Sương khói kiểu Los Angeles

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU (Trang 28 - 29)

Ngoài kiểu sương khói London, còn có một kiểu sương khói khác đã từng hoành hành tại nhiều thành phố lớn khác ở vùng vĩ độ thấp. Sương khói dạng này lần đầu tiên gây ảnh hưởng đáng kể ở Los Angeles. Tuy nhiên sau đó, sự cố sương khói xảy ra ở thành phố Mexico và Baghdad lại là các trường hợp tác hại mạnh nhất.

Khác với sương khói kiểu London, sương khói kiểu Los Angeles không xảy ra vào các đêm mùa đông khi có khói đốt than, mà xảy ra vào ban ngày khi có nắng ấm với mật độ giao thông cao. NOx (chủ yếu là NO) và các hydrocacbon chưa bị đốt cháy hết thải ra từ ống xả động cơ xe máy là các chất ô nhiễm sơ cấp gây ra hiện tượng sương khói kiểu này. Sau đó dưới tác dụng của ánh sáng Mặt trời, nhiều phản ứng quang hóa xảy ra tạo thành nhiều chất ô nhiễm thứ cấp (ozon, HNO3, anđêhyt,...). Vì vậy, sương khói kiểu Los Angeles được gọi là sương khói quang hóa (photochemical smog). Một cách đơn giản có thể biểu diễn sự hình thành sương khói quang hóa bằng phương trình sau:

Các quá trình xảy ra trong sương khói quang hóa chưa được biết rằng, song người ta cho rằng các phản ứng quang hóa xảy ra ở đây có lẽ cũng không khác nhiều so với các phản ứng quang hóa xảy ra trong không khí không ô nhiễm.

Các tác nhân ô nhiễm gây hại chủ yếu của sương khói quang hóa là ozon, PANs, NO2 và hạt keo khí. Các tác nhân này gây ra hiệu ứng synergism. Do có chứa NO2, nên sương khói kiểu này thường có dạng khói lờ mờ màu nâu, khác với sương khói kiểu London có màu đen. Đối với động vật và con người, sương khói quang hóa kích thích gây cay bỏng mắt, khí quản, phổi và đường hô hấp nói chung. Đối với thực vật, sương khói quang hóa ngăn cản quá tr.nh quang hợp, làm giảm năng suất cây trồng. Sương khói quang hóa có thể gây lão hóa, cắt mạch cao su, ăn mòn kim loại và nhiều loại vật liệu khác.

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU (Trang 28 - 29)