Khái niệm và chức năng của đô thị

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và hiệu quả đầu tư trong công tác phát triển đô thị mới tại công ty cổ phần đàu tư tài chính Việt Thành docx (Trang 26 - 29)

III. Khu đô thị mới và sự cần thiết phát triển các khu đô thị mới

1.Khái niệm và chức năng của đô thị

1.1. Khái nim.

Trong thời đại ngày nay cùng với sự nghiệp Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá diễn ra mạnh mẽở tất cả các quốc gia trên thế giới là quá trình đô thị hoá.

Đô thị hoá là quá trình mở rộng mạng lưới các điểm dân cưđô thị và phổ cập lối sống thành thị trên lãnh thổ. Quá trình đô thị hoá tiến triển phức tạp và lâu dài, chịu sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, biến động không theo ý kiến chủ quan của con người, mà có quy luật khách quan riêng. Quá trình đô thị

hoá là tất yếu, song để quá trình đô thị hoá có trật tự, có mục tiêu rõ ràng, không làm mất đi đặc điểm, chức năng, vai trò vốn có của đô thị cần phải có sựđịnh hướng phát triển và chỉ đạo xây dựng thống nhất mang tính khoa học,

đó là sự phát triển đô thị hoá theo quy hoạch. Trong đó có quy hoạch phát triển các đô thị và các khu đô thị mới.

Đô th mi là một điểm dân cưđược quy hoạch và đầu tư xây dựng để

từng bước đạt được các tiêu chuẩn và yếu tố cấu thành một đô thị như: Chức năng, quy mô dân số, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp, mật độ dân cư và trình

độ phát triển kết cấu hạ tầng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập theo quy định của pháp luật.

Khu đô th mi là khu xây dựng mới tập trung theo dự án đầu tư phát triển hoàn chỉnh, đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhà ở và các công trình khác để sử dụng vào mục đích kinh doanh hoặc không kinh doanh được bố

trí gắn với một đô thị hiện có hoặc với một đô thị mới đang hình thành, có ranh giới chức năng xác định phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy phát triển các khu đô thị mới là phù hợp với yêu cầu phát triển khách quan của đô thị hoá, là một giải pháp phát triển đô thị theo quy hoạch, đáp ứng nhiều mục tiêu chiến lược đặt ra trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia.

1.2. Chc năng ca đô th.

Nhìn chung đô thị có mấy chức năng sau:

1.2.1. Chức năng kinh tế.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, chức năng kinh tế là chức năng chủ yếu của đô thị. Sự phát triển kinh tế thị trường đã đưa đến xu hướng tập trung sản xuất có lợi hơn phân tán. Chính yêu cầu ấy đã tập trung các loại hình xí nghiệp thành các khu công nghiệp dịch vụ và cơ sở hạ tầng tương ứng tạo ra thị trường ngày càng mở rộng và đa dạng hoá.

Tập trung sản xuất kéo theo tập trung dân cư, trước hết là thợ (công nhân) sau đó là gia đình của họ, tạo ra bộ phận chủ yếu của dân cưđô thị.

1.2.2. Chức năng xã hội.

Chức năng xã hội của đô thị ngày càng có phạm vi lớn dần cùng với tăng quy mô dân cư đô thị. Những nhu cầu về nhà ở, y tế, đi lại,… là những vấn đề gắn liền với yêu cầu sinh sống của mọi người dân cần được đáp ứng nhất là nhu cầu này ngày càng tăng tiến theo quy luật khách quan.

Nhìn chung chức năng xã hội của đô thị ngày càng nặng nề bởi vì không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng do dân số tăng mà còn chính vì những nhu cầu có sự thay đổi như đã nói trên.

Việc thực hiện chức năng xã hội được đảm bảo thì yếu tố tăng trưởng kinh tếđô thị mới tạo ra sự phát triển của đô thị. Trên thế giới đã chứng kiến sự tăng trưởng đô thị mà không có phát triển đô thị bởi tăng trưởng đô thị kéo theo hàng loạt các dãy, khu nhà ổ chuột cùng sự ô nhiễm môi trường, sự suy

đồi vềđạo đức…

1.2.3. Chức năng văn hoá.

Nhu cầu được hiểu biết xuất phát từ ý thức của loài người. Để có sự

hiểu biết, cần phải có giáo dục. Mỗi một tập hợp con người cùng với các nhu cầu kinh tế - xã hội ngày càng tăng thì nhu cầu về giáo dục tri thức và giải trí cũng vậy. Sự tăng lên của nhu cầu này khác nhau đối với từng tầng lớp dân cư, từng khu vực dân cư. ở khu vực đô thị hoá thì nhu cầu này bao giờ cũng tăng lớn hơn cả. Việc đáp ứng nhu cầu giáo dục, vui chơi giải trí của dân cư đô thị sao cho phù hợp và thúc đẩy các chức năng khác của đô thị là chức năng văn hoá của đô thị.

Chức năng văn hoá của đô thị ngày càng phát triển hơn vào thời kỳ

kinh tế phồn vinh: Đảm bảo có một hệ thống trường học, du lịch, viện bảo tàng, các trung tâm nghiên cứu khoa học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, vui chơi của dân cư, mức sống được nâng cao, thời gian dành cho việc hưởng thụ văn hoá của người dân cũng được tăng lên.

Sự phát triển của đô thị một mặt là tự phát qua tác động của cơ chế thị

trường tới nhu cầu, mặt khác chịu sựđiều chỉnh do các hoạt động quản lý của chính quyền và hoạt động của các tổ chức đoàn thể xã hội.

Chức năng quản lý đô thị được thể hiện bằng những tác động nhằm hướng tới nguồn lực của đô thị vào mục tiêu kinh tế- xã hội, sinh thái và kiến trúc, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, vừa nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu chính đáng của cá nhân, đó là chức năng quản lý đô thị.

1.3. Vai trò ca đô th.

Với các chức năng trên đô thị có vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ thống đô thị gồm đô thị các cấp, theo từng cấp bậc trung tâm của các lãnh thổ quy mô khác nhau là những điểm tựa của bộ khung cơ cấu kinh tế lãnh thổ vừa có vị trí trung tâm tạo vùng, vừa là những “hạt nhân” tăng trưởng có khả năng tác động lan toả ra các vùng lãnh thổ bao quanh.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và hiệu quả đầu tư trong công tác phát triển đô thị mới tại công ty cổ phần đàu tư tài chính Việt Thành docx (Trang 26 - 29)