Kiến nghị đối với nhà nớc.

Một phần của tài liệu Quản lý chiến lược trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay (Trang 53 - 58)

Trong mục các vấn đề mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải đối mặt ta thấy đợc vai trò của nhà nớc trong việc giải quyết các khó khăn đó.

2.1. Chính sách tài chính.

Tạo ra cơ chế thông thoáng hơn trong thị trờng tài chính ngân hàng. Cải cách các thủ tục vay vốn, tăng cờng các khoản tín dụng trung và dài hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt là tạo ra môi trờng công bằng trong hoạt động tín dụng, không còn đối xử phân biệt giữa các đối tợng vay vốn khác nhau, đồng thời từng bớc hạ lãi suất, tăng khả năng đầu t, tái đầu t, mở rộng quy mô của các doanh nghiệp.

Sự quan trọng của chính sách thuế là phải có giải pháp quản lý tốt hệ thống thuế. Thuế phải quy định một cách rõ ràng, đánh đúng mặt hàng. Không để xảy ra tình trạng các cán bộ thuế tự đặt ra các mức thuế mà theo họ các mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp không thuộc các mức thuế đã đợc quy định. Công khai các khoản thu thuế nhằm tạo ra sự công băng về đóng góp thuế của các doanh nghiệp.

2.3. Hoạt động hỗ trợ.

Tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp khu vực vừa và nhỏ là rất lớn đặc biệt nếu có sự quan tâm trợ giúp của nhà nớc.

2.3.1. Hệ thống thông tin.

Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những thông tin trong nớc, quốc tế. Đối với những thông tin quốc tế thì chính phủ thực hiện sẽ có chi phí nhỏ hơn so với các doanh nghiệp tự thực hiện do có mối quan hệ rộng rãi sẵn có với nhiều nớc trên thế giới. Đặc biệt hiện nay VN đang có định hớng xuất khẩu, do đó thông tin về nhu cầu, khả năng cạnh tranh.... đối với thị trờng quốc tế là cần thiết. Không những thu thông tin mà chính phủ còn có vai trò phân tích thông tin và truyền tin ra thị trờng thế giới. Đây là hoạt động marketing của nhà nớc thay cho các doanh nghiệp. Để làm tốt nhiệm vụ này cần cải thiện cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin tiếp cận phơng tiện thông tin hiện đại.

2.3.2. Hệ thống pháp luật.

Sự điều chỉnh bổ sung luật là cần thiết song cần phải nghiên cứu phân tích kỹ trong việc đa ra luật mới, sửa đổi mới nhằm đảm bảo tính ổn định. Tránh sự thay đổi quá nhanh gây ra các mối nghi ngờ cho các đối tợng điều chỉnh. Có thể nói nhiều lúc doanh nghiệp xem luật mới ban hành là những rủi ro. Giống nh trờng hợp của công ty Navifico chuyên sản xuất tấm lợp fibro-ximăng, lợi nhuận của công ty đạt 1,63 tỷ đồng năm 2000, nhng đến tháng 8/2001 chính phủ ra quyết định

yêu cầu doanh nghiệp này ngừng hoạt động vì amiăng (một loại nguyên liệu chính) là chất độc hại cho môi trờng và con ngời. Ngay lúc đó hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, doanh thu sụt giảm do gặp nhiều vấn đề trong các mối quan hệ làm ăn, trong khi hợp đồng quy định thời hạn hoạt động của doanh nghiệp là 50 năm. Ai sẽ chịu trách nhiệm về việc này? Ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thờng thiệt hại cho Navifico khi đã đầu t dây chuyền sản xuất hiện đại, giờ lại bị cấm?

Nh vậy mấu chốt của vấn đề là việc cấp phép kinh doanh phải có sự tính toán phân tích kỹ lỡng đừng để những trờng hợp đã đợc cấp giấy phép kinh doanh lại bị đình chỉ hoạt động nh trờng hợp trên. Điều đó sẽ dẫn đến sự lãng phí về nguồn lực, tạo ra sự hoang mang, mất tin tởng của giới doanh nhân đối với nhà nớc.

2.3.3. Hệ thống giáo dục và đào tạo.

Để thực hiện tốt chiến lợc phát triển về con ngời, nhà nớc cần có những chính sách chơng trình cụ thể trong hoạt động giáo dục và đào tạo. Đặc biệt chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ năng động và đầy nhiệt huyết, những chủ nhân đất nớc trong tơng lai. Giáo dục và đào tạo phải đợc phát triển cả trong nớc và ngoài nớc. Thiết nghĩ hệ thống giáo dục và đào tạo cần chú trọng hơn về chất lợng, đào tạo phải dựa trên nhu cầu của xã hội. Tránh hiện tợng đào tạo nhiều nhng sử dụng chẳng đợc bao nhiêu, làm giảm hiệu quả của đào tạo.

Đất nớc muốn phát triển nhanh cần phải có những con ngời tiếp thu nền văn minh của nhân loại. Cần phải học tập những mô hình quản lý hiệu quả của các nớc trên thế giới.

kết luận

Qua phần phân tích trên cho thấy chiến lợc kinh doanh luôn cần thiết và đóng vai trò quan trọngtrong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là kim chỉ nam dẫn dắt các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh một cách có khoa học trong nền kinh tế thị trờng đâỳ biến động. Một chiến lợc kinh doanh đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp thấy đợc những cơ hội, những nguy cơ từ môi trờng kinh doanh cũng nh nhận ra những điểm mạnh,điểm yếu của doanh nghiệp, nhằm da ra các giải pháp tối u.

Do có nhiều mặt hạn chế nên hiện nay việc sử dụng chiến lợc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn tỏ ra kém hiệu quả. Có thể nói không ít nhà quản lý doanh nghiệp khi đợc hỏi về chiến lợc kinh doanh họ chỉ nói đợc chung chung, không nắm đợc quy trình công nghệ quản lý chiến lợc. Rõ ràng sự hiểu biết về chiến lợc,về tác dụng nó của đối với các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay còn nhiều hạn chế và khiếm khuyết.

Qua đề án này em cũng muốn làm rõ thêmvai trò rất quan trọng của hệ thống các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nớc ta hiện nay cũng nh trong tơng lai. Đây sẽ là lực lợng phát triển nhanh nhất thời gian tới. Vì thế việc chiến lợc hoá cho các doanh nghiệp là rất quan trọng không những từ đòi hỏi của các doanh nghiệp mà còn là của toàn xã hội. Nhà nớc có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chơng trình, chính sách hỗ trợ. Đặc biệt là tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế, tất cả các loại hình doanh nghiệp. Có nh vậy mới tạo ra đợc một thị trờng cạnh tranh lành mạnh. Các doanh nghiệp sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, phát triển theo năng lực.

Qua nghiên cứ đề tài này càng thể hiện rõ vai trò điều tiết của nhà nớc là quan trọng và không thể thiếu, nhằm vận hành các thành phần kinh tế đi đúng hớng.

Do hạn chế về mặt số liệu, thời gian nên trong đề tài này còn rất nhiều hạn chế, cha đi sâu hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để phân tích kỹ hơn khả năng quản lý chiến lợc của các doanh nghiệp nay.

Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình hớng dẫn của cô giáo, mong cô giáo đóng góp ý kiến giúp em hoàn thiện hơn các đề tài sau.

Sinh viên : Mai Văn Công

TàI LIệU THAM KHảO

1. Giáo trình Khoa học quản lý - Khoa KHQL - Trờng ĐHHKTQD. 2. Giáo trình Chính sách kinh tế xã hội - Khoa KHQL - Trờng ĐHHKTQD.

3. Giáo trình Quản lí kinh tế - Khoa KHQL - Trờng ĐHHKTQD. 4. Giáo trình chiến lợc kinh doanh - Khoa KTPT - Trờng ĐHHKTQD.

5. Chiến lợc quản lý và kinh doanh ( T1&T2 ) - Học viện HCQG. 6. Tạp chí nghiên cứu kinh tế t nhân.

Một phần của tài liệu Quản lý chiến lược trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w