CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Một phần của tài liệu đề tài kỹ thuật chế biến món ăn (Trang 40 - 43)

- Sữa cô gái Hà Lan

1.20.CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Với thời gian thực tế cơ sở ít ỏi ( Từ 10 – 4 – 2011 đến 12 – 5 – 2011, cụ thể là 21 ngày làm việc), tôi đã kịp rút ra cho mình một vài bài học kinh nghiệm như sau:

- Muốn hoàn thành tốt công việc của mình, trước tiên phải tôn trọng tính kỷ luật trong công việc, bên cạnh đó phải luôn tôn trọng ý thức tập thể, vui vẻ, hòa nhã và thái độ đúng mực với các đồng nghiệp cũng như cấp trên. Luôn tích cực học hỏi cầu tiến và tận dũng tối đa hiệu quả làm việc nhóm trong công tác chuyên môn.

- Đối với các món ăn dành cho trẻ phải được cắt thài phù hợp, phương pháp chế biến đơn giản giúp cho các cháu hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng trong thực phẩm.

- Là một cơ sở chế biến phục vụ món ăn cộng đồng, chất lượng phục vụ phải luôn duy trì, bên cạnh đó phải công thức hóa chi tiết thành phần nguyên nhiên vất liệu dùng để chế biến món ăn nhằm để đảm bảo chất lượng cũng như tiết kiệm chi phí một cách hợp lý.

8. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VỚI CƠ SỞ THỰC TẬP:

Rất may mắn cho tôi được hoàn thành nhiệm vụ thực tập tại tổ nuôi của Trường Mầm Non Tứ Liên, một đơn vị công tác có truyền thống lâu đời về chăm sóc tốt cho trẻ. Qua những tháng ngày thực tập ở đây, tôi rất tin tưởng và thêm hiểu đường lối đúng đăn về chăm sóc trẻ thơ, ươm mầm tương lai của Đảng và Nhà Nước ta. Tuy nhiên tôi cung xin mạnh dạn đóng góp một số đề xuất nhỏ với Ban giám hiệu trường Mần Non Tứ Liêm như sau:

 Công tác kiến tập nghiệp vụ cho các nhân viên đã được nhà trường thường xuyên tổ chức, tuy nhiên nên mở rộng về địa điểm kiến tập tới nhiều trường bạn tại các khu vực khác nhau trong địa bàn thành phố Hà nội.

 Sau mỗi đợt kiến tập nên tổ chức rút kinh nghiệm, nghiên cứu áp dụng ngay những điểm mạnh mà qua kiến tập vừa thu được.

 Nên kết hợp chặt chẽ với cở sở đào tạo chuyên môn có uy tín để họ tư vấn thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên của trường.

 Tổ chức các cuộc thi cấp cơ sở ngay tại đơn vị mình, thông qua đó có sự so sánh, học hỏi chuyên môn giữa các nhân viên cơ sở. Đây cũng là một biện pháp thúc đẩy phong trào thi đua giữa các cá nhân trong trường.

 Nên có kế hoạch bồi dưỡng, tự đào tạo, chọn lao động có chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc .

 Tạo điều kiện hơn nữa về mặt kinh tế cũng như thời gian để anh chị em nhân viên được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn tại các đơn vị đào tạo uy tín

 Kết hợp với cơ sở đào tạo, tư vấn và kiến nghị cấp trên trong việc xây dựng tiêu chuẩn bậc thợ cô nuôi một cách chính xác.

9. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VỚI NHÀ TRƯỜNG:

Về phía Trường TCN Nấu ăn và NVKS Hà nội, nơi mà tôi đã hơn một lần được trang bị những kiến thức nghề nghiệp hết sức quý báu, mà nhờ có nó chị em cô nuôi chúng tôi có được bản lĩnh nghề nghiệp, tự tin đón nhận những nhiệm vụ mà cấp trên giao phó, tôi cũng xin được có một vài suy nghĩ nhỏ giúp cho công tác đào tạo cô nuôi ngành mầm non của trường đạt được nhiều kết quả hơn.

 Cùng với các tiến bộ khoa học trong ngành chế biến thực phẩm, đặc biệt là dành cho các bếp ăn cộng đồng, Nhà trường nên đầu tư mua sằm thêm các thiết bị chuyên dụng như: Tủ cơm ga; Tủ cơm hơi; Nồi nấu thức ăn bằng hơi… Các máy xay, nghiền công nghiệp để làm giáo cụ trực quan giảng dạy cho học sinh chuyên ngành như chúng tôi;

 Tư vấn cho cơ quan quản lý ngành mầm non xây dụng hệ thống đánh giá xếp loại năng lực lao động (bậc thợ) trong lĩnh vực cô nuôi ngành học mầm non;

 Nghiên cứu các sáng kiến kinh nghiệm được đánh giá cao của các cá nhân cô nuôi và các đề thi cô nuôi giỏi của các Quận hoặc thành phố, qua đó chỉnh lý, bổ xung nội dung đào tạo cô nuôi cho phù hợp, xát thực tế;

 Nên đưa vào danh mục các món ăn dạy thực hành nhiều những món ăn đang phổ biến ở các trường mần non như : Các loại xúp hỗn hợp (các loại ngũ cốc kết hợp với sữa...), “Mầm non hóa” các món ăn đặc sản như: Mực tươi xào hành nấm; Gà quay om mềm…

 Nên phân nhóm các món ăn được học thực hành theo đặc điểm chế biến để khi học chúng em dễ dàng tiếp cận và liên hệ với thực tế hơn. Các phần học này cũng nên được bố trí khoa học hơn, phần đơn giản học trước phần phức tạp.

 Nên bố trí các phần học cơ bản gần với các phần chế biến cụ thể để đảm bảo cho chúng em rễ tiếp thu và tiếp thu có hệ thống hơn. Đồng thời cũng tiết kiệm được nguyên liệu khi học thực hành và không gây nhàm chán khi học chế biến. VD : Kỹ thuật ninh nước dùng gần với chế biến các món canh...

 Về đội ngũ các thầy cô giảng dạy nên bố trí nhiều thời gian giảng dạy cho các thầy cô có kinh nghiệm thực tế lâu năm cũng như mời thêm được nhiều bếp trưởng giàu tính thực tế tham gia giảng dạy, các thầy cô cũng nên dành 1 số thời gian nhất định để quan sát, đánh giá và đưa ra các ý kiến đề xuất về chuyên môn với các cơ sở mầm non, những nơi mà trong nhiều năm qua vẫn cử nhân viên theo học tại trường, có như vậy sẽ lôi cuốn được tinh thần ham học cũng như say mê nghề nghiệp của chúng tôi.

 Nên bố trí cho chúng tôi có nhiều thời gian thực tập tay nghề tập tại các cơ sở ( Không chỉ nên có 1 tháng), Có thể chia thời gian thực tập ra làm nhiều lần mỗi lần thực tập ở tại một cơ sở khác nhau để chúng em có được hiểu biết đa dạng và phong phú hơn về nghề.

Cuối cùng , một lần nữa tôi xin phép được cảm ơn lãnh đạo Trường Mầm non Tứ Liên – Tây Hồ cùng toàn thể anh chị em trong nhà trường đã tận tình chỉ bảo trong suốt thời gian em thực tập. Qua đó, Tôi càng thấy tin yêu nghề mình đã chọn và tự hứa sẽ không ngừng học hỏi, rèn luyện, tu dưỡng bản thânmong sớm được thành công bằng nghề nghiêp. của mình.

Tôi xin cảm ơn các thầy cố giáo của trường trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà nội đã tận tình chỉ bảo Tôi trong suốt thời gian học tại trường. Qua đây, Tôi xin kính chúc các thày cô luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và tiếp tục thành công trong sự nghiệp trồng người của mình./.

Xin trân trọng cảm ơn !

Hà nội, ngày 15 tháng 5 năm 2011

LÊ THỊ THÚY MAI

SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH & XÃ HỘI HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường TCN nấu ăn & NVKS Hà nội

--- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ooo0ooo PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP • Họ và tên : ...

• Lớp : ... Chuyên ngành : ...

• Cơ sở thực tập : ...

• Thời gian thực tập : Từ ngày ... Đến ngày : ...

• Giáo viên liên hệ thực tập : ...

Đánh giá về kết quả thực tập ( Đề nghị cơ sở chấm điểm thực tập theo nội dung dưới đây) TT Nội dung Điểm Ghi chú I ý thức tổ chức kỷ luật (40 điểm) 1 Chấp hành nội quy của cơ sở ( 10 điểm) 2 Chấp hành sự phân công của cơ sở (15điểm) 3 Chấp hành ngày công, giờ công tại vị trí làm việc (15 điểm) II Kết quả thực tập tại cơ sở ( 60 điểm) 1 Biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế ( 25 điểm) 2 Thái độ phục vụ khách và quan hệ với đồng nghiệp (10 điểm) 3 Xử lý tốt các tình huống nghiệp vụ thể hiện sự năng động sáng tạo ( 10 điểm ) 4 Tích luỹ được kiến thức thực tế trong quá trình thực tập tại cơ sở ( 15 điểm) Tổng công III – Xếp loại thực tập :...

Từ 0 đến 49 điểm Không đạt Từ 50 đến 69 điểm Trung bình Từ 70 đến 79 điểm Khá Từ 80 đến 89 điểm Giỏi Từ 90 đến 100 điểm Xuất sắc ...,ngày ... tháng ... năm ...

Một phần của tài liệu đề tài kỹ thuật chế biến món ăn (Trang 40 - 43)