Bảng 10: Tình hình thu phí bảo lãnh của ngân hàng qua các năm.
3.3.3. Kiến nghị với NHCT Việt Nam.
NHCT Việt Nam là cơ quan chủ quản, chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp đến tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT Đống Đa. Vì vậy để thực hiện đợc các giải pháp đa ra, NHCT Việt Nam nên xem xét, điều chỉnh lại những vấn đề sau:
Trớc tình hình cha có luật quy định về bảo lãnh ngân hàng, tuỳ thuộc vào quy chế về bảo lãnh do NHNN ban hành, NHCT Việt Nam phải không ngừng hoàn thiện hớng dẫn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh sao cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của các ngân hàng trực thuộc để quá trình thực hiện bảo lãnh đợc hiệu quả, an toàn. Chẳng hạn nh quy định với món bảo lãnh bằng tín chấp (một hình thức đảm bảo đang chiếm phần lớn trong doanh số bảo lãnh tại ngân hàng), NHCT Việt Nam không nên cho phép chi nhánh bảo lãnh trong thời hạn quá dài vì thời hạn càng dài thì càng gây rủi ro, bất lợi cho ngân hàng.
Tăng cờng công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra nội bộ trong toàn hệ thống. Đây là công việc đòi hỏi phải xây dựng và phát triển đội ngũ kiểm tra, kiểm soát có chuyên môn, kinh nghiệm thờng xuyên triển khai kiểm tra, kiểm soát để phát hiện kịp thời những sai phạm từ đó có cách thức xử lý. Đặc biệt là việc kiểm tra tình hình thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, thờng xuyên của các ngân hàng theo các mẫu biểu đã đợc ban hành có nghiêm túc không.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trực thuộc thiết lập mối quan hệ với nhau và với các ngân hàng không cùng hệ thống để tham gia đồng bảo lãnh những khoản bảo lãnh có doanh số lớn, thời hạn bảo lãnh dài, quan hệ phức tạp. Từ đó các ngân hàng có thể phân tán rủi ro và học hỏi đợc kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình thực hiện bảo lãnh.