Những nghiên cứu trong n−ớc

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn (ralstonia solanacearum smith ) hại cà chua ở một số tỉnh đồng bằng sông hồng và biện ph (Trang 43)

1.2.1. Các nghiên cứu cơ bản về bệnh héo xanh vi khuẩn ở n−ớc ta

Những thông tin đầu tiên về bệnh HXVK nh− một bệnh hại quan trọng trên cây lạc đ−ợc thể hiện trong báo cáo Đặng Thái Thuận năm 1968 [28]. Trong báo cáo kết quả điều tra bệnh cây năm 1967 - 1968 của Viện Bảo vệ thực vật cũng đã chỉ rõ bệnh HXVK khá phổ biến ở đồng bằng, trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam.

Đối với cây cà chua, bệnh HXVK đã và đang là vấn đề nan giải và nghiêm trọng đối với các vùng trồng rau ngoại thành Hà Nội và phụ cận. Tạ Thu Cúc và CTV (1983) [2] cho biết: trong các loại bệnh chủ yếu hại cây cà chua nh− mốc s−ơng, virus, bệnh HXVK... thì bệnh HXVK do loài P. solanacearum

là một bệnh gây hại nghiêm trọng. Bệnh phát sinh và gây hại nặng ở những vùng đất trũng, không thoát n−ớc, đất thịt nặng hoặc những chân ruộng bón nhiều đạm, không cân đối với lân và kali.

Nghiên cứu về phạm vi ký chủ của loài P. solanacearum Smith., Đoàn Thị Thanh và CTV (1995) [25] cho rằng vi khuẩn P. solanacearum không những gây hại trên cây khoai tây mà còn ký sinh và gây hại trên cây cà chua,

thuốc lá, lạc, cây cà. Tác giả còn cho rằng đây là loài vi khuẩn đa thực, có phạm vi ký chủ rộng, gây hại chủ yếu trên các cây trồng thuộc họ Cà (Solanaceae), họ Đậu (Leguminasae).

Lê L−ơng Tề (1977) [21] đã nghiên cứu về triệu trứng của bệnh héo xanh, đặc tính sinh học và quy luật phát sinh phát triển của bệnh và một số h−ớng phòng trừ. Tác giả đã nêu ra phạm vi ký chủ của loài vi khuẩn P. solanacearum

trên cây cà chua, khoai tây, lạc, thuốc lá, cây cà, vừng, ớt và cây đay.

Nghiên cứu về tính phổ biến của bệnh HXVK trên cây trồng cạn, tác giả Đỗ Tấn Dũng (1995) [6] cho rằng bệnh HXVK phát sinh, phát triển và gây hại nghiêm trọng trên cây cà chua, khoai tây, lạc. Trên cây thuốc lá tỷ lệ nhiễm bệnh do P. solanacearum gây ra có phần nhẹ hơn.

Đỗ Tấn Dũng [6], [7], [8] đã cho biết những kết quả nghiên cứu ban đầu về bệnh HXVK hại cây cà chua, đặc tính sinh học của vi khuẩn gây bệnh, ph−ơng pháp chẩn đoán nhanh và một số biện pháp phòng chống ban đầu trên một số cây trồng cạn nh− lạc, thuốc lá, cà chua, v.v.

Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng với việc xuất hiện ngày càng nhiều “vành đai xanh” để đáp ứng nhu cầu cung cấp rau và sản phẩm rau quả, nông sản thực phẩm cho các thành phố thì việc hình thành những vùng chuyên canh rau màu là tất yếu. Đó cũng là tiền đề quan trọng cho việc phát sinh, phát triển và lan truyền của bệnh với tốc độ ngày càng nhanh. Trên quan điểm này tác giả Tung P.X. (1986) [170] cho rằng bệnh HXVK phổ biến ở các vùng sản xuất cà chua, khoai tây, thuốc lá, lạc với mức độ nhiễm bệnh biến động tuỳ thuộc chủng loại cây trồng, vùng sinh thái và có tính mùa vụ, tuỳ thuộc điều kiện thời tiết. Cũng theo tác giả thì ở Việt Nam bệnh gây hại nghiêm trọng trong mùa nóng ẩm (tháng 4 đến tháng 10) và có xu thế nhẹ ở những tháng mùa khô (tháng 11 đến tháng 3). Riêng ở khu vực Đức Trọng (Lâm Đồng) nh− nhận xét của tác giả thì có hơn 15% diện tích khoai tây bị nhiễm bệnh HXVK.

Ngô Đức Thiệu và CTV (1978) [27] cho rằng P. solanacearum có thể là nguyên nhân của bệnh thối −ớt và gây thiệt hại khoảng 20 - 25%.

Kết quả nghiên cứu bệnh HXVK hại khoai tây của Viện Bảo vệ thực vật (1971 - 1976) đã chỉ ra rằng bệnh hại nguy hiểm đối với các vùng sản xuất khoai tây. Những yếu tố sinh thái liên quan sự phát sinh, phát triển và tác hại của bệnh trên khoai tây cũng đã đ−ợc đề cập.

Hà Minh Trung và CTV (1989) [30] khi nghiên cứu bệnh HXVK trên các giống khoai tây nhập nội đã chỉ ra rằng triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh chết xanh của khoai tây trên đồng ruộng là do P. solanacearum gây ra. Tác giả cũng cho rằng loại bỏ củ bệnh, củ xây xát sẽ góp phần hạn chế sự lây lan phát triển của bệnh.

Khi điều tra sâu bệnh hại trên cây thuốc lá ở vùng đồng bằng và trung du miền Bắc Việt Nam, Vũ Triệu Mân cho rằng bệnh HXVK trên thuốc lá ở vùng Ba Vì là dịch hại nguy hiểm nhất. Kết quả điều tra và khảo sát tình hình nhiễm bệnh trên 7 giống thuốc lá là: C176, K326, C347, K51M, DVD, VIR131, XNN ở 3 vụ trồng trong vụ xuân cho thấy bệnh phát sinh và gây hại nặng trên tất cả các giống, đặc biệt là 2 giống K51M và giống DVD có tỷ lệ bệnh ở cuối vụ đến 100%; các giống C176 và K326 có mức độ nhiễm nhẹ hơn. Nguyên nhân bệnh hại nặng có thể (nh− tác giả cho biết) do trồng độc canh cây thuốc lá trên cùng một vùng đất mà không có sự luân canh với lúa n−ớc.

Theo Đ−ờng Hồng Dật (1977) [4] bệnh HXVK gây hại thuốc lá ở các giai đoạn sinh tr−ởng; bệnh th−ờng nặng ở ở giai đoạn cây đã lớn, sắp và đang thu hoạch lá. Bệnh phát triển thuận lợi trong diều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao. Vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại lâu dài trong đất ẩm và trong tàn d− cây nhiễm bệnh.

Cũng trên cây thuốc lá, kết quả điều tra, nghiên cứu thành phần sâu bệnh hại thuốc lá vàng ở phía Bắc Việt Nam của Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá (Nguyễn Văn Biếu và CTV 1996) [1] cho biết: bệnh HXVK là một trong những bệnh phổ biến ở các vùng trồng thuốc lá nh− Hà Tây, Bắc Giang, Cao Bằng,

Lạng Sơn, Hà Nội. Bệnh phát sinh và gây hại nặng ở Ba Vì, Hà Tây, nơi tỷ lệ bệnh lên đến 20%, trong khi đó ở các vùng khác bệnh nhẹ hơn. Các tác giả cho rằng bệnh HXVK phát sinh, phát triển tuỳ thuộc vào thời vụ, giống, kỹ thuật canh tác và vùng sinh thái trồng của cây thuốc lá.

Trên cây thuốc lá, Lê L−ơng Tề và CTV (1997) [22] cho biết vi khuẩn xâm nhập qua vết th−ơng xây xát và di chuyển trong các bó mạch ở thân, lá, sản sinh độc tố có tác động gây héo. Các yếu tố thời tiết nh− nhiệt độ và ẩm độ cao sẽ làm bệnh gây hại nặng hơn. Bệnh có thể phát sinh và gây hại trên thuốc lá vụ xuân hè và vụ đông. Thuốc lá trồng trên đất cát pha, đất thịt nhẹ và trên các thửa ruộng trồng luân canh với cây họ cà và lạc th−ờng bị nặng hơn.

Đỗ Tấn Dũng và CTV (1997) [9] đã nghiên cứu một số yếu tố sinh thái ảnh h−ởng tới sự phát sinh, phát triển của bệnh HXVK hại thuốc lá nh−: thời vụ gieo trồng, địa thế đất đai, chế độ luân canh. Các kết quả nghiên cứu về các ph−ơng pháp chẩn đoán bệnh, đặc tính sinh học, tính gây bệnh của vi khuẩn và một số biện pháp phòng trừ bệnh cũng đ−ợc tác giả đề cập.

Trên cây lạc, bệnh HXVK là bệnh hại phổ biến trên nhiều vùng trồng. Kết quả điều tra tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì cùng sự hợp tác của Viện nghiên cứu cây trồng vùng nhiệt đới bán khô hạn quốc tế (ICRISAT) năm 1990 - 1991 cho thấy bệnh HXVK đã trở thành một bệnh quan trọng và nan giải ở nhiều địa ph−ơng (Mehan và CTV, 1991) [20].

Năm 1964, Trại thí nghiệm Bắc Trung bộ (Nghệ An) đã phát hiện thấy bệnh xuất hiện rải rác ở một số vùng trồng lạc ven sông Lam, song đến năm 1966 trở đi bệnh phát triển rộng khắp ở tất cả các nơi, trên tất cả các vùng đất màu, đất cát, đất đồi, đất đỏ bazan, ở vùng đồng bằng cũng nh− trung du. Bệnh gây hại nghiêm trọng với mức độ gây thiệt hại từ 10 - 30%, tuy nhiên có nhiều tr−ờng hợp bệnh làm mất thu hoạch hoàn toàn, nhất là ở Nghệ An (Đặng Thái Thuận và CTV, 1968) [29].

HXVK hại lạc lần thứ 3 tại Trung Quốc do Viện Nghiên cứu cây trồng cạn quốc tế (ICRISAT) tổ chức, tác giả Nguyễn Xuân Hồng và CTV (1994) [94] đã báo cáo hiện trạng bệnh HXVK hại lạc tại Việt Nam. Tác giả cho biết bệnh HXVK hại lạc là một trong những loại bệnh phổ biến, bệnh phát sinh, phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ t−ơng đối cao. Bệnh gây hại nặng hơn ở vụ lạc thu so với vụ lạc xuân.

Theo Lê L−ơng Tề (1997) [22], bệnh HXVK hại lạc th−ờng phát sinh ở cả hai thời vụ trồng là vụ lạc xuân và lạc thu. Trong điều kiện nhiệt độ t−ơng đối cao, ẩm −ớt, cây sinh tr−ởng kém, đất cát thô, nhất là trên đất trồng độc canh bệnh gây hại nặng.

Nghiên cứu đặc điểm phân bố, tác hại của bệnh HXVK hại lạc, xác định race, biovar của loài vi khuẩn P. solanacearum ở phía Bắc Việt Nam, Nguyễn Xuân Hồng và CTV (1997) [12] đã cho rằng bệnh HXVK phát sinh và gây hại nặng trên vùng đất đồi, đất bãi ven sông, còn trên đất luân canh với lúa n−ớc thì mức độ nhiễm bệnh nhẹ hơn. Nghiên cứu đặc tính sinh học của các nguồn vi khuẩn phân lập từ các vùng sinh thái khác nhau kết quả cho thấy các nguồn vi khuẩn P. solanacearum phân lập đ−ợc kiểm tra đều có tính độc cao đối với lạc và một số cây ký chủ khác và các mẫu phân lập đ−ợc đều thuộc race 1, biovar 3 và biovar 4.

Qua điều tra, khảo sát bệnh trong những năm 1990 - 1992, Nguyễn Xuân Hồng và CTV (1993) [95] đã cho biết: bệnh HXVK hại lạc xuất hiện phổ biến ở hầu hết các vùng, mức độ bị bệnh có sự thay đổi giữa các vùng sinh thái. Bệnh hại nghiêm trọng ở một số vùng trọng điểm ở tỉnh Nghệ An và Thanh Hoá với tỷ lệ bệnh giao động ở khoảng 15 - 35% và ở vùng trồng lạc của tỉnh Long An và Tây Ninh là 20 - 30%. Tác giả đã sử dụng ph−ơng pháp lây bệnh nhân tạo bằng sát th−ơng rễ trên cây lạc 2 tuần tuổi để đánh giá khả năng kháng bệnh của các dòng, giống lạc.

Nguyễn Thị Ly và CTV (1991) [17] trong kết quả nghiên cứu về bệnh HXVK hại cây lạc ở 3 tỉnh: Hà Nội, Bắc Giang và Nghệ An đã cho rằng: ở 14

HTX trồng lạc thì bệnh HXVK hại nặng ở một số điểm điều tra của tỉnh Nghệ An với tỷ lệ dao động trong khoảng 15 - 40%, trong khi đó ở Việt Yên (Bắc Giang) tỷ lệ bị bệnh trung bình chỉ từ 10 đến 15%.

Nghiên cứu về mức độ phổ biến của vi khuẩn gây bệnh, tác giả Nguyễn Thị Ly và CTV (1996) [19] cho rằng bệnh th−ờng gây hại nặng ở những vùng đất cát, đất đồi hoặc trên đất xen canh với cây dứa và một số cây trồng cạn khác. Đỗ Tấn Dũng (1997) [9] khi nghiên cứu bệnh HXVK hại lạc ở vùng Đông Anh, Hà Nội có nhận xét: bệnh phát sinh và gây hại nặng từ giai đoạn cây lạc ra hoa rộ - quả non. Trên đất luân canh với lúa n−ớc thì mức độ nhiễm bệnh nhẹ hơn so với độc canh cây lạc hay luân canh với cây trồng khác. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hoá, tính độc và tính gây bệnh của vi khuẩn cũng đ−ợc tác giả đề cập.

Nguyễn Thị Ly và CTV (1993) [18] khi nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh HXVK hại lạc đã thấy rằng loài P. solanacearum đ−ợc phân lập từ các mẫu bệnh đ−ợc thu thập từ các vùng khác nhau có tính độc khác nhau. Điều đó có nghĩa là cần thiết phải chọn lọc ra các giống kháng thích hợp với các vùng sinh thái.

1.2.2. Các nghiên cứu phòng chống bệnh héo xanh vi khuẩn trên một số cây trồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong các biện pháp phòng chống bệnh HXVK thì chọn giống kháng đ−ợc coi là những giải pháp có nhiều −u điểm. Trong kết quả thử nghiệm lây bệnh nhân tạo với chủng BN1, biovar 3, race 1 của 36 dòng/giống cà chua trong bộ giống kháng chuẩn quốc tế, Trần Văn Lài, Chu Văn Chuông và CTV (2002) [14] đã cho rằng các giống Caraibo Caravel, CLN 1464-111-30-45 và một số dòng giống thuộc nhóm giống Hawaii có khả năng kháng bệnh cao; các nguồn gen kháng nh−: UPCA1169, CRA 84-26-3, VC-1, CRA66 và PT127805 A có vai trò quyết định tạo nên tính kháng của một số dòng giống khảo nghiệm.

Trong các giống cà chua nhập nội có nguồn gốc từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau châu á đ−ợc lây nhiễm nhân tạo bằng các dòng vi khuẩn

R. solanacearum đ−ợc phân lập từ các mẫu bị bệnh từ các vùng khác nhau để

đánh giá mức độ kháng, sau đó có những thí nghiệm đánh giá, so sánh giống và bình tuyển và chọn giống khả dĩ có thể áp dụng cho sản xuất. Kết quả của nghiên cứu là đã chọn đ−ợc giống CHX1 thể hiện tính kháng khá cao, có năng suất cao và ổn định hơn hẳn các giống hiện đang phổ biến trong sản xuất đã đ−ợc Hội đồng khoa học của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép khu vực hoá năm 2002.

Nguyễn Văn Liễu và CTV (1995) [15] đã nghiên cứu về bệnh HXVK hại lạc ở miền Bắc Việt Nam và đã đề xuất chiến l−ợc phòng chống. Một số nghiên cứu nhằm chọn tạo giống lạc kháng bệnh cũng đã đ−ợc triển khai tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. Các thí nghiệm chậu vại và đồng ruộng, dùng kỹ thuật lây bệnh nhân tạo đã cho phép đánh giá một số giống lạc nhập nội và giống trong n−ớc có tính kháng bệnh HXVK (Nguyễn Xuân Hồng và CTV, 1995) [11]. Khảo sát 19 giống lạc kháng bệnh HXVK nhập nội từ viện ICRISAT, Nguyễn Xuân Hồng và CTV (1993) [10] đã cho rằng hầu hết các giống đều cảm nhiễm với các dòng P. solanacearum ở Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã chọn đ−ợc giống KPs17 và đặc biệt chọn đ−ợc giống MD7 có tính kháng bệnh cao, đ−ợc đ−a vào khảo nghiệm diện rộng và sản xuất tại một số vùng sinh thái.

Khi nghiên cứu về mối liên quan giữa bệnh HXVK hại lạc với các yếu tố sinh thái, kỹ thuật, Lê L−ơng Tề (1997) [21] nhận xét: bệnh có thể phát sinh ở các giai đoạn sinh tr−ởng của cây, cao điểm của bệnh là thời điểm ra hoa, quả non, sau đó bệnh giảm ở giai đoạn quả già. Về ảnh h−ởng của phân bón thì vôi và kali có tác dụng hạn chế tác hại của bệnh, đảm bảo năng suất cao hơn so với đối chứng. Chế độ luân canh có ảnh h−ởng tới sự phát triển của bệnh, chu kỳ

luân canh càng dài, mức độ gây hại của bệnh càng giảm. ở công thức luân canh lúa - lạc - lúa và mía - lạc thì tỷ lệ bệnh HXVK thấp hơn so với công thức luân canh lạc xuân - lạc thu hoặc lúa - khoai tây - lạc.

Chiến l−ợc chọn tạo giống kháng bệnh ở n−ớc ta đã đ−ợc nghiên cứu và ứng dụng trên cây l−ơng thực đã đ−ợc áp dụng từ lâu, nhất là lúa, ngô. Tuy nhiên đối với bệnh HXVK trên cây cà chua, khoai tây hay lạc việc chọn tạo giống kháng vẫn còn ch−a có hệ thống, mặc dù từ những năm 1986, trong ch−ơng trình chọn tạo giống khoai tây và một số cây trồng khác, nhiều tác giả đã đ−a ra chỉ tiêu chọn giống kháng một số bệnh nh− HXVK, virus, mốc s−ơng. Tác giả Tung P.X. (1992) [171] đã phát hiện ra 4 tổ hợp lai khoai tây có khả năng kháng bệnh HXVK từ quần thể lai ban đầu có bố, mẹ mang gen kháng.

Để làm cơ sở khoa học cho việc chọn tạo giống kháng, khi nghiên cứu đặc điểm di truyền tính kháng của khoai tây đối với vi khuẩn P. solanacearum

Phạm Xuân Tùng (1995) [32] đã cho biết: tính kháng bệnh HXVK rất phức tạp và nhiều khả năng đ−ợc quy định bởi nhiều gen và có quan hệ mật thiết với kiểu gen của cây ký chủ.

Trong quá trình thử, khảo nghiệm, đánh giá chọn giống kháng bệnh HXVK, tác giả Đoàn Thị Thanh (1995) [25] đã cho biết: từ 140 dòng giống khoai tây ban đầu, tác giả đã chọn đ−ợc các giống KT2, KT 3, KT8, Nicola và VT2 cho năng suất cao và ổn định ở các vùng sinh thái, tỷ lệ nhiễm bệnh thấp.

Ngoài ra các biện pháp phòng trừ nh− luân canh, sử dụng streptomycine,

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn (ralstonia solanacearum smith ) hại cà chua ở một số tỉnh đồng bằng sông hồng và biện ph (Trang 43)