Đối tợng và phơng pháp tính giá thành

Một phần của tài liệu “Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường công tác quản trị Doanh nghiệp ở Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam” (Trang 25 - 29)

V. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong

4.Đối tợng và phơng pháp tính giá thành

4.1. Đối tợng tính giá thành.

Xác định đối tợng tính giá thành là công việc đầu tiên cần thiết trong toàn bộ công việc tính giá thành của kế toán. Trong các Doanh nghiệp sản xuất, đối tợng tính giá thành là kết quả sản xuất thu đợc từ những sản phẩm, công việc nhất định đã hoàn thành, cần thiết tính đợc tổng giá thành và giá thành đơn vị. Việc xác định đối tợng tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm, yêu cầu trình độ hạch toán và quản lý kinh tế của Doanh nghiệp.

Về đơn vị tính giá thành là đơn vị tính đợc thừa nhận phổ biến trong nền kinh tế quốc dân, phù hợp với tính chất lý hoá của sản phẩm. Đơn vị tính giá thành thực tế phải tơng ứng với đơn vị tính đã ghi trên kế hoạch giá thành sản phẩm của Doanh nghiệp. Trên cơ sở đối tợng tính giá thành đã xác định đợc phải căn cứ vào chu kỳ sản xuất sản phẩm đặc điểm tổ chức sản xuất, tính chất sản phẩm mà xác định kỳ tính giá thành, để cung cấp số liệu về giá thành sản phẩm một cách kịp thời phục vụ cho công tác quản lý Doanh nghiệp.

Kỳ tính giá thành là kỳbộ phận kế toán cần tiến hành công việc tính giá thành cho từng đối tợng giá thành. Xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức công tác tính giá thành đợc khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu về giá thành thực tế đợc kịp thời, phát huy đầy đủ chức năng Giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của kế toán.

Thông thờng, Doanh nghiệp sản xuất với khối lợng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục thì kỳ giá thành thích hợp hàng tháng và thời điểm cuối tháng. Nếu Doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc, hoạch hàng loạt theo từng đơn đặt

hàng của khách hàng, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm hoặc loại sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất của sản phẩm hoặc loại sản phẩm đó thì kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm kết thúc chu kỳ sản xuất, sản phẩm hoặc loại sản phẩm đã hoàn thành.

2.2. Phân biệt đối tợng hạch toán chi phí sản xuất và đối tợng tính giá thành.

Giữa hạch toán chi phí sản xuất và giá thành có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Hạch toán chi phí sản xuất ngoài việc phục vụ quá trình sản xuất, phải đáp ứng tối đa những đòi hỏi của phơng pháp tính giá thành. Tuy nhiên hạch toán chi phí sản xuất ngoài việc phục vụ trực tiếp cho lãnh đạo nghiệp vụ cho quá trình sản xuất cha phải là mục tiêu của phơng pháp tính giá thành, nó chỉ là cơ sở, phơng tiện, là một giai đoạn đầu tiên của tính giá thành. Điều đó có thể giải thích từ chính bản chất của chỉ tiêu của tính giá thành là sự xác định về lợng trong mối quan hệ, về chất giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu đợc. Hạch toán chi phí sản xuất dù đầy đủ và chi tiết đến đâu cũng chỉ phản ánh đợc một mặt của quan hệ này, mặt chi ra của quá trình sản xuất. Hơn nữa dù chi tiết đến đâu, hạch toán chi phí sản xuất cũng không thể đáp ứng đầy đủ mọi đòi hỏi của phơng pháp tính giá thành. Vì vậy ngoài hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành phải vận dụng các phơng pháp kỹ thuật nhằm nêu ra chính xác nhất quan hệ giữa chi phí và kết quả của từng hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể.

Quá trình hạch toán chi phí sản xuất đợc chia làm hai giai đoạn nh trên là do có sự khác nhau cơ bản giữa đối tợng hạch toán chi phí sản xuất và đối tợng tính giá thành. Bởi vậy, nếu không phân biệt hai loại đối tợng này thì không thể xác định một cách đúng đắn mục đích và giới hạn của việc kiểm tra chi phí sản xuất theo nơi phát sinh và theo ý nghĩa của việc sử dụng chi phí, không cho phép kiểm tra nhiệm vụ hạ giá thành... từ đó có biện pháp giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Đối tợng tính giá thành có nội dung khác với đối tợng tính chi phí. Đối tợng của chi phí sản xuất là căn cứ để mở các tải khoản, các sổ kế toán chi tiết, tổ chức công tác ghi chép ban đầu, tập hợp số liệu chi phí sản xuất theo từng đối tợng. Còn việc xác định đối tợng tính giá thành lại là căn cứ để kế toán lập bảng chi tiết giá thành và tổ chức công tác tính giá thành theo từng đối tợng.

Nh vậy, tuy đối tợng hạch toán chi phí sản xuất và đối tợng tính giá thành có sự khác nhau về nội dung, nhng chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau xuất phát từ mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Mối quan hệ đó đợc thể hiện ở việc sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp đợc để xác định đợc giá trị chuyển dịch của các yếu tố chi phí sản xuất vào các đối tợng tính giá thành. Ngoài ra một đối tợng kế toán chi phí sản xuất có thể bao gồm nhiều đối tợng hạch toán chi phí tơng ứng.

Tuy nhiên về bản chất chúng đều là những phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí theo đó và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích, kiểm tra chi phí và giá thành nhằm có biện pháp nâng cao công tác quản trị Doanh nghiệp. Mặt khác cũng do mối quan hệ giữa đối tợng hạch toán chi phí sản xuất và đối tợng tính giá thành có nhiều điểm giống và khác nhau nên khi hạch toán chúng ta phải áp dụng nhiều phơng pháp tính toán khác nhau cho phù hợp.

2.3. Phơng pháp tính giá thành sản phẩm.

Chi phí sản xuất đã đợc tập hợp là cơ sở để bộ phận kế toán tính giá thành thực tế của sản phẩm đã hoàn thành. Việc tính giá thành chính xác giúp cho việc xác định và đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, giúp cho các nhà lãnh đạo, quản trị Doanh nghiệp có những giải pháp kịp thời để mở rộng hay thu hẹp sản xuất để đầu t vào mặt hàng sản phẩm nào.

Phơng pháp tính giá thành sản phẩm là phơng pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ để tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị theo từng khoản mục chi phí quy định cho các đối tợng tính giá thành.

Sau đây là phơng pháp tính giá thành sản phẩm đợc áp dụng trong các Doanh nghiệp:

- Phơng pháp trực tiếp:

Phơng pháp này đợc áp dụng trong các Doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lợng mặt hàng ít, chu kỳ sản xuất ngắn. Giá thành đơn vị sản phẩm theo phơng pháp này đợc xác định bằng cách trực tiếp lấy tổng số chi phí sản xuất tập hợp đợc chia cho số lợng sản phẩm hoàn thành.

- Phơng pháp hệ số:

Phơng pháp này thờng đợc áp dụng ở các Doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất thu đợc nhiều loại sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp

riêng cho từng loại sản phẩm đợc căn cứ vào mối quan hệ chi phí giữa các loại sản phẩm để xác định hệ số từ đó quy về một loại sản phẩm gốc để tính giá thành.

- Phơng pháp tỷ lệ:

Phơng pháp này đợc áp dụng ở những Doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách sản phẩm khác nhau. Do đó chi phí sản xuất đợc tập hợp theo nhóm sản phẩm cùng loại và giá thành của từng loại sản phẩm đợc xác định bằng ph- ơng pháp tỷ lệ nh tỷ lệ với giá thành kế hoạch, giá thành định mức.

- Phơng pháp loại trừ sản phẩm phụ.

Phơng pháp này đợc áp dụng trong các Doanh nghiệp mà cùng với việc sản xuất ra những sản phẩm chính còn tạo ra những sản phẩm phụ. Những sản phẩm phụ này không phải là mục đích kinh doanh của Doanh nghiệp. Vì vậy, để tính giá thành sản phẩm chính phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ.

- Phơng pháp liên hợp:

Phơng pháp này đợc áp dụng trong các Doanh nghiệp có quy mô công nghệ và tính chất sản phẩm phức tạp, đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phơng pháp tính giá thành khác nhau.

Trong các Doanh nghiệp sản xuất, giá thành sản phẩm phải đợc tính theo các khoản mục quy định sau:

- Chi phí NVL trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung

Nhà nớc quy định thống nhát cho các Doanh nghiệp ba khoản mục tính giá thành nhng tuỳ theo yêu cầu quản trị Doanh nghiệp mà các Doanh nghiệp có thể chi tiết các khoản mục để phục vụ thiết thực cho các chủ Doanh nghiệp trong việc phân tích, đánh giá mức độ ảnh hởng của các nhân tố, các khoản chi phí chi tiết hơn tới giá thành sản phẩm.

Số liệu, kết quả tính giá thành phải đợc phản ánh trên các bảng biểu tính giá thành để có thể thực hiện đợc nội dung và phơng pháp mà Doanh nghiệp đang áp dụng.

3. Tổ chức hệ thống sổ sách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Tuỳ hình thức tổ chức sổ vận dụng ở Doanh nghiệp mà việc hạch toán chi phí sản xuất đợc thực hiện trên các hệ thống sổ sách khác nhau. Mỗi hình thức có những u điểm, nhợc điểm riêng, có những điều kiện áp dụng cụ thể về năng lực và trình độ tổ chức quản lý. Do vậy mỗi Doanh nghiệp cần phải căn cứ vào đặc điểm hạch toán kinh tế của mình để lựa chọ một hình thức sổ kế toán phù hợp nhất.

3.1 Hình thức sổ kế toán – nhật ký – chứng từ.

Theo hình thức này, số liệu trên các chứng từ gốc phản ánh phát sinh đợc ghi vào cuối các NKCT 1,2,3,4,5,6, các bảng phân bổ số 1,2,3 các bảng kê số 3.4.5.6. Cuối kỳ hạch toán trên cơ sở các NKCT, các bảng phân bổ và bảng kê số liệu đợc ghi vào NKCT số 7 và ghi vào sổ cái.

Theo hình thức này mọi Doanh nghiệp phát sinh đều phải căn cứ vào chứng từ gốc lập chứng từ ghi sổ trứơc khi sổ kế toán, ghi theo trình tự thời gian vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Những loại chi phí cần hạch toán chi tiết thì vào sổ hạch toán chi tiết. Cuối kỳ hạch toán, số liệu trên các chứng từ ghi sổ đợc ghi vào sổ cái.

3.3. Hình thức sổ kế toán – nhật ký chung.

Theo hình thức này mọi Doanh nghiệp kinh tế phát sinh đều ghi vào sổ nhật ký mà trọng tâm là sổ nhật ký chung theo thứ tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó. Các loại chi phí cần hạch toán chi tiết thì đợc ghi vào sổ chi tiết. Cuối kỳ hạch toán lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi vào sổ cái từng nghiệp vụ phát sinh.

3.4. Hình thức sổ kế toán – nhật ký sổ cái.

Theo hình thức này các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đợc kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo TK kế toán ) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp chung nhất là sổ nhật ký sổ cái. Căn cứ để ghi vào sổ nhật ký sổ cái là các chứng từ gốc.

Phần II: Tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Doanh

nghiệp t nhân Hoa Nam

Một phần của tài liệu “Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường công tác quản trị Doanh nghiệp ở Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam” (Trang 25 - 29)