Những giải pháp mà Sở giao dịch đã thực hiện nhằm hạn chế rủi ro

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 66 - 70)

II. Thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sở

6.Những giải pháp mà Sở giao dịch đã thực hiện nhằm hạn chế rủi ro

6.1. Giãn nợ:

Giãn nợ là việc ngân hàng kéo dài thời hạn trả nợ của khoản vay từ 3 đến 5 năm, trong thời gian này ngân hàng vẫn tính lãi và thu lãi món nợ đó. Các nguyên nhân làm phát sinh nợ quá hạn đợc xem xét giãn nợ là: các doanh nghiệp Nhà nớc kinh doanh thua lỗ, nhng do yêu cầu của nền kinh tế hoặc của địa phơng mà doanh nghiệp đó cần phải tiếp tục duy trì hoạt động.

Đối với những món nợ sau khi đợc ban chỉ đạo xử lý nợ quá hạn đồng ý giãn nợ, số nợ gốc đợc chuyển từ nợ quá hạn, nợ khó đòi sang nợ trong thời hạn đồng thời Sở giao dịch yêu cầu khách hàng đến ký biên bản bổ sung hợp đồng tín dụng để xác định lại lịch trả nợ phù hợp với thời gian giãn nợ theo quy định.

Khi thực hiện biện pháp này, số nợ quá hạn của các đối tợng doanh nghiệp trên tại Sở giao dịch sẽ đợc giảm đi và do đó góp phần giảm tỷ lệ nợ quá hạn tại Sở giao dịch.

6.2. Khoanh nợ:

Khoanh nợ nói chung đợc hiểu là sự can thiệp của Nhà nớc nhằm tách một phần nợ khó đòi ra khỏi tổng số nợ có vấn đề của một Ngân hàng thơng mại. Nói cách khác, một khi Nhà nớc tiến hành khoanh nợ thì tổng số nợ có vấn đề của Ngân hàng thơng mại đợc chia thành hai phần: nợ khoanh và nợ có vấn đề. Đối t- ợng đợc khoanh nợ là các doanh nghiệp Nhà nớc.

Khoanh nợ có tác dụng tích cực với việc giảm nợ quá hạn của Ngân hàng thơng mại thông qua:

- Nâng cao khả năng thu hồi vốn của ngân hàng do tình hình tài chính của khách hàng đợc cải thiện.

- Giảm nợ quá hạn phát sinh từ nợ lãi.

- Tình hình tài chính của Ngân hàng thơng mại cũng đợc cải thiện vì một khi khoản nợ đợc khoanh thì ngân hàng không phải trả lãi vay Ngân hàng Nhà nớc nữa.

Sau khi đợc đồng ý cho giãn nợ, khoanh nợ, d nợ quá hạn tại Sở giao dịch sẽ giảm xuống. Nhng rủi ro tiềm ẩn từ các món nợ này vẫn tơng đối cao và có thể phát sinh nợ quá hạn vào những năm sau do khách hàng của Sở giao dịch thuộc diện đợc xử lý theo cách này chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, có dự án kém hiệu quả. Chính vì thế, việc cải thiện môi trờng hoạt động kinh doanh và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp mới là giải pháp lâu dài.

6.3. Xoá nợ:

Xoá nợ là việc xoá bỏ các khoản nợ có vấn đề ra khỏi bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Thông thờng, việc xoá nợ chỉ đợc thực hiện đối với các khoản nợ đã đ- ợc khoanh mà vẫn không có khả năng thu hồi. Khi đã thực hiện việc xoá nợ thì tình hình tài chính của ngân hàng sẽ đợc cải thiện rõ rệt. Song đối với Nhà nớc, việc xóa nợ sẽ làm Nhà nớc bị mất đi một phần tài sản đúng bằng phần nợ đã xoá.

Các nguyên nhân làm phát sinh nợ quá hạn đợc xem xét cho xoá nợ bao gồm: các nguuyên nhân bất khả kháng nh thiên tai, lũ lụt, mất mùa...; các doanh nghiệp Nhà nớc đã có quyết định tuyên bố phá sản hoặc giải thể nay không còn khả năng trả nợ; khách hàng là t nhân, cá thể thuộc các ngành nghề nông - lâm - ng nghiệp đã chết hoặc mất tích, không có khả năng trả nợ, không có ngời thừa kế theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, với t cách là những giải pháp mang tính bao cấp nên cả khoanh nợ và xoá nợ đều có những hạn chế nhất định. Cụ thể là ngân hàng không phải chịu trách nhiệm đối với những khoản nợ quá hạn mà mình gây ra nên có thể không thúc đẩy việc cải thiện chất lợng hoạt động ngân hàng. Và sau khi tình hình nợ quá hạn đợc xử lý thì nợ quá hạn khác lại phát sinh. Rõ ràng việc xử lý theo các biện pháp trên chỉ mang tính chất tình thế chứ không giải quyết tận gốc nguyên nhân của vấn đề nợ quá hạn.

Gia hạn nợ là việc Sở giao dịch chấp nhận kéo dài thêm một khoảng thời gian ngoài thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Khi đến hạn trả nợ nếu khách hàng không có khả năng trả nợ do nguyên nhân khách quan gây nên và có văn bản đề nghị gia hạn nợ thì Sở giao dịch xem xét cho gia hạn nợ.

Điều chỉnh kỳ hạn nợ là việc Sở giao dịch thoả thuận về việc thay đổi các kỳ hạn trả nợ đã đợc xác định trong hợp đồng tín dụng. Trong trờng hợp khách hàng không trả nợ vay đúng kỳ hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng do nguyên nhân khách quan và có văn bản đề nghị thì Sở giao dịch xem xét cho điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành xác định lại số lần trả nợ và số tiền mỗi lần trả phù hợp với tình hình thực tế của khách hàng và môi trờng kinh tế. Nếu không đợc điều chỉnh kỳ hạn nợ thì Sở giao dịch chuyển số nợ đến hạn trả của kỳ hạn đó sang nợ quá hạn. Việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ đợc thực hiện đối với các khoản cho vay trung và dài hạn.

Việc đề nghị gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ của khách hàng và việc giải quyết cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ của Sở giao dịch đợc thực hiện trớc khi đến hạn trả nợ.

6.5. Giảm miễn lãi cho khách hàng:

Sở giao dịch giảm, miễn lãi cho khách hàng thực sự có khó khăn về tình hình tài chính do các nguyên nhân khách quan để tạo điều kiên cho bên vay khắc phục khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh và trả đợc nợ vay cho Sở giao dịch.

Việc giảm miễn lãi cho khách hàng nhìn bề ngoài thì có vẻ gây thiệt hại cho Sở giao dịch nhng thực chất nó lại có tác dụng lớn trong việc nâng cao uy tín của Sở giao dịch đối với khách hàng cũng nh tăng thêm khả năng thu hồi nợ quá hạn.

6.6. Thanh lý tài sản thế chấp:

Sau khi đã áp dụng các biện pháp trên mà không thu hồi đợc nợ thì Sở giao dịch thực hiện các biện pháp sau:

- Đối với các khoản nợ quá hạn có tài sản thế chấp, cầm cố:

 Sở giao dịch khuyến khích khách hàng tự bán tài sản, đồng thời giám sát chặt chẽ quá trình bảo quản và bán tài sản của khách hàng để có thể thu hồi đợc nợ ngay khi khách hàng nhận đợc tiền.

 Các tài sản mà Sở giao dịch đã xiết nợ hoặc đợc giãn nợ có đầy đủ hồ sơ và quyền sở hữu hợp pháp thì Sở giao dịch tiến hành làm việc với trung tâm bán đấu giá tài sản để thực hiện việc phát mại tài sản nhằm thu hồi nợ.

 Các tài sản mà Sở giao dịch cha đủ quyền sở hữu hợp pháp thì Sở giao dịch tích cực làm việc với khách hàng, các cơ quan hữu quan để hoàn thành thủ tục theo quy định hiện hành.

- Các trờng hợp tình hình tài chính của khách hàng bình thờng nhng lại cố tình dây da không chịu trả hết nợ cho Sở giao dịch thì sẽ thông báo cho các cấp có thẩm quyền để đôn đốc và dùng các biện pháp cỡng chế để thu nợ.

6.7. Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp:

Trong trờng hợp xử lý các khoản nợ có vấn đề, nếu không thu đủ giá trị của các khoản nợ đó thì ngân hàng có thể sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp lợng thiếu hụt đó. Trờng hợp số tiền dự phòng trích đầu năm không đủ để xử lý rủi ro, Sở giao dịch báo cáo với Ngân hàng Đầu t và Phát triển Trung ơng, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nớc xem xét. Số tiền dự phòng sau khi xử lý rủi ro còn lại tại thời điểm 31/12 hàng năm, Sở giao dịch phải hoàn lại để giảm số tiền dự phòng đã trích. Số tiền thu hồi đợc từ những rủi ro đã đợc xử lý bằng dự phòng rủi ro sau khi trừ các chi phí có liên quan và thuế (nếu có) đợc hạch toán vào thu nhập bất thờng của Sở giao dịch.

Chơng III (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đt&Pt Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 66 - 70)