Nguyên nhân của những tồn tại đó

Một phần của tài liệu Sự khác nhau cơ bản giữa Tố tụng lao động và Tố tụng dân sự (Trang 56 - 59)

2. Những tồn tại và vớng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật tố tụng lao động (trong mối quan hệ với tố tụng dân

2.2. Nguyên nhân của những tồn tại đó

Những tồn tại và vớng mắc nêu trên là do nhiều nguyên nhân khác quan và chủ quan. Trớc hết, chúng ta không thể phủ nhận sự nỗ lực, cố gắng của ngành Toà án. Nhng vì tố tụng lao động là một ngành luật còn non trẻ, án lao động là một loại án phức tạp và việc tiếp xúc giải quyết án lao động còn ít, do đó, nhiều thẩm phán cha nắm vững pháp luật lao động và các văn bản hớng dẫn thi hành, cha có nhiều kinh nghiệm, cho nên một số Toà án rất lúng túng khi áp dụng thủ tục giải quyết các vụ án lao động. Ngay từ khi thụ lý vụ án, nhiều Toà án cha năm chắc quy định của pháp luật nên số vụ án lao động phải đình chỉ và tạm đình chỉ việc giải quyết do vi phạm thủ tục tố tụng chiếm tỷ lệ tơng đối lớn 34,9 %.

Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật còn cha rõ ràng, thậm chí mâu thuẫn nhau, dẫn đến việc hiểu và áp dụng pháp luật không thống nhất ở các địa phơng. Ví dụ, xác định thời điểm để tính thời hiệu giải quyết tranh chấp tại điều 167 Bộ luật lao động và điều 32 PLTTGQCVALĐ là khác nhau. Bộ luật lao động lấy mộc tính thời hiệu giải quyết tranh chấp cá nhân từ “ngày mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm”. Còn pháp lệnh lại tính thời hiệu từ khi “phát sinh tranh chấp” và từ khi “hoà giải không thành”. Khái niệm “tranh chấp lao động” và “thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động” còn chung chung dẫn đến tình trạng xét xử sai thẩm quyền. Điều đặc biệt là quan hệ lao động, tranh chấp lao

động cùng mang tính dân sự hoặc có thể chứa đựng yếu tố dân sự nên nhiều trờng hợp xác định quan hệ có tranh chấp “nhầm lẫn”.

Nhiều thẩm phán chuyên môn xử án dân sự nay chuyển sang xử án lao động nên thờng bị kinh nghiệm xử án dân sự chi phối. ở một số Toà án không có hoặc có ít vụ án lao động, công tác xét xử các vụ án lao động đợc bố trí chung trong Toà án dân sự hoặc Toà kinh tế mà không thành lập Toà lao động. Nh vậy, công tác xét xử các vụ án lao động còn cha đợc quan tâm đúng mức.

2. Kiến nghị

Từ việc nghiên cứu những tồn tại và vớng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật tố tụng lao động, chúng tôi xin đa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện Luật tố tụng lao động, đa Luật tố tụng lao động vào giải quyết các tranh chấp lao động kịp thời, chính xác.

Thứ nhất, ngành Toà án cần bồi dỡng, tập huấn kiến thức về pháp luật lao động và nghiệp vụ xét xử cho đội ngũ thẩm phán, hội thẩm tham gia xét xử án lao động, vì án lao động là một loại án mới, kinh nghiệm xét xử án lao động cha nhiều, tố tụng lao động cha đợc hiểu đúng và thống nhất... để góp phần giải quyết các tranh chấp lao động, thoả mãn yêu cầu của các bên đơng sự, tạo điều kiện ổn định quan hệ sản xuất và phát triển kinh tế, xã hội.

Thứ hai, Toà án cũng cần có văn bản hớng dẫn việc thực hiện Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động. Đặc biệt là những quy định về thủ tục hoà giải nói chung và về những điểm khác biệt của tố tụng lao động so với tố tụng dân sự, tránh hiện tợng đồng nhất, dẫn đến việc áp dụng pháp luật tố tụng lao động không đúng.

Thứ ba, nên sửa đổi điều 10 PLTTGQCVALĐ theo hớng thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân (nh một số ngành luật tố tụng khác) để đảm bảo cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp

lao động, đảm bảo việc giải quyết lợi ích cho các bên đợc đầy đủ, áp dụng thủ tục hoà giải đợc dễ dàng, khả thi.

Sửa lại các quy định về thời hạn xét xử, chuẩn bị xét xử theo hớng nâng cao mức tối đa cho phù hợp yêu cầu của một số vụ án phức tạp, tạo điều kiện cho thẩm phán nghiên cứu hồ sơ vụ án một cách tỷ mỷ, đầy đủ; tránh hiện tợng “xử ép” hoặc vi phạm thời hạn tố tụng.

Về lâu dài, nên pháp điển hoá những quy định về tố tụng có tính dân sự (dân sự, lao động, kinh tế, hôn nhân - gia đình) trong một Bộ luật tố tụng dân sự chung vì có nhiều điểm chung. Tuy nhiên, trong đó phải có những phần riêng hợp lý dành cho tố tụng lao động. Cụ thể, trong Bộ luật tố tụng dân sự không bao hàm phần quy định về đình công và đặc quyết đình công vì đây là một đăc trng riêng của tố tụng lao động.

Kết luận

ớc ta đang trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, trong điều kiện phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, cho phép tồn tại nhiều loại hình doanh nghiệp, quan hệ lao động diễn ra ngày càng phức tạp. Sự ra đời và phát triển của ngành luật tố tụng lao động là cần thiết. Nó trở thành một công cụ quản lý nhà nớc, tạo ra môi trờng bình đẳng giữa ngời lao động và ngời sử dụng lao động. Họ đều đợc pháp luật tạo điều kiện để có quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi và phải thực hiện nghĩa vụ luật định.

N

Trong phạm vi đề tài này, tôi không có tham vọng nghiên cứu tổng thể luật tố tụng lao động- một ngành luật còn mới mẻ, mà tôi chỉ phân tích những điểm khác nhau cơ bản giữa tố tụng lao động và tố tụng dân sự nhằm có cách nhìn, cách hiểu tố tụng lao động đúng với bản chất, vai trò của nó để từ đó áp dụng pháp luật hình thức đúng đắn trong việc giải quyết các tranh chấp lao động.

Xuất phát từ quan hệ pháp luật khác nhau mà tồn tại những ngành luật tố tụng khác nhau. Theo luật hiện hành, chúng ta thấy tố tụng lao động khác tố tụng dân sự ở một số điểm cơ bản. Những điểm khác nhau này xuất phát từ đặc điểm của quan hệ lao động, ảnh hởng của nó đối với xã hội... Tuy nhiên, giữa chúng vẫn có sự t- ơng đồng vì quan hệ lao động cũng chứa đựng những yếu tố dân sự. Do đó, việc hiểu và phân biệt đợc những điểm khác nhau này không phải là vấn đề hoàn toàn dễ dàng. Vì nó liên quan đến việc áp dụng luật nội dung và quy định về quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp. Vì vậy, các nhà áp dụng pháp luật cần phải có kiến thức pháp lý và nghiệp vụ xét xử vững vàng, hiểu và vận dụng tốt các qui định của luật nội dung trong việc giải quyết các loại tranh chấp lao động./.

Một phần của tài liệu Sự khác nhau cơ bản giữa Tố tụng lao động và Tố tụng dân sự (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w