trợ cấp giúp quỹ bảo hiểm xã hội. Ngời lao động đợc hởng các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, hu trí và tử tuất, đó là quyền lợi của họ và họ yên tâm hơn, gắn bó hơn với doanh nghiệp. Đó cũng là lợi ích của ngời sử dụng lao động. Vì vậy, tham gia bảo hiểm xã hội vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm và cũng là quyền lợi của các bên tham gia bảo hiểm xã hội. Vấn đề là khi xây dựng mức hởng của các chế độ bảo hiểm xã hội phải tơng xứng với nghĩa vụ, trách nhiệm đóng góp của họ. Có nh vậy mới khuyến khích các bên tích cực tham gia đóng bảo hiểm xã hội đúng thời gian, đủ số lợng.

-Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội phải dựa trên cơ sở đóng bảo hiểm xã hội. Cơ sở đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ hoạch định mức trợ cấp bao gồm cả mức đóng và thời gian đóng. Hiện nay, ở nớc ta tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội của tất cả ngời lao động và chủ sử dụng lao động là nh nhau (trừ các đối tợng ở ph- ờng, xã tỷ lệ đóng có thấp hơn và đợc hởng ít chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội hơn). Về thời gian đóng bảo hiểm xã hội, nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội nhiều hơn tức là tổng mức đóng bảo hiểm xã hội lớn hơn thì hởng tỷ lệ trợ cấp bảo hiểm xã hội cao hơn và ngợc lại. Tuy nhiên, mức hởng cao, thấp cũng phải nằm trong giới hạn quy định. Nguyên tắc này là biểu hiện cụ thể của nguyên tắc tài chính bảo hiểm xã hội: có đóng mới có hởng, đóng nhiều hởng nhiều, đóng ít hởng ít, không đóng không hởng.

-Phải chi đúng, chi đủ, chi kịp thời, đảm bảo an toàn và hiệu quả. Đây là những yêu cầu của công tác chi trả cho đối tợng tham gia bảo hiểm xã hội đồng thời cũng là những cơ sở có tính nguyên tắc trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý chi trả, là nguyên tắc tài chính bảo hiểm xã hội.

+Chi đúng đối tợng. Đối tợng có tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì mới đợc hởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Thực hiện việc chi đúng cho đối

tợng cũng là thực hiện sự công bằng trong hởng thụ các chế độ bảo hiểm xã hội nhằm loại trừ các trờng hợp giả mạo hồ sơ, giấy tờ để đợc hởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Nếu nh trớc đây, việc giả mạo hồ sơ giấy tờ chủ yếu để đợc hởng chế độ hu trí (hu dởm) thì hiện nay hiện tợng đó lại xuất hiện cả trong chi trả chế độ ốm đau, đặc biệt là khu vực sản xuất vật chất thiếu việc làm. Vì vậy, đi đôi với việc hoàn thiện chính sách tài chính bảo hiểm xã hội cũng phải hoàn thiện công tác quản lý. Bằng các công cụ quản lý hữu hiệu để đảm bảo chi đúng đối tợng đợc hởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

+Chi đủ số lợng. Nội dung chính của nguyên tắc này là đối tợng tham gia đóng bảo hiểm xã hội nhiều thì đợc hởng mức cao, đóng ít thì đợc h- ởng mức thấp, tỷ lệ thơng tật cao thì phải đợc hởng mức trợ cấp cao và ngợc lại. Khi đã xác định đúng tỷ lệ trợ cấp phải tổ chức chi trả đủ số lợng. Để thực hiện đợc nguyên tắc này đòi hỏi công tác quản lý phải đợc tổ chức đồng bộ từ khâu xác định chính xác tỷ lệ thơng tật, bệnh tật đến khâu xét duyệt hồ sơ đợc hởng các chế độ bảo hiểm xã hội và cuối cùng là khâu tổ chức chi trả. Công tác quản lý ở từng khâu không tốt sẽ ảnh hởng đến quyền lợi của đối tợng. Điều khó khăn lớn nhất cho công tác xét duyệt trợ cấp của ngành bảo hiểm xã hội là việc xác định tỷ lệ thơng tật, xác định đúng bệnh tật của đối tợng lại do ngành y tế đảm nhiệm. Nếu không có sự kết hợp chặt chẽ giữa ngành bảo hiểm xã hội Việt nam và ngành y tế thì rất có thể xảy ra các hiện tợng tiêu cực. Xác dịnh không chính xác tỷ lệ thơng tật thì ảnh hởng đến quyền lợi đối tợng và tài chính của quỹ bảo hiểm xã hội. Vì vậy phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa ngành y tế và ngành bảo hiểm xã hội Việt nam trong việc xác định tỷ lệ thơng tật, khám chữa bệnh cho đối tợng. Chủ quản ngành bảo hiểm xã hội Việt nam cũng phải không ngừng hoàn thiện các biện pháp quản lý công tác chi trả nh: quy trình chi trả hợp lý, chứng từ sổ sách kế toán đặc biệt là bộ chứng từ gốc để thanh toán.

+Chi trả kịp thời là nhằm giảm bớt khó khăn, đảm bảo ổn định cuộc sống cho đối tợng. Nội dung của nguyên tắc này là bảo hiểm xã hội Việt nam phải quy định rõ ràng thời gian chi trả và tổ chức thực hiện chi trả đúng

thời gian đó. Ví dụ: đối với các chế độ chi trả hàng tháng thì thời gian để chi trả đến tay đối tợng hợp lý nhất là thực hiện vào đầu tháng. Còn các chế độ ốm đau, thai sản nên quy định số ngày cụ thể từ khi nhận đủ giấy tờ, hồ sơ hợp lệ đến khi phải tổ chức chi trả đến tay đối tợng... Trên cơ sở quy định thời gian đó, bảo hiểm xã hội Việt nam tổ chức các hình thức chi trả kịp thời, thuận lợi không gây phiền hà cho đối tợng.

+An toàn, hiệu quả là một trong những yêu cầu cần thiết đợc đặt ra đối với công tác chi trả nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thất thoát, mất mát tiền của nhng đồng thời cũng giảm đợc chi phí, tiết kiệm cho quỹ BHXH. Để đảm bảo an toàn và có hiệu quả cho côn tác chi trả phải đổi mới hình thức chi trả, sử dụng mô hình chi trả thuận lợi nhất, an toàn, rẻ tiền và hiệu quả cao, bố trí các trang thiết bị, phơng tiện cần thiết phục vụ cho công tác chi trả.

Một phần của tài liệu Phương hướng hoàn thiện chính sách tài chính bảo hiểm xã hội ở Việt nam (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w