Nhiệt độ toàn cầu tăng

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU (Trang 31 - 34)

II. TÌNH HÌNH VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU

Nhiệt độ toàn cầu tăng

Ngân hàng Thế giới cảnh báo rằng nhiệt độ toàn cầu có thể tăng lên 4oC trong thế kỷ này nếu con người không có hành động ngay lập tức. Mức tăng nhiệt này sẽ gây ảnh hưởng tới các thành phố ven biển và người nghèo trên thế giới.

Ngân hàng Thế giới kêu gọi các quốc gia đang phát triển ngay lập tức cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ các nguồn như sản xuất năng lượng. Vấn nạn đói nghèo sẽ vẫn còn tồn tại nếu con người không giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Biểu đồ thể hiện nhiệt độ toàn cầu giai đoạn 1980 – 2012

Nghiên cứu cho biết nhiệt độ hành tinh này có thể tăng lên 4oC. Thậm chí ngay cả khi các quốc gia thực hiện các cam kết hiện tại, khả năng tăng 4oC vào năm 2100 vẫn là 20%. Khả năng tăng 3oC trong thế kỷ này được coi là chắc chắn.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cho biết trong một tuyên bố rằng nghiên cứu này cho thấy sự cần thiết phải yêu cầu các quốc gia thực hiện các cam kết được đưa ra vào năm ngoái tại Durban, Nam Phi, từ đó tiến tới một thỏa thuận khí hậu mới có sự ràng buộc pháp lý vào năm 2015.

Nhiệt độ toàn cầu đã tăng khoảng 0,80C. Thế giới đã ghi nhận một loạt các kỷ lục về sự tăng nhiệt độ trong thập kỷ qua. Thiên tai diễn ra thường xuyên hơn, gần đây nhất siêu bão Sandy tàn phá Haiti và Bờ Đông nước Mỹ.

Báo cáo chỉ ra nếu nhiệt độ tăng lên 40C, ảnh hưởng tới các khu vực trên thế giới sẽ khác nhau: các đợt nóng diễn ra tại Nga gần đây sẽ trở thành một hiện tượng phổ biến hàng năm và nền nhiệt tháng bảy ở Địa Trung Hải có thể cao hơn 90C so với mức nhiệt độ cao nhất của khu vực. Theo kịch bản đó, nồng độ axit trong các đại dương có thể tăng với một tốc độ chưa từng có trong lịch sử thế giới, đe dọa các rạn san hô vốn có tác dụng bảo vệ bờ biển và cung cấp một môi trường sống cho các loài cá. Mực nước biển dâng có thể làm ngập các khu vực ven biển với các thành phố dễ bị ảnh hưởng nhất ở Băng-la-đét, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Madagascar, Mexico, Mô-dăm-bích, Philippines, Venezuela và Việt Nam.

Nghiên cứu chỉ ra tác động đến quá trình sản xuất lương thực thực phẩm là tác động nguy hại nhất của ấm lên toàn cầu trong bối cảnh thế giới phải nỗ lực đáp ứng nhu cầu cho một lượng dân số đang gia tăng nhanh chóng. Lũ lụt cũng có thể làm ô nhiễm nguồn nước, gia tăng các bệnh như tiêu chảy. Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu đã phải đối mặt với những trở ngại chính trị ở một số quốc gia bao gồm cả nước Mỹ, nơi nhiều nhà lập pháp bảo thủ nghi ngờ hành động ứng phó với biến đổi khí hậu quá tốn kém.

Bản báo cáo được thực hiện bởi Viện nghiên cứu Khí hậu trụ sở tại Đức và Viện Nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam. Ngân hàng Thế giới cho biết nghiên cứu này không được coi là bản thay thế cho báo cáo đánh giá khoa học của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu dự kiến được công bố vào năm 2014.

Mực nước biển đã tiếp tục tăng thêm 3,2 mm mỗi năm, theo NASA biểu đồ phân tích dữ liệu từ 1992 đến 2012.

Khi Trái đất ngày một ấm lên, nước biển sẽ dâng do hiện tượng giãn nở nước và sông băng tan chảy. Báo cáo mới đây của Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), ước tính mực nước biển sẽ dâng khoảng 2m vào năm 2100, con số này có thể còn cao hơn tùy thuộc vào lượng băng tan chảy ở hai cực và lượng khí nhà kính phát thải vào khí quyển.

Băng tan tại Nam Cực - một trong các nguyên nhân làm tăng mực nước biển Mực nước biển toàn cầu có thể tăng khoảng 30 cm trong thế kỷ này nếu khuynh hướng hiện tại vẫn tiếp diễn, một nghiên cứu mới đây cảnh báo.

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU (Trang 31 - 34)