Thành phần hội đồng xét xử phiên toà sơ thẩm

Một phần của tài liệu Sự khác nhau cơ bản giữa Tố tụng lao động và Tố tụng dân sự (Trang 31 - 33)

2. Những điểm khác nhau cơ bản giữa tố tụng lao động và tố tụng dân sự

2.4. Thành phần hội đồng xét xử phiên toà sơ thẩm

Khoản 1, điều 16 PLTTGQCVADS quy định: “Thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc sơ thẩm đồng thời chung thẩm gồm một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân”.

Trong khi đó, khoản 1 điều 16 PLTTGQCVALĐ quy định: “Hội đồng xét xử gồm hai thẩm phán và một hội thẩm”.

Tại sao lại có sự khác nhau trong cơ cấu thành phần hội đồng xét xử trong khi việc xét xử các tranh chấp lao động và dân sự đều tuân theo nguyên tắc khi xét xử

thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thẩm phán và hội thẩm nhân dân ngang quyền...?

Thẩm phán là ngời đợc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của toà án (khoản 1, điều 1 Pháp lệnh về phẩm phán và hội thẩm toà án nhân dân).

Hội thẩm là ngời đợc bầu hoặc cử theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của toà án. (khoản 2, điều 1 Pháp lệnh về thẩm phán và hội thẩm nhân dân).

Nh vậy, một ngời muốn trở thành thẩm phán thì phải đảm bảo những tiêu chuẩn nhất định và phải có trình độ pháp lý. Hội thẩm nhân dân thờng là ngời có uy tín ở địa phơng, những thành viên của tổ chức xã hội, công nhân viên chức nhà nớc, quân nhân... chỉ đợc bồi dỡng về nghiệp vụ chứ không qua trờng lớp đào tạo chuyên nghiệp về luật học. Nói cách khác, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của thẩm phán hơn hẳn hội thẩm nhân dân, bởi vì thẩm phán là ngời hoạt động chuyên trách còn hội thẩm nhân dân là ngời hoạt động kiêm nhiệm.

Trong khi đó đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự và quan hệ pháp luật lao động là khác nhau, yêu cầu xét xử đặt ra cũng khác nhau. Mặc dù, quan hệ lao động và tranh chấp lao động cũng có yếu tố dân sự nhng về mặt bản chất nó là một loại “quan hệ dân sự đặc biệt”. Quan hệ lao động chủ yếu diễn ra giữa ngời lao động và ngời sử dụng lao động trên cơ sở hợp đồng lao động. Do vậy, việc xét xử các tranh chấp đòi hỏi những thẩm phán có trình độ chuyên môn cao, giải quyết án kịp thời, tránh trờng hợp kéo dài gây ảnh hởng đến các quan hệ xã hội khác. Quan hệ lao động là một quan hệ rất “nhạy cảm”. Sự gián đoạn của quan hệ này có thể làm ảnh hởng đến sự phát triển bình thờng của cả nền kinh tế - xã hội. Tại thời điểm xây dựng PLTTGQCVALĐ, tranh chấp lao động là một loại tranh chấp mới,

việc giải quyết quyền và lợi ích của các bên rất phức tạp nên đòi hỏi những ngời có trình độ pháp lý cao.

Ngợc lại, quan hệ pháp luật dân sự là quan hệ đa dạng, phức tạp. Nó bao gồm quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phi tài sản. Yếu tố “tài sản” và “nhân thân phi tài sản” bị chi phối bởi nhiều quan hệ xã hội khác nhau.

Các tranh chấp dân sự phát sinh từ các mâu thuẫn có thể là rất nhỏ nhặt trong đời sống dân sinh thờng ngày, cho nên chỉ những ngời hiểu dân, gắn bó với dân mới có thể giải quyết tốt mâu thuẫn của dân, làm thoả mãn lòng dân. Chế định hội thẩm thoả mãn yêu cầu này vì hội thẩm nhân dân là ngời gần gũi, hiểu biết về tâm t, tình cảm, cuộc sống của các đơng sự, thể hiện ý chí của nhân dân nên có thể đa đợc các t tởng, suy nghĩ của quần chúng vào quá trình xét xử. Nhờ vậy mà việc xét xử đạt hiệu quả cao hơn.

Chính vì vậy mà các nhà làm luật đa ra những quy định khác nhau về thành phần hội đồng xét xử ở phiên toà sơ thẩm vụ án lao động và vụ án dân sự. Về quy định này còn nhiều ý kiến khác nhau, song xu hớng nâng cao tỷ lệ thành viên chuyên trách công tác xét xử đã đợc thực hiện trong những năm gần đây nhằm đảm bảo việc xét xử đợc chính xác hơn, nhanh gọn hơn phù hợp với yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp lao động. Quy định này cũng không ảnh hởng đến việc bảo đảm tính nhân dân trong hoạt động xét xử của toà án. Bởi vì, quá trình xét xử, thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Khi thảo luận và quyết định về vụ án hội thẩm vẫn đợc quyền bảo lu ý kiến của mình.

Một phần của tài liệu Sự khác nhau cơ bản giữa Tố tụng lao động và Tố tụng dân sự (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w