Xuất x 14.000 đồng/ ngày = 1.400.000 đồng/ ngày

Một phần của tài liệu đề tài kỹ thuật chế biến món ăn (Trang 32)

Trong đó tiền gas là:

100 xuất x 1000 đồng/ ngày = 100.000 đồng/ ngày. Tiền mua nguyên liệu là:

1.400.000 đồng - 100.000 đồng = 1.300.000 đồng.

Thực đơn ngày thứ 1:

- Bữa chính ( 70%) - Cơm tẻ - Cơm tẻ

- Đậu phụ, thịt lợn xốt cà chua.- Canh rau muống nấu cua. - Canh rau muống nấu cua. - Dưa hâú.

- Bữa phụ ( 30%) :

- Cháo thịt cà rốt đậu xanh.- Sữa Friso. - Sữa Friso.

STT Thực phẩm ĐVT Số lượng Đơn giá (đ) Thành tiền(đ)

1. Gạo tẻ Kg 10 15.000 150.000 2. Đậu phụ Bìa 50 1.000 50.000 3. Thịt nạc vai xay Kg 5 75.000 375.000 4. Cà chua Kg 1 12.000 12.000 5. Hành lá Kg 0.3 10.000 3.000 6. Rau muống Kg 4.5 4.000 18.000

7. Cua đồng Kg 2 70.000 140.000 8. Hành khô Kg 0.3 15.000 4.500 9. Dầu ăn lít 0.5 30.000 15.000 10. Gia vị Kg 4.000 11. Nước mắm lít 5.000 12. Dưa hấu Kg 10 12.000 120.000 13. Cà rốt Kg 1 17.000 17.000 14. đậu xanh Kg 1 25.000 25.000 15. Sữa Friso Cốc 100 3.500 350.000 16. Gas 100.000 Tổng cộng: 1.400.500đ Tổng thu: 1.400.000 đồng Tổng chi: 1.400.500 đồng Tiền thiếu: 500 đồng Thực đơn ngày thứ 2. Bữa chính (70%) : - Cơm tẻ. - Thịt lợn rim tôm. - Canh bí nấu sườn. - Chuối.

Bữa phụ (30%) :

- Mì tôm thịt rau cải.- Sữa Grow. - Sữa Grow.

STT Thực phẩm ĐVT Số lượng Đơn giá(đ) Thành tiền(đ)

1. Gạo tẻ Kg 10 15.000 150.000 2. Thịt nạc vai Kg 3 75.000 225.000 3. Thịt sấn mông Kg 2 60.000 120.000 4. Tôm nõn đông lạnh Kg 3 75.000 225.000 5. Hành lá Kg 0.5 8.000 4.000 6. Sườn lợn Kg 3 60.000 180.000

7. Bí xanh Kg 4 3.000 12.000 8. Dầu ăn Lít 0.5 30.000 15.000 9. Nước mắm 5.000 10. Gia vị 3.000 11. Chuối Kg 10 12.000 120.000 12. Mì tôm Kg 3 15.000 45.000 13. Rau cải Kg 3 10.000 30.000 14. Sữa Grow Cốc 100 2000 200.000 15. Gas 100.000 Tổng cộng 1.434.000 Tổng thu: 1.400.000 đồng Tổng chi: 1.434.000 đồng Tiền thiếu: 34.000 đồng. Thực đơn thứ 3. Bữa chính ( 70%): - Cơm tẻ. - Gà om nấm

- Canh bầu nấu tôm- Dưa hấu - Dưa hấu

Bữa phụ (30%):

- Bánh ngọt Bảo Ngọc.- Sữa cô gái Hà Lan - Sữa cô gái Hà Lan

STT Thực phẩm ĐVT Số lượng Đơn giá(đ) tiền(đ)Thành

Gạo tẻ Kg 10 15.000 150.000 Thịt gà ta Kg 5 75.000 375.000 Nấm hương Kg 0.2 90.000 18.000 Hành khô Kg 0.3 10.000 3.000 Hành lá Kg 0.3 10.000 3.000 Bầu Kg 4 4.000 16.000

Tôm nõn Kg 0.4 250.000 100.000 Gia vị 3.000 Nước mắm 5.000 Dưa hấu Kg 10 10.000 100.000 Bánh ngọt Bảo Ngọc Cái 100 1.500 150.000

Sữa Cô gái Hà Lan Cốc 100 3.500 350.000

Gas 100.000 Tổng cộng: 1.370.000 Tổng thu : 1.400.000 đồng Tổng chi : 1.370.000 đồng Tiền thừa : 30.000 đồng 1.15. VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM:

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là một vấn đề mà xã hội ngày một quan tâm, để cụ thể hóa vấn đề này, Nhà trường đã thực hiện các biện pháp sau:

- Nhà bếp của trường được xây dựng theo tiêu chuẩn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Các thực phẩm đều được cung ứng từ những cơ sở có uy tín và quy định hợp đồng chặt chẽ. Các nguyên liệu mua lẻ, bổ sung phải được lựa chọn kỹ càng…

- Thực phẩm được sơ chế, cho vào máy sục ôzôn trước khi đem chế biến.

- Các loại thịt cá được mua ở các nơi đã được kiểm dịch, có dấu kiểm dịch, sau đó rửa bằng nước sạch.

- Áp dụng các phương pháp chế biến phù hợp cho từng loại thực phẩm.

- Luôn lưu 1 mẫu sản phẩm (sản phẩm lưu nghiệm) để xét nghiệm khi có tình hình sấu xảy ra.

- Các loại thực phẩm tồn trữ phải được bảo quản đúng cách và hợp vệ sinh Đồng thời Trường Mầm non Tứ Liên đã triệt để thực hiện các vấn đề sau:

1.15.1. Vệ sinh cơ sở:

Nhà trường luôn dùng nguồn nước sạch để sơ chế và chế biến. Thực hiện nghiêm túc quy trình bếp nấu ăn một chiều. Nhà trường luôn quan tâm khơi thông cống rãnh, không để nước ứ đọng. Nền nhà, bếp và khu vực úpậy, thìa… đã được lát gạch đá hoa đảm bảo vệ sinh. Có khu sơ chế động vật và thực vật

riêng. Trang thiết bị dụng cụ được làm bằng các chất liệu phù hợp như nhôm hoặc inox. Có thùng rác với đầy đủ nắp đậy và được đặt cách xa bếp, rác thải luôn được xử lý ngay không lưu lại trong ngày.

1.15.2. Vệ sinh dụng cụ:

Hằng ngày, sau khi làm việc xong đều đã cọ rửa, lau chùi sạch sẽ tất cả các dụng cụ liên quan đến việc sơ chế và chế biến thực phẩm, không sử dụng các đồ bằng đồng, sắt, kẽm; Không dùng bát nhựa, phẩm mầu thực phẩm; Không dùng rổ rá làm bằng tre, nứa, giang…

Dụng cụ sống-chín không dùng chung và để riêng biệt; Không sử dụng để lau bát cho trẻ mà cho vào tủ sấy khô.

1.15.3. Vệ sinh thực phẩm:

Lựa chọn thực phẩm tươi ngon, không ươn ôi, không dập nát, không có màu và mùi lạ. Chọn các thực phẩm được đóng gói bao bì, có ghi nhãn mác, số lượng, chất lượng, ngày sản xuất cũng như hạn sử dụng.

Rửa thực phẩm bằng nước sạch nhiều lần và rửa dưới vòi nước chảy.

Thực phẩm cần tồn trữ phải được tồn trữ đúng cách bằng những thiết bị cần thiết và hợp vệ sinh.

Không chế biên hay chia thức ăn chín trực tiếp bằng tay, nếu sử dụng trực tiếp bằng tay thì phải rửa thật sạch và đeo găng

1.15.4. Vệ sinh cá nhân:

Tất cả các nhân viên tổ nuôi đều được khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần và được làm các xét nghiệm cụ thể về bộ máy tiêu hóa để đảm bảo không nhiễm các bệnh về đường ruột, giun, sán… và một số bệnh có khả năng truyền nhiễm khác.

Mỗi năm, vào dịp hè nhà trường đều tổ chức tập huấn nghiệp vụ một lần do các chuyên da của Viện dinh dưỡng thành phố hướng dẫn.

Không được để móng tay dài, đeo trang sức (nhẫn, vòng…) trong giờ làm việc. Luôn có ý thức giữ gìn VS-ATTP cho trẻ.

Trong quá trình làm việc phải mặc đầy đủ trang phục dành cho nhà bếp ( Quần, áo, tạp dề, mũ, khẩu trang).

Mặc dù chưa có trường hợp nào xảy ra, tuy nhiên BGH Nhà trườn đã đề ra : “ Thái độ xử lý khi xảy ra ngộ độc thực phẩm” đó là:

- Khi có ngộ độc xảy ra phải báo ngay cho cơ sở y tế nới gần nhất.

- Ngừng ngay việc ăn uống cho những người khác và giữ lại thực phẩm đó để xét nghiệm.

- Phối hợp với cơ quan y tế tổng kiểm tra toàn bộ thực phẩm. Đồng thời xử lý bằng hóa chất và tổng vệ sinh toàn bộ cơ sở.

1.16. AN TOÀN LAO ĐỘNG:

Vấn đề ATLĐ và các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc của khu chế biến được nhà trường đặc biệt quan tâm, nó được thể hiện rất rõ trong phương hướng chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường từ khâu giáo dục tuyên truyền đến các việc làm cụ thể có thể nêu ra ở đây:

- Xây dựng chế độ làm việc phù hợp, thực hiện đúng và liên tục kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo hộ lao động cho CBGVNV toàn trường.

- Luôn quan tâm một cách chiến lược đến công tác ATLĐ như thiết kế xây dựng mặt bằng, môi trường làm việc, cửa thoát hiểm, sàn chống trơn (đối với khu SXCB) , bể nước cứu hỏa phù hợp với đặc điểm hoạt động và địa bàn dân cư, nơi trường đang đóng .v.v…

- Trong các khoản mục chi phí, chi phí cho mua sắm trang thiết bảo hộ lao động, các phương tiện bảo vệ cá nhân, thiết bị an toàn và các thiết bị chữa cháy (Bình cứu hỏa, vòi cứu hỏa, xào dập lửa…), các vật dụng sơ cứu (Bông, băng, thuốc xịt bỏng…). Thường xuyên kiểm tra tình trạng các thiết bị này và bổ xung kịp thời khi thiếu.

- Hàng năm, Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện, thao luyện các kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ; Kết hợp cùng với các cơ quan chức năng huấn luyện, cấp chứng chỉ về phòng cháy chữa cháy, coi đây là một yêu cầu bắt buộc với Cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường nói chung và khu vực SXCB nói riêng.

- Kết hợp với đội Cảnh sát PCCC quân Tây Hồ lập nội quy PCCC, thành lập đội PCCC cơ sở, xây dựng phương án, sơ đồ tác chiến khi có cháy nổ. Thường xuyên tổ chức kiểm tra ý thức cũng như nhận thức của CBGVNV trong toàn trường về vấn đề này.

- Mời các chuyên gia đến phổ biến , tư vấn và tuyên truyền giáo dục huấn luyện về bảo hộ lao động, kiến thức phòng tránh bệnh nghề nghiệp và các biện pháp sơ cứu khi có tai nạn xảy ra. Công đoàn nhà trường phối hợp với các cơ sở y tế tổ chức khám sức khỏe cho toàn bộ Cán bộ GVNV theo định kỳ hàng năm.

- Thực hiện việc khai báo, điều tra tai nạn lao động xảy ra trong toàn trường.

- Tổ chức phổ biến, hướng dẫn sử dụng đối với các trang thiết bị mới..v.v. Phân công người kèm cặp, tổ chức huấn luyện kèm cặp hướng dẫn đối với lao động mới tuyển dụng hoặc mới được chuyển đến làm việc tại khu SXCB về biện pháp làm việc an toàn khi giao việc cho họ…

1.17. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG:

Được sự quan tâm và đầu tư đúng cách của lãnh đạo nhà trường, trong nhiều năm qua, bộ phận SXCB (tổ nuôi) của Trường Mầm non Tứ Liên đã nỗ lực hết mình hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Thông qua thống kê sau:

Năm 2010,Tỉ lệ trẻ đạt kênh A = 97%; Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 2%; 100% Nhân viên thi quy chế đạt loại giỏi. Tổ nuôi đạt danh hiệu tổ Lao động tiên tiến cấp quận; Đạt giải nhì cuộc thi cô nuôi giỏi Quận Tây Hồ…

Phần thứ Ba: KẾT LUẬN

6. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN CHẾ BIÊN:

Qua thời 1 tháng thực tập tại tổ nuôi Trường Mầm Non Tứ Liên, Tôi nhận thấy đây là một bộ phận nghiệp vụ tương đối chuyên nghiệp. Không quá cầu kỳ trong chế biến các món ăn như các nhà hàng, bếp các khách sạn mà tôi biết, nhưng ở đây, từng cá nhân với nhiệm vụ được giao đã và đang làm tạo ra những món ăn ngon miệng, hợp vệ sinh và đầy đủ chất dinh dưỡng cho các cháu trên cơ sở vận dụng khoa học kiến thức chuyên môn nghề nghiệp đồng thời vận hành và khai thác tốt các trang thiết bị hiện có. Bên cạnh đó, hiệu quả làm việc độc lập và làm việc nhóm được phát huy tối đa. Tinh thần đoàn kết tập thể luôn tạo ra không khí làm việc rất dễ chịu mà luôn nghiêm túc, tôn trọng nội quy, quy chế, nguyên tắc và các quy trình công nghệ đã được đề ra. Điều này củng cố thêm sự tin tưởng vào nghề nghiệp mà tôi đã chọn .

7. NHẬN THỨC SAU QUÁ TRÌNH THỰC TẬP:

1.18. GIỐNG NHAU:

Về cơ bản, Khu SXCB (tổ nuôi) của trường Mầm non Tứ Liên về mọi mặt đều tương đối giống với những gì mà chúng tôi đã được các thầy cô giáo trên lớp đã hướng dẫn, có thể nói, khi đi thực tập cơ sở ở đây là một lần tôi được ôn lại các kiến thức mà mình đã được học trong chương trình giảng dạy dành cho lớp chuyển đổi của trường TCN nấu ăn và NVKS Hà nội. Bằng việc cụ thể hóa các kiến thức thông qua hình ảnh hoạt động thực tế đã khẳng định được tính đúng đắn của những lý luận nghề nghiệp mà chúng tôi đã được học như:

- Tổ chức nhân sự lao động

- Tổ chức quy trình làm việc

- Vận hành quản lý bộ phận SXCB

- Thực hành quy trình công nghệ trong chế biến các món ăn cho trẻ…

1.19. KHÁC NHAU:

Tuy nhiên, trên thực tế cũng có, dù không nhỏ, một số điểm không giống với những bài học ở trường như:

- Yếu tố dinh dưỡng luôn được đặt lên hàng đầu trong việc chế biến các món ăn cho trẻ.

- Công tác xây dựng thực đơn xuất phát từ yếu tố chủ quan, ít bị động bởi thói quen của trẻ.

- Là một cơ sở giáo dục công lập, SXCB là hoạt động phi lợi nhuận nên thước đo kết quả là chỉ tiêu tăng trưởng chiều cao,cân nặng, chống suy dinh dưỡng… của trẻ chứ không phải là doanh thu hay lợi nhuận đem lại…

1.20. CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Với thời gian thực tế cơ sở ít ỏi ( Từ 10 – 4 – 2011 đến 12 – 5 – 2011, cụ thể là 21 ngày làm việc), tôi đã kịp rút ra cho mình một vài bài học kinh nghiệm như sau:

- Muốn hoàn thành tốt công việc của mình, trước tiên phải tôn trọng tính kỷ luật trong công việc, bên cạnh đó phải luôn tôn trọng ý thức tập thể, vui vẻ, hòa nhã và thái độ đúng mực với các đồng nghiệp cũng như cấp trên. Luôn tích cực học hỏi cầu tiến và tận dũng tối đa hiệu quả làm việc nhóm trong công tác chuyên môn.

- Đối với các món ăn dành cho trẻ phải được cắt thài phù hợp, phương pháp chế biến đơn giản giúp cho các cháu hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng trong thực phẩm.

- Là một cơ sở chế biến phục vụ món ăn cộng đồng, chất lượng phục vụ phải luôn duy trì, bên cạnh đó phải công thức hóa chi tiết thành phần nguyên nhiên vất liệu dùng để chế biến món ăn nhằm để đảm bảo chất lượng cũng như tiết kiệm chi phí một cách hợp lý.

8. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VỚI CƠ SỞ THỰC TẬP:

Rất may mắn cho tôi được hoàn thành nhiệm vụ thực tập tại tổ nuôi của Trường Mầm Non Tứ Liên, một đơn vị công tác có truyền thống lâu đời về chăm sóc tốt cho trẻ. Qua những tháng ngày thực tập ở đây, tôi rất tin tưởng và thêm hiểu đường lối đúng đăn về chăm sóc trẻ thơ, ươm mầm tương lai của Đảng và Nhà Nước ta. Tuy nhiên tôi cung xin mạnh dạn đóng góp một số đề xuất nhỏ với Ban giám hiệu trường Mần Non Tứ Liêm như sau:

 Công tác kiến tập nghiệp vụ cho các nhân viên đã được nhà trường thường xuyên tổ chức, tuy nhiên nên mở rộng về địa điểm kiến tập tới nhiều trường bạn tại các khu vực khác nhau trong địa bàn thành phố Hà nội.

 Sau mỗi đợt kiến tập nên tổ chức rút kinh nghiệm, nghiên cứu áp dụng ngay những điểm mạnh mà qua kiến tập vừa thu được.

 Nên kết hợp chặt chẽ với cở sở đào tạo chuyên môn có uy tín để họ tư vấn thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên của trường.

 Tổ chức các cuộc thi cấp cơ sở ngay tại đơn vị mình, thông qua đó có sự so sánh, học hỏi chuyên môn giữa các nhân viên cơ sở. Đây cũng là một biện pháp thúc đẩy phong trào thi đua giữa các cá nhân trong trường.

 Nên có kế hoạch bồi dưỡng, tự đào tạo, chọn lao động có chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc .

 Tạo điều kiện hơn nữa về mặt kinh tế cũng như thời gian để anh chị em nhân viên được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn tại các đơn vị đào tạo uy tín

 Kết hợp với cơ sở đào tạo, tư vấn và kiến nghị cấp trên trong việc xây dựng tiêu chuẩn bậc thợ cô nuôi một cách chính xác.

9. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VỚI NHÀ TRƯỜNG:

Về phía Trường TCN Nấu ăn và NVKS Hà nội, nơi mà tôi đã hơn một lần được trang bị những kiến thức nghề nghiệp hết sức quý báu, mà nhờ có nó chị em cô nuôi chúng tôi có được bản lĩnh nghề nghiệp, tự tin đón nhận những nhiệm vụ mà cấp trên giao phó, tôi cũng xin được có một vài suy nghĩ nhỏ giúp cho công tác

Một phần của tài liệu đề tài kỹ thuật chế biến món ăn (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w